img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Bí kíp chinh phục đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ đề thi THPTQG môn Văn

Tác giả Minh Châu 09:28 14/05/2024 37,210 Tag Lớp 12

Môn Ngữ văn là môn bắt buộc phải thi để có thể tốt nghiệp THPT. Để làm tốt bài thi Văn THPT Quốc gia thì các em cần lưu ý đến 3 phần kiến thức là đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Bài viết này VUIHOC sẽ tổng hợp những lưu ý và kinh nghiệm viết đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ.

Bí kíp chinh phục đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ đề thi THPTQG môn Văn
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Tổng quan về đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ

1.1. Khái niệm

Nghị luận là một kiểu văn bản trong đó người viết cần sử dụng những lập luận, lý lẽ của mình nhằm bàn luận về một vấn đề, một sự vật hoặc sự việc, hiện tượng nào đó trong đời sống, cũng có thể là bàn luận nhằm đánh giá một tác phẩm văn học hoặc tư tưởng suy nghĩ của một người nào đó. Nhằm làm rõ được vấn đề cần nghị luận. Bài văn nghị luận cần phải thể hiện được tính thuyết phục cao, các lập luận trong bài văn cần có những những ví dụ, dẫn chứng cụ thể đối với vấn đề đang được bàn luận.

⇒ Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ là đoạn văn nghị luận ngắn có độ dài khoảng 200 chữ (được phép viết trong khoảng 200 – 250 chữ) hoặc tầm 20 – 25 dòng.

 

Khái niệm về đoạn văn nghị luận xã hội 200 từ 

 

1.2. Phân loại và cách nhận biết các dạng đề

a) Phân loại

Có thể chia thành ba dạng:

  • Dạng 1: Nghị luận về một số câu nói, tư tưởng, ý kiến trong phần ngữ liệu đọc hiểu → Đọc hiểu sẽ tích hợp với nghị luận về một đạo lí, tư tưởng.
  • Dạng 2: Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống được nhắc đến trong phần đọc hiểu → Đọc hiểu kết hợp với một hiện tượng trong xã hội, đời sống.
  • Dạng 3: Nghị luận về một ý nghĩa, thông điệp được rút ra và gợi mở trong phần đọc hiểu → Đọc hiểu kết hợp nghị luận về một ý nghĩa, thông điệp được nhắc đến từ phần đọc hiểu.

 

b) Nhận biết

Nhận biết các dạng và kiểu đề để lựa chọn cách triển khai các vấn đề, lập dàn ý một cách phù hợp.

  • Dạng 1: Là một câu nói, tư tưởng, ý kiến giống như một câu danh ngôn hoặc một câu nói, tư tưởng, ý kiến có nội dung tương tự như với nội dung trong ngữ liệu trong phần Đọc hiểu.
  • Dạng 2: Thường đề của phần nghị luận xã hội sẽ chứa các từ khóa như: hôm nay, ở Việt Nam, hiện nay,…
  • Dạng 3: Đề yêu cầu đưa ra ý nghĩa, thông điệp trong ngữ liệu phần đọc hiểu (thường là một đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích hoặc đoạn văn, bài văn).

 

2. Kỹ năng viết đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ 

2.1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn

Thí sinh khi viết văn Nghị luận xã hội đầu tiên cần phải bảo đảm cấu trúc đoạn văn, bao gồm: Mở đoạn, thân đoạn cùng với kết đoạn.

- Mở đoạn: Nêu ra vấn đề nghị luận (xem xét khái quát của mình về vấn đề) .

- Thân đoạn cần phải bảo đảm được những nội dung sau:

a) Thứ nhất: Giải thích các câu nói/ khái niệm/ hiện tượng.

b) Thứ hai: Phân tích và chứng minh được nội dung, cụ thể như sau:

Nêu những ý nghĩa, biểu hiện của vấn đề đối với một cá nhân hay một cộng đồng. Nếu là vấn đề tiêu cực thì lưu ý đến biểu hiện hoặc tác hại của vấn đề đối với một cá nhân hay một cộng đồng.

Lưu ý: Phần này, học sinh cần phải khai thác một cách ngắn gọn nhưng triệt để và trọn vẹn. Luôn luôn đưa ra những câu hỏi: Vấn đề này có tác hại/tác dụng gì đối với tâm hồn/trí tuệ của cá nhân; có tác hại/tác dụng gì với sự phát triển của nhân loại và cộng đồng?

Tuy vậy, bài viết sẽ trở nên thuyết phục hơn, thể hiện cái nhìn khát quát hơn nếu học sinh đưa ra được vấn đề đem lại những giá trị lớn lao cho cộng đồng, nhân loại, dân tộc.

