img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Cập nhật - 13 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh thi THPT Quốc gia 2023 (Phần 2)

Tác giả Minh Châu 16:07 30/11/2023 12,702 Tag Lớp 12

Cũng giống như Toán và Ngữ văn thì môn Anh cũng là một môn thi bắt buộc của kỳ thi THPT Quốc gia. Để có thể làm bài thi môn Tiếng anh được điểm cao, trước hết các em cần phải nắm chắc được các dạng cấu trúc ngữ pháp trong đề. Trong bài viết này, VUIHOC tiếp tục tổng hợp 13 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh thi THPT Quốc gia 2023, cùng theo dõi nhé!

Cập nhật - 13 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh thi THPT Quốc gia 2023 (Phần 2)
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

6 trong số 13 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh thi THPT Quốc gia 2023 đã được nhà trường VUIHOC tổng hợp trong bài viết trước. Các em có thể xem tại đây để không bỏ lỡ phần kiến thức quan trọng này nhé!

 

7. Chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh số 7: Reported speech – Câu gián tiếp

Câu gián tiếp là một trong những chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh thi THPT Quốc gia quan trọng. 

Cả câu trực tiếp và câu gián tiếp luôn được bắt đầu bằng một mệnh đề tường thuật, giống như một lời dẫn. Theo sau đó là một mệnh đề được tường thuật hoặc nội dung được thuật lại.

  • Đối với câu trực tiếp, mệnh đề được tường thuật được đặt trong dấu ngoặc kép nhằm nhắc lại chính xác cả câu đã được nói trước đó.

  • Đối với câu gián tiếp có thể có thêm từ “that” để nối giữa hai mệnh đề. Mệnh đề được tường thuật lại không có dấu ngoặc kép và không cần thuật lại thật chính xác từng từ. Thông thường câu gián tiếp sẽ có 2 sự thay đổi lớn nhất, đó là:  Sự thay đổi về thì và sự thay đổi về từ.

Ex: Morgan Stark says “I love you 3000” with Iron Man

➔  Morgan Stark said that she loved Iron Man 3000

 

 

Câu gián tiếp - ngữ pháp tiếng anh thi thpt quốc gia

 

7.1. 4 bước chuyển câu trực tiếp thành câu gián tiếp

Có 4 bước để chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp bao gồm: 

Bước 1: Xác định từ tường thuật

- Trong câu gián tiếp, ta thường dùng 2 từ tường thuật chính:

  • “told + O”: Bắt buộc dùng khi chúng ta thuật lại câu nói của người nói nói với một người thứ ba khác, trong trường hợp không nhắc đến người thứ 3 vẫn có thể dùng “told”.
  • “said (+to O)”: Thuật lại khi không nhắc đến người thứ 3.

Ex: Tuan told me: “My girlfriend will come there to visit me tomorrow”

➔  Tuan told me that his girlfriend would come there to visit him the following day

➔  Tuan said (to me) his girlfriend would come here to visit him the following day.

 

Ngoài ra còn một số từ tường thuật khác như: “asked”, “denied”, “promised”, …tuy nhiên  cấu trúc không giống “said that”.

Lưu ý: Có thể có “that” hoặc không có “that” trong câu gián tiếp

Ex: Morgan Stark says “I love you 3000” with Iron Man

➔  Morgan Stark said (that) she loved Iron Man 3000

 

Bước 2: Lùi thì của động từ trong câu gián tiếp về quá khứ

Động từ trong câu gián tiếp sẽ được lùi về thì quá khứ 1 thì so với thời điểm nói trong câu trực tiếp. Cụ thể như sau:

 

Thì trong câu trực tiếp

Thì trong câu gián tiếp

Hiện tại đơn/ tiếp diễn/ hoàn thành

Quá khứ đơn/ tiếp diễn/ hoàn thành

Quá khứ đơn

Quá khứ hoàn thành

Quá khứ tiếp diễn

Quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Quá khứ hoàn thành

Quá khứ hoàn thành

Tương lai đơn

Tương lai trong quá khứ

Tương lai gần (am/is/are + going to V)

was/ were going to V

will (các thì tương lai)

would

Shall/ Can / May

Should / Could/ Might

Should / Could/ Might/ Would/ Must

Giữ nguyên

 

Bước 3: Đổi đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu và tính từ sở hữu.

Khi chuyển đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp, ta cũng cần lưu ý phải thay đổi đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu và tính từ sở hữu trong mệnh đề được tường thuật tương ứng.

