Cập nhật - 13 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh thi THPT Quốc gia 2023 (Phần 1)
Ngữ pháp tiếng Anh thi THPT Quốc gia luôn là phần vô cùng quan trọng đối với các em học sinh tham gia kỳ thi này. VUIHOC có tổng cộng 13 chuyên đề ngữ pháp, tuy nhiên bài viết này sẽ tập trung về 6 dạng đầu tiên. Các em cùng theo dõi các phần ngữ pháp này để có thể nắm chắc kiến thức và áp dụng được vào bài thi của mình nhé!
1. Chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT Tiếng Anh số 1: Tenses - Các thì trong tiếng Anh
1.1. Nhóm thì hiện tại
1.1.1. Hiện tại đơn
a) Cách dùng
- Mô tả một điều, một thói quen diễn ra một cách liên tục ở hiện tại
Ex: He gets up early every morning.
- Việc đó diễn ra thường xuyên đến mức nào (tuần 1 lần, tuần 2 lần, vv)
Ex: I often go to the restaurant twice a week.
- Diễn tả một chân lý, một sự thật hiển nhiên
Ex: The sun rises in the east.
Paris is the capital of France
- Nghĩa ở tương lai: kế hoạch hoặc chương trình được sắp đặt sẵn theo thời gian biểu hoặc trong tương lai
Ex: The plane takes off at 3 p.m this afternoon.
Our Chinese class starts at 6:30 pm.
b) Công thức
- Chủ ngữ nếu là ngôi số 1, 2 hoặc 3 ở dạng số nhiều (I, we, you, they), sử dụng động từ ở dạng nguyên mẫu.
- Chủ ngữ nếu là ngôi thứ 3 ở dạng số ít (she, he, it), thêm -s hoặc -es vào sau động từ thường.
- Với động từ to be: chia am/is/are theo từng ngôi sao cho phù hợp.
c) Dấu hiệu nhận biết
Trong câu xuất hiện các trạng từ chỉ tần suất sau:
- always
- usually
- often
- every day
- seldom
- sometimes
- never
- first ... then
1.1.2. Hiện tại tiếp diễn
a) Cách dùng
- Mô tả một việc đang diễn ra vào đúng thời điểm đang nói
Ex: She is crying in her bedroom.
Our father is cooking.
- Mang nghĩa phàn nàn: kết hợp với "always" nhằm diễn đạt ý kiến phàn nàn về một hành động nào đó xảy ra lặp đi, lặp lại.
Ex: He is always forgetting his book at home.
That employee is always missing deadlines.
- Mang nghĩa tương lai: khi đã đưa ra quyết định và sắp xếp để làm việc gì đó (trong một ngày hay một kế hoạch gì đó cố định)
Ex: We’re working overtime this Friday. (Chúng tôi sẽ tăng ca vào thứ Sáu này)
We are having a staff meeting next Monday (= đã có lịch với cuộc họp vào sáng thứ 2 sắp tới)
b) Công thức
to be (am / is / are) + V_ing
c) Dấu hiệu
Trong câu xuất hiện các cụm từ sau:
- now
- at the present
- at the moment
- Look!
- right now
- Listen!
1.1.3. Hiện tại hoàn thành
a) Cách dùng
- Diễn tả một hành động đã xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn kéo dài đến thời điểm hiện tại
Ex: His younger sister has played tennis since 1998.
- Diễn tả một hành động diễn ra trong quá khứ nhưng không biết rõ thời gian xảy ra.
Ex: She has lost her bag.
We have bought a new book.
- Diễn tả một hành động xảy ra lặp đi lặp lại ở trong quá khứ (tính tới thời điểm hiện tại)
Ex: We have been to Hanoi 3 times.
b) Công thức
have / has + V_ed/V3
c) Dấu hiệu
Trong câu thường xuất hiện những từ/ cụm từ sau:
- just
- yet
- already
- never
- ever
- since
- so far
- up to now
- for
- recently
1.1.4. Hiện tại hoàn thành tiếp diễn
a) Cách dùng
- Sử dụng để nhấn mạnh một hành động diễn ra liên tục từ quá khứ cho đến hiện tại
Ex: I have been learning English for 5 years.
My children have been studying since 8 a.m.
b) Công thức
have / has + been + V_ing
c) Dấu hiệu
Trong câu thường xuất hiện những từ/ cụm từ sau:
-
all day
-
the whole day
-
for
-
how long
-
since
1.2. Nhóm thì quá khứ
1.2.1. Quá khứ đơn
a) Cách dùng
- Mô tả một hành động diễn ra ở trong quá khứ và dường như luôn xuất hiện một trạng từ chỉ thời gian ở trong quá khứ.
