img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Kiến thức trọng tâm bảng nhân 7 lớp 3

Tác giả Minh Châu 16:59 22/04/2020 37,239 Tag Lớp 3

Ở các bài học trước, Vuihoc.vn đã chia sẻ các kiến thức về bảng nhân từ 2 đến 6 trong phạm vi 10. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bảng nhân 7 lớp 3.

Kiến thức trọng tâm bảng nhân 7 lớp 3
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Bảng nhân 7 lớp 3 là một bài học quan trọng trong chương trình học tiểu học. Sau bài học này, trẻ sẽ nắm được cách tạo lập, ghi nhớ và hiểu cách làm các bài tập liên quan đến bảng nhân 7.

1. Hướng dẫn lập bảng nhân 7 lớp 3

Bảng nhân 7 lớp 3 được thành lập dựa trên phép cộng thêm nhiều lần số 7.

Ví dụ:

  • Cộng 2 lần số 7 ta được: 7 + 7 = 14 hay 7 x 2 = 14

  • Cộng 3 lần số 7 ta được: 7 + 7 + 7 = 21 hay 7 x 3 = 21

  • Cộng 4  lần số 7 ta được: 7 + 7 + 7 + 7 =28 hay 7 x 4 = 28

  • Cộng 5 lần số 7 ta được: 7 + 7 + 7 + 7 + 7 = 35 hay 7 x 5 = 35

Cách thành lập bảng nhân 7

Như vậy, bảng nhân 7 được phát triển từ phép cộng:

Bảng nhân 7

Lưu ý: 7 x 0 = 0

2. Cách học thuộc lòng bảng nhân 7

Để học thuộc bảng nhân 7, trẻ có thể luyện tập bằng cách sau:

Cách ghi nhớ bảng nhân 7

3. Bài tập thực hành bảng nhân 7

3.1. Dạng 1: Tính nhẩm

3.1.1. Cách làm dạng bài tính nhẩm

Dựa vào kiến thức về bảng nhân 7 và tính chất: Tích của phép nhân 7 với số liền sau sẽ bằng tích của phép nhân 7 với số liền trước cộng thêm 7 để tính nhẩm.

3.1.2. Đề bài 

a) 7 x 2 = ?

b) 7 x 4= ?

c) 7 x 6 = ?

d) 7 x 0 = ?

3.1.3. Đáp án

a) 7 x 2 = 14

b) 7 x 4= 28

c) 7 x 6 = 42

d) 7 x 0 = 0

3.2. Dạng 2: Tìm giá trị biểu thức

3.2.1. Cách làm: 

  • Thực hiện quy tắc nhân chia trước cộng trừ sau và thực hiện từ trái qua phải.

  • Đối với các biểu thức có chứa dấu ngoặc, cần thực hiện phép tính trong ngoặc trước.

3.2.2. Đề bài

Bài 1: Tính giá trị biểu thức

a) 7 x 7 + 190

b) 230 - 7 x 8

c) 7 x 8 + 7 x 5

d) 600 - 7 x 4

Bài 2: Tính giá trị biểu thức

a) 7 x 8 - 7 x 5

b) 140 - 7 x 9 + 60

c) 240 + 7 x 4 - 55

d) 199 - 7 x 7 - 50

3.2.3. Đáp án

Bài 1:

a) 7 x 7 + 190

= 49 + 190

= 239

b) 230 - 7 x 8

= 230 - 56

= 174

c) 7 x 8 + 7 x 5

= 56 + 35

= 91

d) 600 - 7 x 4

= 600 - 28

= 572

Bài 2:

a) 7 x 8 - 7 x 5

= 56 - 35

= 21

b) 140 - 7 x 9 + 60

= 140 - 63 + 60

= 77 + 60

= 137

c) 240 + 7 x 7 - 55

= 240 + 49 - 55

= 289 - 55

= 234

d) 199 - 7 x 7 - 50

= 199 - 49 - 50

= 150 - 50

= 100

3.3. Dạng 3: So sánh giá trị biểu thức

3.3.1. Cách làm dạng toán so sánh giá trị biểu thức

Thực hiện tính giá trị biểu thức ở 2 vế so sánh và điền dấu so sánh thích hợp. 