 

Câu trực tiếp

Câu gián tiếp

I

He/She

We

They

You (số ít)/ you (số nhiều) 

I, he, she/ they

Us

Them

Our

Their

Myself

Himself / herself

Yourself 

Himself / herself / myself

Yourselves 

Ourselves/  Themselves

Ourselves

Themselves

My

His/ Her

Me

Him/ Her

Your (số ít) / your (số nhiều)

His, her, my / Their

Mine

His/ hers

Yours (số ít)/ Yours (số nhiều)

His, her, mine/ Theirs

 

Bước 4: Thay đổi cụm từ chỉ thời gian, nơi chốn

Thời gian, địa điểm không còn xảy ra ở thời điểm tường thuật nữa nên cần được thay đổi trong câu gián tiếp. Một số cụm từ chỉ thời gian, nơi chốn cần thay đổi như sau:

 

Câu trực tiếp

Câu gián tiếp

Here

There

Now

Then

Today/ tonight

That day/ That night

Yesterday

The previous day, the day before

Tomorrow

The following day, the next day

Ago

Before

Last (week)

The previous week, the week before

Next (week) 

The following week, the next week

This

That

These

Those

 

7.2. Chuyển đổi các loại câu trực tiếp sang câu gián tiếp 

Khi chuyển đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp sẽ có 3 dạng câu chính sau: dạng câu trần thuật, câu hỏi và câu mệnh lệnh

a) Câu gián tiếp với dạng trần thuật

Ex: Tuan told me: “My girlfriend will come here to visit me tomorrow”

➔  Tuan told me that his girlfriend would come there to visit him the following day

b) Câu gián tiếp dạng câu hỏi

Với câu hỏi, ta có thể sử dụng các động từ: “asked, wondered, wanted to know”

– Câu hỏi dạng Yes/ No

Khi đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp đối với câu tường thuật dạng yes/ no, ta cần:

  • Bước 1: Thêm “if” hoặc “whether” trước câu hỏi
  • Bước 2: Đổi vị trí giữa chủ ngữ và động từ trong câu

Ex: “Are you hungry?” My mom asked

➔  My mom asked if I was hungry

– Câu hỏi dạng WH- question

Ta có cấu trúc chung cho câu gián tiếp dạng câu hỏi WH-

S + asked/ wondered/ wanted to know + WH + S +V…

Ex: “How is the weather?” Lan asked

➔  Lan asked how the weather was

c) Câu gián tiếp dạng mệnh lệnh, yêu cầu

Trong câu gián tiếp, khi yêu cầu một mệnh lệnh với ai đó sẽ sử dụng các dạng động từ: “asked/ told/ required/ requested/ demanded,…”

– Cấu trúc chung cho câu gián tiếp dạng mệnh lệnh, yêu cầu

S + asked/ told/ required/ requested/ demanded + O +(not) + to V…

Hoặc

S + ordered + somebody + to do something

Ex: “Open the door, please”, he said

➔  He told me to open the door

 

7.3. Một số dạng đặc biệt khác của câu gián tiếp

Dạng shall/ would dùng để diễn đạt đề nghị, lời mời

Ex: “Shall I bring you a cup of coffee?” John asked

➔  John offered to bring me a cup of coffee

Dạng will/ would/ can/could dùng để diễn đạt sự yêu cầu lịch sự

Ex: John asked me: “Can you open the door for me?”

➔  John asked me to open the door for him

Dạng câu cảm thán:

Ex: “What an interesting novel!” She said

➔ She exclaimed that the novel was interesting

 

8. Chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia số 8: Subject & Verb Agreement – Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ

8.1. Khái niệm

Sự hoà hợp giữa chủ ngữ và động từ là cách động từ (V) thay đổi phụ thuộc vào chủ ngữ (S) ở dạng số nhiều hay số ít hoặc dạng không đếm được. 

Ex: My dog is black (Chú chó của tôi màu đen) 

→ Động từ “to be” được chia theo chủ ngữ số ít nên sẽ là “is” 

 

8.2. Quy tắc về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ

Theo nguyên tắc chung, chủ ngữ số ít thường đi kèm với động từ số ít (động từ thêm “s/es”) và chủ ngữ số nhiều đi kèm động từ số nhiều (động từ dạng nguyên thể, không chia). 

a) 8 trường hợp động từ chia số ít 

Trường hợp 1: Chủ ngữ là danh từ không đếm được hoặc danh từ đếm được số ít. VD như: progress, information, furniture,…

Ex: This furniture is made from wood

(Món đồ nội thất này được làm từ gỗ)

      Happiness is a journey, not a destination

(Hạnh phúc là một hành trình, không phải một điểm đến)

 

Trường hợp 2: Chủ ngữ là danh từ kết thúc bằng “s” nhưng tính ở dạng số ít

  • Danh từ tên riêng của các môn học, môn thể thao: Linguistics (ngôn ngữ học), Economics (kinh tế học), Physics (vật lý), Athletics (điền kinh), Tennis (quần vợt)…
  • Danh từ là tên quốc gia: The United States, The Philippines,…
  • Danh từ tên các căn bệnh: measles (sởi), Diabetes (tiểu đường), rabies (bệnh dại),…

 

Trường hợp 3: Chủ ngữ là cụm danh từ định lượng như cân nặng, chiều cao, kích thước, khoảng cách, khoảng thời gian, số tiền…

Ex: Ten dollars to buy this bag is not expensive (10 đô để mua chiếc túi này không hề đắt)

       8 hours of sleeping per day is enough (8 tiếng ngủ một ngày là đủ rồi) 

 

Trường hợp 4: Chủ ngữ là tiếng nói của 1 quốc gia

Ex: Vietnamese is a tonal language with a large number of vowels

(Tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu với số lượng nguyên âm lớn)

 

Trường hợp 5: Chủ ngữ là đại từ bất định: “everyone, anyone, every, each, any, one, either, neither, another, something…”

Ex: Nobody replaces his role of this project

(Không ai thay thế được vai trò của anh ấy trong dự án này)