Ex: Where were you yesterday morning?
My younger sister graduated 2 years ago.
I went to the “Trang Quynh” movie with my boyfriend 3 days ago
b) Công thức
- Với động từ dạng thường: sử dụng V_ed hoặc có thể là V2 nếu đó là một động từ bất quy tắc
- Với to_be: sử dụng was (với chủ ngữ là I, he, she, it) hoặc were (với chủ ngữ là you, they, we)
c) Dấu hiệu
Trong câu thường xuất hiện những từ/ cụm từ sau:
-
last ...
-
in + năm ở quá khứ
-
... ago
-
yesterday
1.2.2. Quá khứ tiếp diễn
a) Cách dùng
- Diễn tả một hành động xảy ra đồng thời với một hành động khác đang xảy đến
Ex: When the phone rang, my mother was cooking.
This morning, I was reading a newspaper while my younger sister was finding her phone.
- Diễn tả một hành động xảy ra ngay tại 1 thời điểm nào đó trong quá khứ.
Ex: He was doing his homework at 9 last night.
At 10am this morning, we were preparing for this meeting.
She was watching TV at 8 o’clock last night.
b) Công thức
was / were + V_ing
c) Dấu hiệu
Trong câu thường xuất hiện những từ/ cụm từ sau:
-
While
-
at 9:00 last night
-
at that very moment
-
....
2.1.3. Quá khứ hoàn thành
a) Cách dùng
- Mô tả một hành động diễn ra trước một hành động khác nào đó cũng xảy ra trong quá khứ: hành động diễn ra sau sử dụng thì Quá khứ Đơn, hành động diễn ra trước sử dụng thì Quá khứ Hoàn thành.
Ex: Before he went to bed, he had finished his homework.
Thành had done all my homework before 11 p.m yesterday
- Thì Hiện tại Hoàn thành ở quá khứ
Ex: Kristine had never been to an opera before last night.
b) Công thức
had + V_ed/V3
c) Dấu hiệu
Trong câu thường xuất hiện những từ/ cụm từ sau:
-
already
-
never
-
just
-
...
1.2.4. Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
a) Cách dùng
- Dùng để nhấn mạnh tính liên tục của một hành động xảy ra trong quá khứ, ta sử dụng thì Quá khứ Hoàn thành tiếp diễn
Ex: I had been waiting for an hour before the plane took off.
After they had been studying for 3 hours straight, they felt quite tired.
b) Công thức
had + been + V_ing
c) Dấu hiệu
Trong câu thường xuất hiện những từ/ cụm từ sau:
-
how long
-
for
-
since
1.3. Nhóm thì tương lai
1.3.1. Tương lai đơn
*Với "Will"
a) Cách dùng
- Dùng để dự đoán (không có một cơ sở nào) về một sự việc sẽ xảy ra ở trong tương lai
Ex: I think it will rain.
I think that she will get promoted soon.
- Sử dụng để mô tả một quyết định được đưa ra ngay ở thời điểm nói
Ex: Wow, this juice tastes so good! I will buy it.
We will go to the cinema tonight.
b) Công thức
will + bare_inf
c) Dấu hiệu
Trong câu thường xuất hiện những từ/ cụm từ sau:
-
tomorrow
-
in the future
-
next week / month / year
-
soon
*Với "Be going to":
a) Cách dùng
- Mô tả một dự đoán (có căn cứ) về một sự việc nào đó sẽ xảy ra trong tương lai
Ex: Look! The sky is grey. It is going to rain soon.
Look at those storm clouds. It looks like it is going to rain any minute now
- Mô tả một dự tính hoặc một quyết định đã đưa ra trước thời điểm đó
Ex: As discussed, we are going to watch this movie tonight.
My parents are going to visit Spain next month
b) Công thức
am / is / are + going + to_inf
1.3.2. Tương lai tiếp diễn
a) Cách dùng
- Mô tả một hành động diễn ra ở một thời điểm nào đó trong tương lai.
Ex: At 9 am tomorrow, I will be taking an exam.
Their parents will be buying a new car next February.
You will be waiting for her when her plane arrives tonight.
b) Công thức
will + be + V_ing
1.3.3. Tương lai hoàn thành
a) Cách dùng
- Diễn tả một hành động diễn ra trước một hành động khác ở trong tương lai. Cả 2 hành động đó đều xảy ra ở tương lai.
Ex: By next November, I will have received my promotion.
I will have made the meal ready before the time you come tomorrow.