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân

Ví dụ: Sự kiên trì của Edison không những đem lại thành công với cá nhân Edison mà nó còn giúp ông thành “vĩ nhân thắp sáng nhân gian”. Hoặc cũng có thể nhấn mạnh được: Sự kiên trì của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ, chống Pháp; sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng y tế thế giới trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu về vắc-xin phòng chống Covid-19…)

c) Thứ ba: Lý giải cho nguyên nhân (chủ quan hoặc khách quan).

Vấn đề tích cực hoặc tiêu cực thì đều có nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Khi đánh giá, người viết cần thể hiện thái độ khách quan, tích cực, nhân văn, thể hiện được ý thức trách nhiệm của mình.

Ví dụ: Lối sống thực dụng có nguyên nhân khách quan chính là đời sống xã hội hoặc môi trường giáo dục…, nhưng cần phải chú trọng đến nguyên nhân có tính quyết định đó là hành động, nhận thức của chính mình. Từ đó nêu ra hướng phát huy hoặc khắc phục (nếu có).

d) Thứ tư: Bàn luận và mở rộng thêm.

Phần này, thí sinh cần đưa ra được 2 ý: Đưa ra phản đề và mở rộng thêm vấn đề.

  • Phản đề cần nêu ra những biểu hiện tích cực và tiêu cực liên quan đến vấn đề quan tâm. Ví dụ, đề bài yêu cầu nêu được ý nghĩa của lòng kiên trì thì ở phần phản đề cần nêu được những trăn trở, phê phán về những biểu hiện nóng vội, thiếu kiên trì.
  • Mở rộng thêm vấn đề (thể hiện được cái nhìn biện chứng): Mở rộng thêm ý, không khẳng định vấn đề đó một cách cực đoan, một hướng

Ví dụ: Kiên trì mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, song song với kiên trì ta cần có sự sáng tạo, linh hoạt, khi đó, sự kiên trì mới thể hiện hết ý nghĩa, nhất là trong thời đại kỉ nguyên số.

- Kết đoạn: Chốt lại vấn đề, nêu ra bài học về nhận thức và hành động (bài học cần nêu đầy đủ: nhận thức về vấn đề đó như thế nào, sẽ hành động ra sao).

 

Cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

 

2.2. Biết cách tư duy và lập luận

Yêu cầu về ngôn ngữ, lập luận và diễn đạt trong một đoạn văn nghị luận là: Lập luận một cách chặt chẽ, kết hợp với lý lẽ và dẫn chứng (dẫn chứng phải tiêu biểu, mang tính thời sự).

Tránh viết kể lể quá dài dòng nhưng cũng không nên đại khái và lý thuyết. Ý kiến phải thật toàn diện, sâu sắc, mới mẻ. Có thể trích dẫn thêm những câu nói, danh ngôn hay để đoạn văn trở nên sinh động, hấp dẫn và có cảm xúc hơn…

 

2.3. Đảm bảo về dung lượng và đáp ứng trọng tâm vấn đề

Bài viết cần phải đảm bảo nằm trong khoảng 200 chữ (học sinh có thể viết tối đa trong gần khoảng 1 trang giấy thi).

Một đoạn văn Nghị luận xã hội có thể sẽ tập trung vào một khía cạnh nào đó của vấn đề. Khi ấy, các em cần chú trọng nhất đến việc bàn luận, lập luận ý trọng tâm đó. Các ý kiến khác chỉ nên trình bày với mục đích hỗ trợ, tạo ra sự kết nối, làm sáng tỏ ý trọng tâm mà đề đã yêu cầu.

Yêu cầu dành cho người viết: Cần phải có lý tưởng, đạo lý (tôn trọng pháp luật và những quy tắc đạo đức, nâng cao cái đúng, cái đẹp); có khả năng lập luận, sư dụng ngôn ngữ nhạy bén; có ý thức quan tâm và cập nhật đến các vấn đề trong xã hội; có tâm hồn phong phú, nhạy cảm và chân thành.

 

kỹ nawg viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

 

3. Các bước làm phần đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ

a) Bước 1 – Viết mở đoạn: Giới thiệu được vấn đề của bài nghị luận xã hội

Tùy vào dung lượng của đoạn văn nghị luận xã hội mà các em có thể chọn viết mở bài ngắn hay. Tuy nhiên hiện nay độ dài cho đoạn văn nghị luận xã hội yêu cầu là 200 chữ. Do đó các em nên suy nghĩ và chọn cho mình cách mở đoạn ngắn gọn. Chỉ nên rơi vào khoảng 1 đến 2 câu văn và giới thiệu thẳng vào vấn đề của bài viết

b) Bước 2 – Giải thích được những từ ngữ quan trọng

Những từ ngữ đó bao gồm những khái niệm, từ ngữ đặc biệt, thể hiện rõ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng (nếu có) của chúng. Từ đó, giải thích được ý nghĩa khái quát mà câu nói hoặc lời nhận định được trích dẫn trong bài đọc đó (đề tích hợp với đọc hiểu) muốn thể hiện. Đây chính là bước dẫn dắt giúp các em chuyển đến phần thân đoạn.

c) Bước 3: Nêu ra được luận điểm kèm theo dẫn chứng nhằm phân tích các luận điểm

Đây là bước đầu tiên trong phần nghị luận của thân đoạn. Do đó các em cần phải nêu ra được luận điểm chính của bài. Sau đó đưa ra những dẫn chứng và tiến hành đưa ra các dẫn chứng nhằm phân tích luận điểm.