 

Trường hợp 6: The number of + N số nhiều

Ex: The number of days in October is thirty one 

(Số ngày trong tháng 10 là 31)

 

Trường hợp 7: Chủ ngữ là “To + infinitive/ V-ing/ Mệnh đề danh từ/ Tựa đề”

Ex: Learning English is very important

(Việc học tiếng anh rất quan trọng) 

 

Trường hợp 8: Khi những chủ ngữ đều ở số ít được kết nối với nhau bằng: as well as, with, together with, along with, no less than…

Ex: Vy, as well as her sister, is studying in Ho Chi Minh City

(Vy cũng như chị gái đang học tại Thành phố Hồ Chí Minh) 

 

Đăng ký ngay để được thầy cô tổng ôn kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT môn Tiếng Anh phù hợp nhất với bản thân

 

b) 5 trường hợp động từ chia ở dạng số nhiều (động từ nguyên thể)

Trường hợp 1: Hai hay nhiều chủ ngữ được kết nối với nhau bằng “and” chỉ 2 người và 2 vật khác nhau

Ex: I and my friend are students. 

(Tôi và bạn tôi là học sinh)

* Lưu ý: Khi chủ ngữ là 2 danh từ nối với nhau bởi từ “and” mang ý nghĩa là cùng chỉ 1 người, 1 bộ hoặc 1 món ăn thì động từ được chia số ít (thêm s/ es) 

 

Trường hợp 2: Chủ ngữ là một đại từ 

  • both, many, several, few/ a few, all, some + of + N số nhiều/ Đại từ
  • both, many, several, few/ a few, all, some + N số nhiều

Ex: Many animals face starvation and frostbite during the snowy season

(Nhiều loài động vật đối mặt với tình trạng chết đói và chết cóng trong mùa tuyết)

 

Trường hợp 3: Chủ ngữ là danh từ được thành lập bởi công thức “The + Adjective“ chỉ nhóm người có chung một đặc điểm hay phẩm chất. VD như: the blind, the poor, the rich…

Ex: The rich are not always happy (Người giàu không phải lúc nào cũng hạnh phúc) 

      The poor get poorer, the rich get richer (Người nghèo càng nghèo đi, người giàu càng giàu thêm)

 

Trường hợp 4: Chủ ngữ bắt đầu bằng “A number of” 

Với chủ ngữ bắt đầu bằng “A number of...” thường đi với danh từ số nhiều, động từ tương ứng cũng chia ở số nhiều. 

A number of + n(s/es) + V

Ex: A number of special conditions is necessary for the formation of a geyser

(Một số điều kiện đặc biệt là cần thiết để hình thành mạch nước phun) 

 

Trường hợp 5: Chủ ngữ là dân tộc

Ex: The Vietnamese are hard-working 

(Người Việt Nam rất chăm chỉ)

 

c) Các trường hợp khác 

– Khi chủ ngữ là các danh từ được nối với nhau bởi: “with, as well as, together with,…”

S1 + as well as/ with/ together with + S2 (Động từ chia theo S1)

Ex: He as well as I is going to university this year. 

(Anh ấy cũng như tôi sẽ vào đại học trong năm nay)

– Khi chủ ngữ là 2 danh từ nối với nhau bằng: “or, not only…but also, either…or; neither…nor,…”

Either S1 or S2 + Verb (Động từ chia theo S2)

Ex: Not only he but also they are going home 

(Không chỉ anh ấy mà cả họ đều sắp về nhà) 

– Khi chủ ngữ là hai danh từ được nối nhau bởi “of” 

Hai danh từ nếu được nối với nhau bởi “of” thì động từ được chia theo danh từ đứng trước:

n1 + of + n2 => Chia động từ theo n1

Ex: The study of life and living things is called biology (Nghiên cứu về sự sống và các sinh vật sống được gọi là sinh học)

Trong đó:

  • n1 là study
  • n2 là life and living things

– most, all, none, some, majority + of (danh từ số ít: V chia danh từ số ít)

– half, enough, minority, phân số + of (danh từ số nhiều: V chia theo danh từ số nhiều)

Ex: One third of the oranges are mine  (⅓ số cam là của tôi)

      One third of the milk is enough (⅓ lượng sữa là đủ)

– Chủ ngữ là danh từ chỉ tập hợp như: “team, group, family, staff, congress, crowd, committee..”

Dùng để nói về hành động của từng thành viên thì chia động từ theo số nhiều

Ex: The family are always fighting among themselves (Gia đình luôn gây gổ với nhau)

Dùng để nói về tính chất của tập thể đó như một đơn vị thì chia động từ theo số ít

Ex: The family is the basic unit of society (Gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội) 

– Chủ ngữ bắt đầu bằng There (động từ được chia theo danh từ ngay sau)

Ex: There is a pen (Có 1 cái bút)

       There are four pens (Có 4 cái bút)

– Chủ ngữ bắt đầu bằng mệnh đề quan hệ, động từ được chia theo danh từ của mệnh đề chính. 