By the time I finish this course, I will have taken ten tests.
b) Công thức
will + have + V_ed/V3
c) Dấu hiệu
Trong câu thường xuất hiện những từ/ cụm từ sau: by + (thời điểm ở trong tương lai)
1.3.4. Tương lai hoàn thành tiếp diễn
a) Cách dùng
Dùng để nhấn mạnh tính liên tục của một hành động xảy ra ở thì Tương lai hoàn thành
Ex: How long will you have been studying when you graduate?
We will have been living in this house for 10 years by next month.
b) Công thức
will + have + been + V_ing
2. Chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh số 2 Gerund and infinitive – Các dạng thức của động từ
2.1. Định nghĩa
-
Gerund (còn gọi là danh động từ) là những từ vựng với cấu trúc như một động từ nhưng lại mang chức năng của một danh từ. Hiểu đơn giản hơn, danh động từ chính là một động từ thêm -ing vào sau để biến thành danh từ.
-
Infinitive (hay còn gọi là động từ nguyên mẫu) là thể đơn giản nhất của động từ. Trong đó thì động từ nguyên mẫu được chia làm 2 loại là loại có “to” và loại không “to”.
2.2. Quy tắc sử dụng
- Gerund (danh động từ) có thể sử dụng như một chủ ngữ trong câu
Nếu các em muốn đặt một động từ vào vị trí một chủ ngữ trong câu, hãy sử dụng hình thức là danh động từ (gerund).
Ex: Learning maths is so much fun
Running is my favorite activity.
- Gerund và Infinitive đều có thể trở thành tân ngữ
Khi đi với một số động từ, cả Gerund (danh động từ) và Infinitive (động từ nguyên mẫu) đều có thể trở thành tân ngữ. Trong trường hợp như vậy, các em cần ghi nhớ chính xác động từ nào sẽ đi với danh động từ và động từ nào đi cùng với động từ nguyên mẫu để sử dụng một cách chính xác.
- Động từ đi kèm theo Infinitive (V + to V): Agree, promise, deserve, decide, expect, seem, hope, learn, wait, need, offer, plan, want.
Ex: I agree to go with him.
We decided to finish our work today.
For all those things, she deserves to be respected.
- Động từ đi kèm với Gerund (V+ V-ing): Admit, recommend, avoid, deny, advice, involve, mention, risk, consider, suggest.
Ex: I avoid asking him about his wife.
She recommends eating this dish.
We are considering buying a new car.
- Gerund và Infinitive có thể được sử dụng đằng sau một số tính từ
- Infinitive cũng có thể được sử dụng đằng sau tính từ nhằm làm rõ nghĩa của tính từ đó.
Ex: It would be worth giving it a try.
You are so nice to help her.
- Chỉ có Infinitive được sử dụng phía sau tân ngữ chỉ người
Đối với quy tắc dành cho Gerund và Infinitive thì chỉ có Infinitive được sử dụng phía sau tân ngữ chỉ người. Trong đó, các động từ theo sau là tân ngữ chỉ người bao gồm: ask, expect, require, order, hire, teach, invite, remind, tell, warn.
Ex: My friend invites me to attend his birthday party.
My mom told me to stay at home.
- Chỉ có danh động từ (Gerund) theo sau giới từ
- Chỉ có Gerund (danh động từ) mới theo phía sau giới từ (prep + V-ing).
Ex: She left without saying a word.
I look forward to meeting you on Monday.
- Tuy nhiên, cần chú ý sau hai giới từ "but" và "except", động từ phải được chia dưới dạng nguyên mẫu không có “to”.
Ex: He did nothing but complain.
I could do nothing except agree.
Lưu ý: Với một số động từ đặc biệt đều có khả năng theo sau bởi danh động từ hoặc động từ nguyên mẫu, thậm chí là sử dụng được cả 2. Tùy vào từng ngữ cảnh mà có sự khác nhau này.
3. Chuyên đề ôn thi tiếng Anh THPT Quốc Gia số 3: Modal verbs - Động từ khuyết thiếu
3.1. Khái niệm
Động từ khuyết thiếu (Modal verbs) là những từ mang chức năng diễn tả mục đích và ngữ nghĩa trong câu, bao gồm cả khả năng, sự bắt buộc, cho phép, cần thiết, dự đoán,... Bao gồm “3 KHÔNG”:
-
Không thêm “s/es” đằng sau chủ ngữ ngôi thứ 3 số ít
-
Không thêm “-s”, “-ed”, “-ing” đằng sau động từ khuyết thiếu
-
Không thêm trợ động từ như “don’t/ doesn’t/ didn’t” vào trong câu phủ định
Lưu ý: Chỉ có “have to” được sử dụng như động từ thường
3.2. Các loại động từ khuyết thiếu và cách sử dụng
a. Modal verbs thể hiện Ability: can/ could/ be able to
Chúng ta dùng động từ khuyết thiếu như "can", "be able to", "could" để diễn tả về khả năng của một ai đó. Trong đó be able to verb có thể dùng được trong tất cả các thì (chia ở “be”):
-
Cách dùng thứ 1: I can do something = I know how to do something (ở thì hiện tại chúng ta sử dụng cả be able to và can). Ví dụ: My father can fix everything.