Lưu ý so sánh trong bảng nhân 7

3.3.2. Đề bài 

Bài 1: Điền dấu =; <; > thích hợp vào chỗ trống:

a) 7 x 1 … 7 x 3

b) 7 x 4 … 7 x 6

c) 7 x 7  … 7 x 10

d) 7 x 6 … 7 x 8

Bài 2: Điền dấu =; <; > thích hợp vào chỗ trống:

a)  121 - 7 x 6 … 120 + 7 x 7

b)  250 + 7 x 4 … 142 - 7 x 3

c) 80 + 7 x 8 - 35 … 180 - 7 x 4 + 40

d) 220 - 7 x 2 - 57… 300 + 7 x 3 + 55

3.3.3. Đáp án

Bài 1:

a) Ta có:

1 < 3  nên 7 x 1 < 7 x 3

b) Ta có:

4  < 6 nên 7 x 4 < 7 x 6

c) Ta có: 

7 < 10 nên 7 x 7 < 7 x 10

d) Ta có:

6 < 8 nên  7 x 6 < 7 x 8

Bài 2:

a) Ta có:

121 - 7 x 6

= 121 - 42

= 79

120 + 7 x 7

= 120 + 49

= 169

Vì 79  < 169 nên 121 - 7 x 6 < 120 + 7 x 7

b) Ta có:

250 + 7 x 4

= 250 + 28

= 278

142 - 7 x 3

= 142 - 21

= 121

Vì 278 > 121 nên  250 + 7 x 4 > 142 - 7 x 3

c) Ta có:

80 + 7 x 8 - 35 

= 80 + 56 - 35

= 136 - 35

= 101

180 - 7 x 4 + 40

= 180 - 28 + 40

= 152 + 40

= 192

Vì 101 < 192 nên 80 + 7 x 8 - 35 < 180 - 7 x 4 + 40

d) Ta có:

 220 - 7 x 2 - 57

= 220 - 14 - 57

= 106 - 57

= 49

300 + 7 x 3 + 55

= 300 + 21 + 55 

= 321 + 55

= 376

Vì 49 < 376  nên 220 - 7 x 2 - 57 < 300 + 7 x 3 + 55

3.4. Dạng 4: Tìm ẩn

3.4.1. Cách làm dạng toán tìm ẩn

Dựa vào các quy tắc sau và kiến thức về bảng nhân 7 lớp 3 để giải:

  • Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

  • Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia

  • Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương

3.4.2. Đề bài

Tìm y

a) y : 7 = 6

b) y : 7 = 1

c) y : 7 = 8

d) y : 7 = 3

3.4.3. Đáp án

a) 

y : 7 = 6

y = 6 x 7

y = 42

b) 

y : 7 = 1

y = 7 x 1 

y = 7

c) 

y : 7 = 8

y = 7 x 8

y = 56

d) 

y : 7 = 3

y = 7 x 3

y = 21

3.5. Dạng 5: Toán có lời văn.

3.5.1. Cách làm dạng toán có lời văn

  • Bước 1: Đọc và phân tích dữ liệu bài toán.

  • Bước 2: Tóm tắt bài toán.

  • Bước 3: Thực hiện phép tính phù hợp.

  • Bước 4: Trình bày bài giải và kiểm tra lại.

3.5.2. Đề bài

Bài 1: Trong giờ chào cờ, cô giáo chia lớp 3B thành 3 hàng, mỗi hàng 7 bạn học sinh, hỏi lớp 3B có bao nhiêu học sinh?

Bài 2: Mẹ lấy gạo 7 lần, mỗi lần 10kg, hỏi mẹ đã lấy bao nhiêu kg gạo?

Bài 3: Nam có 7 viên bi. Số Bi của Quân gấp 3 lần số bi của Nam. Hỏi tổng số bi của 2 bạn là bao nhiêu?

3.5.3. Đáp án

Bài 1:

Lớp 3B có số học sinh là:

7 x 3 = 21 (học sinh)

Đáp số: 21 học sinh 

Bài 2:

Mẹ đã lấy số gạo là:

7 x 10 = 70 (kg)

Đáp số: 70 kg

Bài 3:

Quân có số bi là:

7 x 3 = 21 (viên bi)

Tổng số bi của 2 bạn là:

7 + 21 = 28 (viên bi)

Đáp số: 28 viên bi

Trên đây là tất cả kiến thức về bảng nhân 7 lớp 3 để các bậc phụ huynh tham khảo. Ngoài ra, các phụ huynh có thể tham khảo bài giảng tại Vuihoc.vn để giúp con học tập hiệu quả hơn.


 

| đánh giá
Hotline: 0987810990