Ex: One of the boys who go out is very good (Một trong những cậu bé đi chơi rất ngoan)

 

9. Chuyên đề ôn thi THPT Quốc Gia Tiếng Anh số 9: Subjunctive – Câu giả định

9.1. Khái niệm

Câu giả định (Subjunctive) hay còn được gọi là câu cầu khiến, là loại câu được sử dụng khi người nói mong muốn người khác làm việc gì. Cấu trúc giả định mang tính chất cầu khiến chứ không thể hiện sự ép buộc như câu mệnh lệnh.

 

Subjunctive – Câu giả định - kiến thức thuộc phần ngữ pháp tiếng anh thi thpt quốc gia

 

Ex:

The doctor suggested that Tom stop smoking. (Bác sĩ khuyên Tom nên dừng hút thuốc.)

It is necessary that she buy a map before going on a trip. (Điều cần thiết là cô ấy nên mua 1 cái bản đồ trước khi đi du lịch.)

 

9.2. Các loại cấu trúc câu giả định

9.2.1. Câu giả định với WOULD RATHER THAT

a) Cấu trúc giả định với “would rather” ở hiện tại hoặc tương lai

Trong cấu trúc giả định này, động từ sau chủ ngữ thứ 2 được chia theo thì quá khứ đơn, riêng với động từ “to be” phải chia thành “were” ở tất cả các ngôi.

 

Ví dụ về câu giả định - ngữ pháp tiếng anh thi thpt quốc gia

 

Cấu trúc: S1 + would rather that + S2 + V-ed/PI

Ex: I would rather it were spring now. (Tôi muốn bây giờ là mùa xuân)

      Tom would rather Lisa bought that laptop. (Tôm muốn Lisa mua chiếc máy tính đó.)

 

b) Cấu trúc giả định với ‘would rather’ ở quá khứ

Cấu trúc giả định với ‘would rather’ ở quá khứ thể hiện mong muốn, nuối tiếc vì một điều gì đó trong quá khứ.

Cấu trúc: S1 + would rather that + S2 + had + V-ed/PII

Ex: Linh would rather her new friend had called her yesterday. (Linh muốn người bạn mới của cô ấy gọi mình vào hôm qua.)

     My mother would rather that I had gone to school yesterday. (Mẹ tôi muốn tôi đã đi học vào hôm qua.)

 

9.2.2. Câu giả định với các động từ

Có thể nhận biết cấu trúc giả định qua một số động từ có mệnh đề “that” theo sau như:

 

Động từ

Nghĩa

Động từ

Nghĩa

advise

khuyên nhủ

ask

yêu cầu

command

bắt buộc

demand

yêu cầu

disire

mong ước

insist

khăng khăng

propose

đề xuất

recommend

đề nghị

request

yêu cầu

suggest

gợi ý

urge

giục giã

move

điều khiển

 

Ex: The doctor advised that she stop staying up too late. (Bác sĩ đã khuyên cô ấy nên dừng việc thức quá khuya.)

      The teacher requires that all students learn this lesson. (Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh học tiết học này.)

 

9.2.3. Câu giả định với các tính từ

Các tính từ được sử dụng trong cấu trúc giả định nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng và cấp thiết. Theo sau các tính từ này là mệnh đề có “that”.

 

Tính từ

Nghĩa

Tính từ

Nghĩa

advised

được khuyên

necessary

cần thiết

important

quan trọng

imperative

cấp bách

crucial

cốt yếu

desirable

đáng mong ước

vital

sống còn

best

tốt nhất

urgent

khẩn thiết

essential

thiết yếu

recommended

được đề xuất

obligatory

bắt buộc

 

Cấu trúc: It + to be + adj + that + S + V-inf

Ex: It was urgent that Lisa go for the office at once. (Việc khẩn cấp là Lisa cần tới văn phòng ngay lập tức.)

       It is best that Nam find his key. (Tốt nhất là Nam tìm thấy chìa khóa của anh ấy.)

 

9.2.4. Câu giả định dùng với IT IS TIME

Cấu trúc giả định với “It’s time” dùng để diễn tả tính cấp thiết của một hành động cần được thực hiện tại thời điểm nói. Chúng ta có thể sử dụng 2 cấu trúc với “it’s time” như sau.

Cấu trúc:

It’s time + S + V-ed/P2: đã đến lúc ai đó phải làm gì

It’s time + (for sb) + to + V-inf ….: đã đến lúc ai đó phải làm gì

Ex: It’s time Linh went for the office. (Đến lúc Linh phải đến văn phòng rồi.)

      It’s time for our children to go to school. (Đã đến lúc những đứa trẻ của chúng tôi phải đi học rồi.)

 

Tham khảo ngay cuốn sổ tay hướng dẫn phương pháp làm bài tập tiếng Anh độc quyền của VUIHOC ngay

 

10. Chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh số 10: Inversions – Đảo ngữ

10.1. Khái niệm

Cấu trúc đảo ngữ trong tiếng Anh (Inversion) là trường hợp các phó từ (hay trạng từ) và trợ động từ trong câu được đẩy lên đứng ở đầu câu thay vì ở vị trí thông thường.

Trong câu đảo ngữ, các phó từ và trợ động từ sẽ đứng trước cả chủ ngữ để nhấn mạnh hành động và tính chất của chủ thể.