-
Cách dùng 2: Trong quá khứ thì chúng ta có thể sử dụng could và be able to. Ví dụ: He was able to/ could walk when he was one.
b. Modal verbs thể hiện Advice: must/ should/ ought to/ could
Chúng ta dùng động từ khuyết thiếu như "must", "ought to", "should" và "could" để đưa ra lời khuyên với nhiều mức độ mạnh giảm dần từ bên trái qua bên phải:
Lưu ý: Ở dạng phủ định thì chúng ta dùng "shouldn’t" và "ought not to". Tuyệt đối KHÔNG SỬ DỤNG "COULDN’T".
Ex: You shouldn’t sign the letter. (NOT: You couldn’t sign the letter)
c. Modal verbs thể hiện Obligation & Necessity: must/ have to/ need
* Cặp động từ khuyết thiếu rất dễ bị nhầm lẫn: "must" & "have to"
- Dạng khẳng định:
-
Must: sự bắt buộc đến từ phía người nói (là cảm xúc và mong muốn của người nói).
-
Have to: sự bắt buộc do điều kiện bên ngoài và tình thế (luật pháp, nội quy, quy định…).
- Dạng phủ định:
-
Mustn’t: để nêu sự cấm đoán (nếu làm thì sẽ gây nên hậu quả).
Ex: You mustn’t smoke at the hospital.
-
Don’t have to = don’t need to: không cần thiết (nếu như làm thì vẫn không vấn đề)
* Động từ khuyết thiếu “Need”
Ngoài cách sử dụng như 1 động từ thường thì “need” cũng tồn tại ở dạng khuyết thiếu với nghĩa tương đương “have to”.
Ex: I needn’t come with us.
d. Modal verbs thể hiện Certainty and possibility: will/ would/ may/ might/ can/ could
Đây là những động từ khuyết thiếu thể hiện mức độ chắc chắn/ khả năng xảy ra của câu nói/ viết.
Ex: He asked if she might come later.
I might join you tomorrow.
4. Chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia số 4: Types of Words – Các loại từ
4.1. Noun: Danh từ
Hiểu cách đơn giản nhất, Noun (Danh từ) sử dụng để chỉ tên một người, sự vật, địa điểm hoặc ý tưởng.
Ex: Hải, Lan, Việt Nam, cat (mèo), teacher (giáo viên), pen (bút), hope (hi vọng), happiness (hạnh phúc), country (đất nước)
Steve lives in Paris (Steve sống ở Paris).
Khi học ngữ pháp tiếng Anh, các em sẽ phân loại Sydney và Steve là danh từ.
- Phân loại các danh từ trong tiếng Anh:
- Danh từ chung (boy, city, plant, friend, house, food…)
- Danh từ riêng (Lan, London, Paris, Monday, France…)
- Danh từ ghép (Toothbrush, sailboat, rainfall, well-being, mother-in-law, alarm clock, credit card…)
- Danh từ đếm được (biccycle, desk, cup, house, nose, butterfly…)
- Danh từ không đếm được (Paper, wood, oil, milk, plastic, juice, air, hydrogen, happiness, time…)
- Danh từ tập thể (Staff, herd, team, flock, crew, bunch…)
- Danh từ cụ thể (Dog, apple, sun, coin, tree, sock, orange, ball, water…)
- Danh từ trừu tượng (Love, time, creativity, bravery, justice, happiness, freedom, speed…)
- Một từ có thể thuộc vào nhiều nhóm danh từ
Ex: Water vừa thuộc danh từ không đếm được, vừa thuộc danh từ cụ thể.
4.2. Pronoun: Đại từ
Đại từ sử dụng để thay thế cho danh từ hoặc cụm danh từ nhằm tránh được việc lặp đi lặp lại quá nhiều lần.
I, you, we, it, me, us, they, he, she, him, her, them, this, those… là những đại từ điển hình nhất mà các em cần lưu ý.
Ex:
- Câu không sử dụng đại từ: Mary is tired, Mary wants to sleep. But I want Mary to sing with me.
- Câu sử dụng đại từ thay thế: Mary is tired. She wants to sleep. But I want her to sing with me.
=> Sử dụng đại từ She/ her thay thế cho Mary để câu không bị lặp và hay hơn, không phải lặp lại từ Mary quá nhiều lần trong một câu hoặc các câu.
4.3. Verb: Động từ/Phrasal Verb (cụm động từ)
Động từ trong tiếng Anh sử dụng để mô tả một hành động hoặc một trạng thái hiện hữu.
VERB cho biết những gì mà ai đó (hoặc một cái gì) đang được thực hiện.
Tuy nhiên, các em cần lưu ý, động từ chia thành hai dạng:
- Động từ thường: Go, speak, run, eat, play, live, walk…
Ex: I like apple
I read their blog and use their products.
She kisses me.
Like (thích), read (đọc) và kiss (sử dụng) là những động từ xuất hiện trong câu.
- Động từ TO BE:
+ Nghĩa tiếng Việt: Thì, ở, là. Nghĩa thay đổi tuỳ theo ngữ cảnh được sử dụng.
+ Có ba dạng chính là am/are/is.
+ Tùy vào từng danh từ hoặc đại từ mà nó sẽ giúp bổ nghĩa, các em sẽ lựa chọn sử dụng am hoặc is/are. Cụ thể như sau:
- I am
- You are
- We are
- They are
- He / She / It is
Ex: I am a student. (Tôi là một học sinh)
He is a stranger. (Anh ấy là một người lạ)
Are you my teacher? (Bạn là giáo viên của tôi có phải không?)
4.4. Adjective: Tính từ
- Tính từ sử dụng để diễn tả, sửa đổi hoặc bổ sung thêm thông tin liên quan đến danh từ hoặc đại từ.
- Một số tính từ thường sử dụng trong ngữ pháp tiếng Anh: beautiful, happy, green, young, fun, nice, crazy, three…
Ex: The little girl had a pink hat.
I have a beautiful wife and nice children.
I have a green apple
4.5. Adverb: Trạng từ
- Trạng từ được sử dụng nhằm mô tả, sửa đổi một tính từ, động từ hoặc một trạng từ khác.
- ADVERB cho biết phải làm thế nào/ khi nào/ở đâu/ bao lâu hoặc ở mức độ như thế nào.
- Trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, phần lớn trạng từ sẽ kết thúc bởi đuôi –LY.
- Một số trạng từ điển hình như: Slowly, quietly, always, very, never, too, tomorrow, well, here…
Ex: I am usually busy. Yesterday, I ate my lunch quickly.
She walks slowly.
We never talked about politics in our country.
4.6. Preposition: Giới từ
- Giới từ nêu ra mối quan hệ của danh từ/đại từ với các từ loại khác.
- Chúng có thể nêu ra thời gian, địa điểm hoặc các mối quan hệ.
- Các loại từ thuộc nhóm giới điển hình bao gồm: At, on, with, near, about, between, in, from, by, for, under…
Ex: Cut it with a knife.
I left my keys on the table for you.
They left at 2 o'clock.
4.7. Conjunction: Liên từ
- Liên từ sử dụng để kết hợp hai từ, cụm từ, ý tưởng hoặc mệnh đề với nhau trong một câu và cho biết cách chúng được kết nối với nhau.
- Một số liên từ thường thấy: And, or, yet, but, so, unless, because, since, if….
Ex: I was hot and exhausted but I still finished the marathon.
He has a good job, and yet he never seems to have any money.
4.8. Interjection: Thán từ
- Từ cảm thán trong tiếng Anh bao gồm một từ hoặc một cụm từ giúp bộc lộ cảm giác hoặc cảm xúc một cách mạnh mẽ.
- Những thán từ điển hình thường hay sử dụng: Ouch! Hey! Wow! Help! Great! Oh! Hi!
Ex: Wow! I passed my English test. Great!
Oh my God! This cake is so yummy!
Ouch! That hurt
Wow, this is such a pleasant surprise!
4.9. Article: Mạo từ
Article (mạo từ) là những từ đứng phía trước danh từ, cho biết danh từ đó đề cập đến một đối tượng có xác định hay không xác định. Có 2 loại mạo từ chính bao gồm:
-
Mạo từ xác định (definite article) đó là “The”
-
Mạo từ không xác định (Indefinite article) bao gồm “a, an”
Ex: Jennie has a dog and cat. The dog is called Rover, and the cat is called Fluffy.
We need a refrigerator.