- Một câu tiếng Anh sẽ có cấu trúc thông thường như sau:

S (chủ ngữ) + V (động từ – vị ngữ) + O (tân ngữ)

- Khi đảo ngữ, cấu trúc ngữ pháp của câu được thay đổi thành:

Phó từ + Trợ động từ + S (Chủ ngữ) + V (Động từ)

Ex: I saw him only once. (Tôi nhìn thấy anh ấy đúng 1 lần)

  • Chủ ngữ: I
  • Động từ: saw
  • Tân ngữ: him
  • Phó từ: only once

→ Đảo ngữ: Only once did I see him

  • Phó từ: Only once
  • Trợ động từ theo chủ ngữ: did
  • Chủ ngữ: I
  • Động từ: see
  • Tân ngữ: him

Đảo ngữ thường có tác dụng nhấn mạnh thông tin trong câu, hoặc khi người nói muốn cường điệu hoá, phóng đại nội dung.

Ex:  We rarely go to the theatre. (Hiếm lắm chúng tôi mới tới rạp phim)

→    Rarely do we go to the theatre.

 

10.2. Các cấu trúc đảo ngữ trong tiếng Anh

10.2.1. Đảo ngữ với trạng từ chỉ tần suất

Đảo ngữ với các trạng từ chỉ tần suất thường liên quan tới các trạng từ mang nghĩa phủ định như: rarely, hardly, never, seldom, little, ever,… nhấn mạnh việc không bao giờ, hoặc hiếm khi làm gì đó.

Công thức: Never/ Rarely/ Hardly/ Seldom/ Little/ ever + trợ động từ + S + V

Ex: He rarely studies hard. (Hiếm lắm cậu ấy mới chăm chỉ học)

→   Rarely does he study hard

I have never met this guy. (Tôi chưa từng gặp người này)

→   Never have I met this guy. 

 

10.2.2. Đảo ngữ với No và Not Any

Công thức: No/ Not any + N + trợ động từ + S + V

Ex: 

No money shall I lend you from now on = Not any money shall I lend you from now on.

(Từ bây giờ tôi sẽ không bao giờ cho bạn vay một đồng nào nữa)

No chances I will meet him again in the future = Not any chances will I meet him in the future. 

(Sẽ không còn cơ hội để tôi gặp lại anh ta nữa)

 

10.2.3. Đảo ngữ với cụm từ phủ định có “no”

- Một số cụm từ phủ định có “no”:

  • At no time: chẳng bao giờ
  • On no condition: tuyệt đối không
  • In no way: không có cách nào
  • No longer: không còn nữa
  • On no account = For no reasons: chẳng vì bất cứ lí do gì
  • Under/ In no circumstances: không trong bất kỳ hoàn cảnh nào
  • No where: không đâu

Công thức: Cụm phủ định + trợ động từ + S + V

Ex: We can’t get there on time. (Chúng ta không thể đến đó đúng giờ được)

→   In no way can we get there on time. 

       You didn’t have to yell at me. (Không cần phải hét lên với tôi)

→   On no account did you yell at me. 

       Staying alone outside at night is always a stupid idea. (Ở một mình bên ngoài vào ban đêm luôn là một ý kiến ngu ngốc)

→   Under no circumstances should you stay alone outside at night. 

      My mom never lets me sleep at my friend’s place. (Chẳng bao giờ có chuyện mẹ tôi cho phép tôi ngủ lại nhà của bạn đâu)

→    At no time does my mom let me sleep at my friend’s place.

       My country has the most beautiful scenery in the world. (Đất nước tôi có cảnh đẹp nhất thế giới)

→    No where in the world is the scenery as beautiful as that in my country. 

 

10.2.4. Đảo ngữ cấu trúc no sooner… than…

 

Câu đảo ngữ - ngữ pháp tiếng anh thi thpt quốc gia

 

Đảo ngữ cấu trúc “no sooner… than” được sử dụng để diễn tả ý nghĩa “ngay sau khi” hoặc “không bao lâu sau khi… thì…”

Công thức: No sooner + trợ động từ + S + V + than + S + V

Ex: No sooner did I left than my friend came to see me. (Tôi vừa rời đi thì bạn tôi tới tìm tôi)

 

10.2.5. Cấu Trúc Đảo Ngữ Với So/Such

Công thức:

  • Such + adj + N + that + S + V 
  • So +adj/adv + trợ động từ + N + that + S + V

Ex: This show is so interesting that I have seen it many times. (Chương trình này hay tới nỗi tôi xem đi xem lại rất nhiều lần)

→   Such an interesting show that I have seen many times.

→   So interesting is this show that I have seen it many times. 

 

10.2.6. Cấu trúc đảo ngữ trong tiếng Anh với not only… but also…

Công thức: Not only + trợ động từ + S + V + but + S + also + V (không những… mà còn…)

Ex: Not only is she tall but she also pretty. (Cô ấy không chỉ cao mà còn xinh xắn nữa)

 

10.2.7. Đảo ngữ trong tiếng Anh với until/ till

Công thức đảo ngữ sử dụng “until” hoặc “till” để diễn tả ý nghĩa “cho tới khi… thì mới…”

Công thức: Not until/till + (clause/time) + trợ động từ + S + V

Ex: 

Not until 12pm did she finish her homeworks. (Tới tận 12 giờ đêm cô ấy mới làm xong bài tập về nhà)

Not until I met him face to face did I realize how much he changed. (Đến tận khi gặp mặt trực tiếp tôi mới nhận ra anh ấy đã thay đổi nhiều đến thế nào)

 

10.2.8. Đảo ngữ trong tiếng Anh với ONLY 

Một số cụm từ tiếng Anh với “only”:

  • Only one: chỉ một
  • Only later, only after, only then: chỉ sau khi
  • Only in this/that way; Only by: chỉ bằng cách này/cách kia
  • Only in that way: chỉ bằng cách kia
  • Only when: chỉ khi
  • Only with: chỉ với
  • Only if: chỉ khi nếu như
  • Only in: chỉ vào lúc, chỉ ở…

Ex: Only one time I met him directly. (Tôi mới chỉ gặp trực tiếp anh ấy đúng 1 lần)

     Only when I listened to her did I understand everything. (Chỉ khi nghe cô ấy nói tôi mới hiểu mọi chuyện)

 

Công thức: ONLY AFTER + N/V-ing/clause + trợ động từ + S + V

Ex: Only after school can we play video games. (Chúng tôi chỉ được chơi games sau giờ học)

      Only after having lunch did they go to the grocery store. (Chỉ sau khi ăn trưa xong họ mới đến cửa hàng tạp hoá)

 

Công thức: ONLY BY + N/V-ing + trợ động từ + S + V

Ex: Only by practicing harder can she pass the audition. (Chỉ bằng cách tập luyện chăm chỉ hơn cô ấy mới có thể đỗ buổi tuyển chọn)

     Only by communication can they resolve their problems. (Chỉ đối thoại trực tiếp mới có thể giải quyết được vấn đề của họ)

 

Công thức: ONLY IF + (clause) + trợ động từ + S + V

Ex: Only if it stops raining can we go to the park. (Nếu trời tạnh mưa chúng tôi mới có thể ra công viên được)

 

Công thức: ONLY IN THIS/THAT WAY + trợ động từ + S + V

Ex: Only in this way will she come back to him. (Chỉ có cách này mới làm cho cô ấy quay trở lại với anh ấy)

       Only in that way has he focused more on his career. (Chỉ có cách đó mới khiến anh ấy tập trung hơn cho sự nghiệp)

 

Công thức: ONLY THEN + trợ động từ + S + V

Ex: Only then did he smiled to me. (Chỉ đến khi đó anh ấy mới cười với tôi)

 

Công thức: ONLY WHEN + (clause) + trợ động từ + S + V

Ex: Only when I wave to him did he recognize me. (Chỉ cho đến khi tôi vẫy tay với anh ấy anh ấy mới nhận ra tôi)

 

10.2.9. Câu điều kiện đảo ngữ

a) Câu điều kiện loại 1: Should + S + V, S + will/should/may/shall + V… 

Ex: If the weather is nice this afternoon, we will go on a picnic. (Nếu chiều nay trời đẹp, chúng ta sẽ đi dã ngoại)

 → Should the weather be nice this afternoon, we will go on a picnic.

 

b) Câu điều kiện loại 2: Were S + to V/ Were S, S + would/could/might + V

Ex: If I were you, I would not do that. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không làm thế)

 →  Were I you, I would not do that.

 

c) Câu điều kiện loại 3: Had + S + PII, S + would/should/might have PII

Ex: If she had listened to me, she wouldn’t have been in this situation. (Nếu cô ấy chịu nghe lời tôi, cô ấy đã không rơi vào cảnh này).

 → Had she listened to me,  she wouldn’t have been in this situation.

 

*Lưu ý: Với dạng phủ định, “not” sẽ đứng ngay sau chủ ngữ.

Ex: If she hadn’t drunk milk, she wouldn’t have had stomachache. (Nếu cô ấy không uống sữa, cô ấy đã không bị đau bụng)

 → Had she not drunk milk, she wouldn’t have had stomachache

*Lưu ý: Câu điều kiện chỉ xảy ra đảo ngữ ở mệnh đề điều kiện, mệnh đề sau giữ nguyên.

 

11. Chuyên đề ôn thi đại học môn Tiếng Anh số 11: Word formation – Cấu tạo từ

11.1. Khái niệm

Cấu tạo từ chính là cách thành lập nên từ. Trong tiếng Anh từ được tạo thành bằng cách thêm phụ tố vào phía trước của từ gốc hoặc phía sau từ gốc. Những phụ tố đó là tiền tố (Prefixation) hoặc hậu tố (Suffixation). Việc thêm các tiền tố hay hậu tố này có thể làm biến đổi về từ loại hoặc nghĩa của từ đó.