We need an umbrella
5. Chuyên đề số 5: Comparison – So sánh
5.1. So sánh bằng
Với so sánh bằng, chúng ta dùng trong trường hợp khi muốn so sánh chủ thể này bằng với chủ thể kia.
a. Cấu trúc so sánh bằng với trạng từ/ tính từ
Cấu trúc dùng để viết lại câu so sánh bằng:
S + V + as + (adj/ adv) + as |
Ex: Her house is as high as her.
This landscape is as beautiful as a picture.
The sushi is as delicious as the fish
b. Cấu trúc so sánh bằng với danh từ
S + V + the same + (noun) + as |
Ex: My sister house is the same height as me.
Her home is the same way as mine.
5.2. So sánh hơn và hơn nhất
5.2.1. So sánh hơn
Cấu trúc so sánh hơn được dùng khi các em muốn so sánh chủ thể này hơn về đặc điểm, tính chất gì đó so với chủ thể kia.
Có 2 loại cấu trúc với so sánh hơn bao gồm:
Loại 1: So sánh hơn với tính từ/trạng từ ngắn (một âm tiết):
S + V + (Adj/Adv) + “-er” + than |
Ex: Today is hotter than yesterday.
Nam is taller than me
Hoa came later than me.
Loại 2: So sánh hơn với tính từ/trạng từ dài (từ 2 âm tiết)
S + V + more + Adj/Adv + than |
Ex: Cherries are more expensive than apples
She drives more carefully than I do.
Question A is more difficult than question B
Lưu ý: Trong cấu trúc so sánh hơn, có thể sử dụng thêm far hoặc much phía trước cụm từ so sánh nhằm nhấn mạnh ý mà các em muốn đề cập.
Ex: Ann phone is much more expensive than mine.
5.2.2. So sánh hơn nhất
Đây là cấu trúc sử dụng để so sánh một chủ thể nào đó nhưng mang đặc điểm hơn tất cả những cái còn lại.
Loại 1: Cấu trúc so sánh nhất với trạng từ/tính từ ngắn
S + V + the + Adj/Adv + -est |
Ví dụ về so sánh nhất của trạng từ/tính từ một âm tiết:
Ex: It’s the shortest bridge I’ve ever seen.
Anne is the youngest person in my office.
This T-shirt is the cheapest in the shop.
Lưu ý: Nếu muốn nhấn mạnh một tính từ nào đó khi sử dụng cấu trúc so sánh nhất, có thể thêm “very” phía trước tính từ.
Ex: Our company implements the very latest agricultural techniques.
Loại 2: Cấu trúc so sánh nhất với tính từ/trạng từ dài
S + V + the + most + Adj/Adv |
Ví dụ về so sánh nhất của trạng từ/tính từ hai âm tiết trở lên:
Ex: This bag is the most expensive of all.
She is the most beautiful person I’ve met.
You speak the most loudly in the room.
5.2.3. So sánh kém
Dùng "not so … as" hoặc "not as… as"
Adj |
||
not so/as |
Adv Many/Much + N |
as |
Ex: Question B is not as difficult as question A.
John did not run so/as quickly as Bill.
She doesn’t buy so/as many roses as her friend.
– Less… than = not as/so… as
less |
Adj( tính từ) Adv( trạng từ) |
than |
Uncountable N (danh từ không đếm được) |
Ex: Question B is less difficult than question A.
This story is less interesting than that story.
Trong lời nói thân mật "not so … as" thường được dùng thường xuyên hơn "less … than".
6. Chuyên đề ôn thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT số 6: Passive Voice – Câu bị động
6.1. Khái niệm
Câu bị động (Passive Voice) là dạng câu mà chủ ngữ là người hoặc vật chịu tác động của một hành động, được sử dụng nhằm nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động từ hành động đó. Thì trong câu bị động cần tuân theo thì trong câu chủ động.
6.2. Cấu trúc câu bị động
- Câu chủ động: S + V + O
- Câu bị động: S+ V + By Object
Ex: She is making a cake => A cake is being made by her.
Lan gave me a gift. => I was given a gift by Lan.
6.3. Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động
Để có thể chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, các em thực hiện theo các bước dưới đây:
-
Bước 1: Xác định tân ngữ của câu chủ động để sử dụng nó làm chủ ngữ cho câu bị động.
-
Bước 2: Xác định thì của câu chủ động để chuyển động từ đúng dạng sang câu bị động.
-
Bước 3: Chuyển chủ ngữ của câu chủ động thành tân ngữ sau đó thêm by hoặc with ở phía trước. Có thể bỏ qua những tân ngữ không được xác định như đề cập ở phía trên.