Ex: “Successful” là tính từ nghĩa là “thành công”, nhưng khi thêm tiền tố “un” và hậu tố “ly” thì từ sẽ trở thành “unsuccessfully” là trạng từ có nghĩa là “một cách không thành công”

 

11.2. Các quy tắc cấu tạo từ trong tiếng Anh

 

Cấu tạo từ - ngữ pháp tiếng anh thi thpt quốc gia

 

11.2.1. Các cấu tạo từ loại đơn lẻ: danh từ, tính từ, trạng từ.

a) Quy tắc cấu tạo danh từ

 

Quy tắc

VD

“Động từ + er/or/ar”: để chỉ người hoặc nghề nghiệp

Work (v): làm việc => Worker (n): công nhân

Supervise (v): giám sát => Supervisor (n): người giám sát

 

Beg (v): ăn xin => Beggar (n): kẻ ăn xin

“Động từ + ing/ ion/ ment”: tạo thành danh từ

“V-ing”: là danh động từ và được coi là danh từ

Pollute (v): làm ô nhiễm => Pollution (n): sự ô nhiễm

Donate (v): quyên góp => Donation (n): sự quyên góp

Invest (v): đầu tư => Investment (n): sự đầu tư

Ski (v): trượt tuyết => Skiing (n): môn trượt tuyết

Swim (v): bơi => Swimming (n): môn bơi lội

N/ adj + dom

Free (adj): tự do => Freedom (n): sự tự do, quyền tự do

Star (n): ngôi sao => Stardom (n): cương vị là minh tinh

N/ adj + hood

Baby (n): em bé => Babyhood (n): thời thơ ấu

“N/ adj + ism”: chủ nghĩa gì …

Social (adj): thuộc xã hội => Socialism (n): chủ nghĩa xã hội

Capital (n): thủ đô => Capitalism (n): chủ nghĩa tư bản

Adj + ness/ ty/ ity

Valid (adj): có hiệu lực => Validity (n): hiệu lực

Sick (adj): ốm, đau => Sickness (n): bệnh, sức khỏe kém

Loyal (adj): trung thành => Loyalty (n): lòng trung thành

Động từ + ant

Apply (v): xin => Applicant (n): người xin việc

Attend (v): tham gia => Attendant (n): người tham dự

Defend (v): phòng thủ, bảo vệ => Defendant (n): bị đơn

 

b) Quy tắc cấu tạo tính từ

 

Quy tắc

VD

Động từ + able/ible

Understand (v): hiểu => Understandable (adj): có thể hiểu được

Compare (v): so sánh => Comparable (adj): có thể so sánh

Flex (v): gập lại, uốn cong => Flexible (adj): linh hoạt

Danh từ + able/ ible

Fashion (n): thời trang => Fashionable (adj): hợp thời trang

Reverse (n): điều ngược lại => Reversible (adj): có thể đảo ngược

Danh từ + al

Function (n): chức năng => Functional (adj): hoạt động

Magic (n): ma thuật => Magical (adj): có ma thuật, kỳ diệu

Danh từ + ish

Child (n): trẻ con => Childish (adj): như trẻ con

Book (n): sách => Bookish (adj): ham đọc sách

Danh từ + y

Sun (n): mặt trời => Sunny (adj): nắng

Wind (n): gió => Windy (adj): lộng gió

Danh từ + ly

Friend (n): bạn => Friendly (adj): thân thiện

Danh từ + like

Father (n): cha => Fatherlike (adj): giống như cha

Danh từ + full/less

Worship (n): sự thờ cúng => Worshipful (adj): tỏ lòng tôn thờ

Hope (n): hy vọng => Hopeless (adj): vô vọng

V-ing/ V-ed

Frighten (v): làm hoảng sợ => Frightening/ Frightened (adj): hoảng sợ

Danh từ + ern

South (n): phương nam => Southern (adj): thuộc miền nam

Danh từ + en

Wood (n): gỗ => Wooden (adj): bằng gỗ

Danh từ + ic

Class (n): giai cấp => Classic (adj): có phẩm chất cao

Danh từ + some

Trouble (n): rắc rối => Troublesome (adj): quấy rầy, khó chịu

Danh từ + esque

Picture (n): bức tranh => Picturesque (adj): đẹp như tranh vẽ

Danh từ đuôi “sion” + ate

Compassion (n): lòng thương hại => Compassionate (adj): thương hại

Chuyển danh từ đuôi “ence” thành “ent”

Independence (n): sự độc lập => Independent (adj): độc lập

Intelligence (n): sự thông minh => Intelligent (adj): thông minh

Chuyển danh từ đuôi “sion” thành đuôi “sive”

Impression (n): ấn tượng => Impressive (adj): gây ấn tượng mạnh

Extension (n): sự mở rộng => Extensive (adj): rộng lớn

Danh từ + ous (nếu tận cùng danh từ là “y” thì chuyển thành “i”)

Luxury (n): sự sang trọng => Luxurious (adj): sang trọng

Poison (n): chất độc => Poisonous (adj): có độc

Chuyển danh từ đuôi “ance” thành đuôi “antial”

Substance (n): chất, của cải => Substantial (adj): có nhiều của cải

 

c) Quy tắc cấu tạo trạng từ

Quy tắc: Adj + ly => Adv

Ex: Skillful (adj): thành thạo => Skillfully (adv): một cách thành thạo

Lưu ý:

- Một số trường hợp cần chuyển “y” thành “i” rồi thêm “ly”

Ex: Easy (adj): dễ dàng => Easily (adv): một cách dễ dàng

- Một số trạng từ và tính từ viết giống nhau

Ex: fast, late, early, hard

Tuy “hardly, hard, late, lately” đều là trạng từ nhưng chúng có nghĩa khác nhau.