Cấu trúc của câu bị động với các thì tiếng Anh
Thì |
Chủ động |
Bị động |
Hiện tại đơn |
S + V(s/es) + O |
S + am/is/are + V3/-ed |
Hiện tại tiếp diễn |
S + am/is/are + V-ing + O |
S + am/is/are + being + V3/-ed |
Hiện tại hoàn thành |
S + have/has + V3/-ed + O |
S + have/has + been + V3/-ed |
Quá khứ đơn |
S + V(ed/Ps) + O |
S + was/were + V3/-ed |
Quá khứ tiếp diễn |
S + was/were + V-ing + O |
S + was/were + being + V3/-ed |
Quá khứ hoàn thành |
S + had + V3/-ed + O |
S + had + been + V3/-ed |
Tương lai đơn |
S + will + V-infi + O |
S + will + be + V3/-ed |
Tương lai hoàn thành |
S + will + have + V3/-ed + O |
S + will + have + been + V3/-ed |
Tương lai gần |
S + am/is/are going to + V-infi + O |
S + am/is/are going to + be + V3/-ed |
Động từ khuyết thiếu |
S + ĐTKT + V-infi + O |
S + ĐTKT + be + V3/-ed |
6.4. Các trường hợp câu bị động đặc biệt
a. Chuyển câu chủ động có chứa to-V thành câu bị động: S + V + Sb + to V + O
Cách 1: Nếu tân ngữ ở sau to V của câu chủ động cũng chính là chủ ngữ của câu bị động:
S + V + to be + P2 + (by Sb)
Ex: I want you to teach me
–> I want to be taught by you.
I need you to love me
-> I want to be loved by you
Cách 2: Nếu tân ngữ ở phía sau to V của câu chủ động khác với chủ ngữ của câu bị động:
S + V + O + to be + P2 + (by Sb)
Ex: I want him to repair my car
–> I want my car to be repaired by him
Cách 3: Có thể dùng Sb của câu chủ động làm Chủ ngữ cho câu bị động:
Sb + be + P2 + to V + O
Ex: People don’t expect the police to find out the stolen money.
–> The police aren’t expected to find out the stolen money.
b. Cấu trúc: S + V1 + V-ing + O + …
=> S + V + (that) + O + should be + P2 + …
Ex: She suggests drinking coke at the party.
–> She suggests that coke should be drunk at the party.
c. Cấu trúc: S + V1 + Sb + V-ing + O
=> S + V + being + P2 + O
Ex: She remembers people taking her to the park.
-> She remembers being taken to the park.
d. Chuyển từ câu chủ động có động từ nguyên thể không có to sau các V chỉ giác quan sang câu bị động, chuyển V thành to V khi chuyển thành bị động
S + watch / hear /see / taste/ look / catch … + Sb + V + O
=> S + be + watched / heard /seen / tasted/ looked / caught … + to V + O
Ex: I sometimes see her go out.
-> She is sometimes seen to go out.
e. Chuyển câu chủ động có V-ing đằng sau các V chỉ giác quan thành câu bị động, khi chuyển sang câu bị động, V-ing vẫn giữ nguyên:
S + watch / hear /see / taste/ look / catch … + Sb + V-ing + O
=> S + be + watched / heard /seen / tasted/ looked / caught …+ V-ing + O
Ex: I see her bathing his dog now.
-> She is seen bathing his dog now.
f. Cấu trúc bị động với trường hợp câu giả định: It + be + adj + to V + O
=> It + be + adj + for + O + to be + P2 ….
Ex: It’s very difficult to study Chinese.
-> It’s very difficult for Chinese to be studied.
It’s very difficult to learn English.
-> It’s very difficult for English to be learned.
Nắm trọn cấu trúc tiếng Anh ôn thi tốt nghiệp THPT ngay!
g. Cấu trúc: It + be + my/ your/ his/ her/ their/ our… + duty + to-V + O
=> I/ You/ He/ She/ They/ We + be + supposed + to V + O
Ex: It’s their duty to do this job.
–> They are supposed to do this job.
It’s their duty to finish this presentation
→ They are supposed to finish this presentation
h. Mẫu câu chủ động có “to let” khi chuyển thành bị động cần được thay thế bằng dạng bị động có chứa ALLOW + to V:
S + let + … + V
=> Sb + be + allowed + to V …
Ex: She let him enter the room.
–> He was allowed to enter the room.
She let him drive her bicycle.
→ He was allowed to drive her bicycle.
i. Cấu trúc: Sb + need / deserve + to V + Sth + …
=> Sth + need/ deserve + V-ing …
Ex: We need to water the flowers everyday.
–> The flowers need watering everyday.
They need to water these plants everyday.
-> These plants need watering everyday.
6.5. Một số lưu ý khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động
Như các em thấy, khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động rất dễ gây nhầm lẫn khi các em chia động từ cũng như xác định được chủ ngữ chính. Vậy nên, khi chuyển thành câu bị động hãy lưu ý một số phần dưới đây nhé:
- Nội động từ không sử dụng dưới dạng bị động:
Ex: cry, die, disappear, arrive,wait, hurt…
- Trường hợp trong một câu chủ động có tới 2 tân ngữ:
Các em có thể chọn một trong hai tân ngữ để làm chủ ngữ chính cho câu bị động (ưu tiên cho tân ngữ chỉ người) hoặc cũng có thể tách thành 2 câu bị động.
S + V + Oi + Od
- Tân ngữ gián tiếp là Oi (indirect object)
- Tân ngữ trực tiếp là Od (direct object)
=> Chuyển thành câu bị động sẽ có thể có 2 trường hợp như sau:
TH1: lấy tân ngữ gián tiếp lên làm chủ ngữ của câu bị động
S + be + P2 + giới từ + Oi
TH2: lấy tân ngữ trực tiếp lên làm chủ ngữ của câu bị động
S + be + P2 + Od
Ex: He gave me an apple yesterday.
(me chính là tân ngữ gián tiếp và an apple chính là tân ngữ trực tiếp)
=> Bị động:
- TH1: I was given an apple yesterday.
- TH2: An apple was given to me yesterday.
- Trong câu chủ động với trạng ngữ chỉ chỗ trốn, khi chuyển thành câu bị động thì các em phải đặt trạng ngữ chỉ chỗ trốn trước by + tân ngữ.
Ex: Jone bought bananas at the market.
→ Bananas were bought at the market by Jone.
- Đối với các câu chủ động với trạng ngữ chỉ thời gian, khi chúng ta chuyển thành câu bị động thì cần đặt trạng ngữ chỉ thời gian phía sau by + tân ngữ.
Ex: Lan used the computer eight hours ago.
→ The computer was used by Lan eight hours ago.
- Nếu câu chủ động chứa cả trạng ngữ chỉ chỗ trốn lẫn trạng ngữ chỉ thời gian, khi chuyển thành câu bị động thì cần tuân theo quy tắc:
S + be + Ved/P2 + địa điểm + by + tân ngữ + thời gian
Ex: Ms.Hoa threw the garbage in front of my home last night.
→ The garbage was thrown in front of my home by Ms.Hoa last night.
- Khi chủ ngữ ở trong câu chủ động ở dạng phủ định như nobody, no one, none of… thì khi chuyển thành câu bị động, ta chia động từ bị động dưới dạng phủ định.
Ex: No one can wear this green dress
→ This green dress cannot be worn.
- Trong 1 số trường hợp có to be/to get + P2 thì không mang nghĩa bị động khi được sử dụng để:
+ Chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ ở trong câu đang gặp phải
Ex: Lan lost her wallet at the market yesterday.
+ Chỉ việc mà chủ ngữ của câu tự làm hành động
Ex: My mother gets dressed very slowly.
- Mọi sự biến đổi liên quan đến thời cũng như thể của câu đều nhắm đến động từ to be, còn phân từ hai thì vẫn giữ nguyên.
+ to be made of: được làm bằng (chất liệu làm thành vật)
Ex: This chair is made of wood
+ to be made from: được làm từ (nguyên vật liệu đã bị biến đổi không còn trạng thái ban đầu để làm nên vật)
Ex: Table is made from wood
+ to be made out of: được làm bằng (chỉ quá trình làm nên vật)
Ex: This egg tart was made out of flour, sugar, butter, eggs and milk.
+ to be made with: được làm với (chỉ một trong số những chất liệu làm thành vật)
Ex: This fish soup tastes good because it was made with a lot of spices.
>>> Xem thêm: Các dạng bài thường gặp trong đề tiếng Anh thi THPT Quốc gia
>>> Xem thêm: Cấu trúc đề thi Tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT
Ngữ pháp tiếng Anh thi THPT Quốc gia là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh diễn ra hàng năm. Bởi vậy, các em cần ôn tập và nắm rõ phần này để dành được điểm tuyệt đối. VUIHOC tổng hợp trước 6 phần ngữ pháp nhằm giúp các em ôn tập dễ dàng hơn. 7 chuyên đề còn lại sẽ được tổng hợp trong bài tiếp theo. Muốn học thêm nhiều kiến thức của môn Tiếng Anh cũng như các môn học khác thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!