 

11.2.2. Các cấu tạo từ ghép: danh từ ghép, tính từ ghép

a) Quy tắc cấu tạo danh từ ghép

 

Quy tắc

VD

Danh từ + Danh từ

Bath (n) + room (n) => Bathroom (n): phòng tắm

Danh động từ + Danh từ

Driving + license (n) => Driving license (n): bằng lái xe

Tính từ + Danh từ

Hard (adj) + ware (n) => Hardware (n): phần cứng

 

- Danh từ ghép có thể có gồm 3 từ hoặc nhiều hơn

Ex: Father–in–law (n): bố chồng, bố vợ

      Good-for–nothing (n): kẻ vô tích sự

 

- Trong cấu tạo “Danh từ + Danh từ”, danh từ đi trước thường ở dạng số ít nhưng cũng có một số trường hợp ở dạng số nhiều:

Ex: A goods train (n): tàu chở hàng

      A sports shop (n): cửa hàng bán đồ thể thao

 

b) Quy tắc cấu tạo tính từ ghép

 

Quy tắc

VD

Danh từ + Tính từ

Home (n) + sick (adj) => Home-sick: nhớ nhà

Danh từ + Phân từ

Panic (n) + stricken (V3) => Panic-stricken: sợ hãi

Trạng từ + Phân từ

Well (adv) + oiled (V3) => Well-oiled: trơn tru

Tính từ + Phân từ

Ready (adj) + made (V3) => Ready-made: làm sẵn

Full (adj) + grown (V3) => Full-grown: phát triển đầy đủ

Tính từ + N-ed

Right (adj) + angled (N-ed) => Right-angled: vuông góc

 

12. Chuyên đề 12: Collocations – Sự kết hợp từ

12.1. Khái niệm

Collocation (kết hợp từ) là một nhóm từ được kết nối với nhau theo đúng thứ tự và luôn được xuất hiện cùng nhau khi nói về một thông tin nào đó.

 

12.2. Tổng hợp collocation của các động từ thường gặp

6 dạng collocation phổ biến:

  • adverb + adjective (trạng từ + tính từ): cực kỳ sốc ⟶ utterly shocked (HAY HƠN very shocked)
  • adjective + noun (tính từ + danh từ): mưa nặng hạt ⟶ heavy rain (NOT thick rain)
  • noun + noun (danh từ + danh từ): một ổ bánh mì ⟶ a loaf of bread (NOT a chunk of bread)
  • noun + verb (danh từ + động từ): chim hót ⟶ birds tweet (NOT birds bark)
  • verb + noun (động từ + danh từ): tắm ⟶ take a bath (NOT do a bath)
  • verb + adverb (động từ + trạng từ): lớn tiếng ⟶ speak loudly (NOT speak bigly)

 

13. Chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh số 13: Clauses – Mệnh đề

 

mệnh đề quan hệ - ngữ pháp tiếng anh thi thpt quốc gia

 

13.1. Khái niệm

Là một mệnh đề đứng ngay sau một danh từ mà nó thay thế, bổ nghĩa cho các danh từ đó. Mệnh đề quan hệ có chủ ngữ và vị ngữ đầy đủ, được bắt đầu bởi 1 đại từ quan hệ hay 1 trạng từ quan hệ.

Ex: She is the woman that i talked to yesterday. (Cô ấy là người phụ nữ mà tôi đã nói chuyện hôm qua)

Cụm từ "that I talked to yesterday" là mệnh đề quan hệ, bổ ngữ cho danh từ "the woman" 

 

13.2. Các dạng đại từ quan hệ

 

Mệnh đề quan hệ - ngữ pháp tiếng anh thi thpt quốc gia

 

13.3. Các loại mệnh đề quan hệ 

13.3.1. Mệnh đề quan hệ xác định

Đây là mệnh đề cung cấp những thông tin quan trọng cần thiết để xác định danh từ hoặc cụm danh từ đứng trước. Nếu bỏ mệnh đề này đi thì câu sẽ trở nên tối nghĩa.

Mệnh đề quan hệ xác định được sử dụng khi danh từ là danh từ không xác định và không dùng dấu phẩy ngăn cách giữa nó và mệnh đề chính.

Ex:

- Do you remember the time when we first met each other? (Bạn có nhớ lần đầu tiên chúng ta gặp nhau không?)

- The boy who is wearing a blue T shirt is my little brother. (Cậu bé mặc áo phông màu xanh là em trai tôi.)

 

13.3.2. Mệnh đề quan hệ không xác định

Đây là mệnh đề cung cấp thêm thông tin cho chủ ngữ. Nếu bỏ mệnh đề này đi thì câu vẫn có nghĩa. Mệnh đề quan hệ không xác định có dấu hiệu nhận biết là dấu phẩy “,”.

Ex:

- Taylor Swift, who is famous all round the world, is a singer. ( Taylor Swift, người nổi tiếng toàn thế giới, là một ca sĩ) 

- Hanoi, which is the capital of Vietnam, has been developing rapidly in recent years. (Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây.)

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các em học sinh những kiến thức về ngữ pháp tiếng Anh nằm trong khuôn khổ kỳ thi THPT Quốc gia. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các em có thêm kiến thức quan trọng trong quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh Để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

 

>>>Xem thêm: 

Các dạng bài thường gặp trong đề tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

Những lưu ý khi ôn luyện đề thi Đại học môn Anh 

13 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh ôn thi THPT Quốc Gia (Phần 1)

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990