Chú ý đến cách viết văn nghị luận xã hội khi nêu ra một hệ thống dẫn chứng, cần đưa ra từ phạm vi rộng → phạm vi hẹp (hoặc cũng có thể ngược lại) để dẫn chứng mang tính thống nhất. Ví dụ: lấy dẫn chứng từ bản thân sau đó đến gia đình và cuối cùng xã hội hoặc ngược lại. Tránh sắp xếp các dẫn chứng một cách lộn xộn: bản thân đến xã hội rồi quay lại gia đình sẽ khiến đoạn văn nghị luận trở nên thiếu sức thuyết phục

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp sớm nhất!

d) Bước 4: Phân tích những nguyên nhân của vấn đề đó

Khi phân tích đến nguyên nhân, người viết cần phải nêu ra được cả 2 khía cạnh là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan của vấn đề. Chú ý đến mỗi khía cạnh nên nêu nhiều nhất 2 nguyên nhân chính. Để tránh cho đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bị quá lan man và dài dòng. Các nguyên nhân cũng cần sắp xếp theo một hệ thống và thứ tự nhất định.

e) Bước 5: Phân tích về những ảnh hưởng của vấn đề 

Những lưu ý khi phân tích ảnh hưởng cũng tương tự như khi phân tích nguyên nhân đó là hãy cố gắng nêu cả những tác động tích cực và tiêu cực của hành động đó đến cộng đồng, xã hội cũng như với mỗi cá nhân. Không nên chỉ phân tích tác động theo một chiều, tránh bài nghị luận xã hội 200 chữ bị thiên kiến mà cần suy xét kĩ hai mặt của vấn đề.

g) Bước 6: Mở rộng, bàn luận vấn đề cần nghị luận 

Để có được bài văn nghị luận xã hội một cách đa chiều hơn, sâu sắc hơn các em có thể áp dụng một số kỹ thuật, hướng viết để mở rộng vấn đề nghị luận như sau:

  • Giải thích: Ngoài đưa ra những biểu hiện của thực trạng em có thể lập luận, lý giải thực trạng đó bằng vốn hiểu biết của mình.
  • Liên hệ: Khi nói về hệ quả hay ý nghĩa của vấn đề các em hoàn toàn có thể liên hệ, gợi mở đến với những chủ đề có điểm tương đồng. Từ đó nhằm làm nổi bật vần đề cần nêu.
  • Lật ngược vấn đề: Đưa ra tình huống, giả thiết đối lập sau đó tiến hành phân tích, bác bỏ và rút ra kết luận.

h) Bước 7: Làm nổi bật quan điểm của cá nhân 

Một bài văn Nghị luận xã hội quan trọng ở việc người viết phải khẳng định được quan điểm, lập luận của mình (đồng ý hay không đồng ý, tán thành hoặc bác bỏ). Một vài trường hợp có thể sử dụng cách viết văn nghị luận xã hội đưa ra ý kiến trung lập. Tuy nhiên cần phải nêu và phân tích đầy đủ được các mặt lợi cũng như hạn chế của vấn đề.

i) Bước 8: Rút ra bài học cho bản thân và cho xã hội

Sau những phân tích về thực trạng, lợi ích cũng như tác hại, người viết cần tổng quát lại, tóm gọn và rút ra được bài học dành cho bản thân. Lưu ý rằng phần bài học chỉ nên nêu ngắn gọn, súc tích, tránh lan man, dài dòng.

>>>Xem thêm: Ôn Văn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

Đăng ký ngay để được các chuyên gia tư vấn và giúp các em có được bài văn nghị luận đạt điểm cao

 

4. 4 điểm thí sinh cần lưu ý để viết đúng cấu trúc của một đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ 

4.1. Kiểm soát thời gian làm bài

Bài văn Nghị luận xã hội sẽ thường chiếm 2 điểm trong tổng số điểm của bài thi. Và giới hạn dung lượng (thường thấy) là khoảng 200 chữ nên cần phải phân bổ thời gian làm bài cho hợp lí (khoảng 15 phút). Các em không nên sa đà, dành quá nhiều thời gian cho câu hỏi này. Và cũng không được mải mê làm các câu khác mà chủ quan, viết đoạn văn nghị luận một cách hời hợt, cẩu thả.

4.2. Độ dài câu

Ưu tiên sử dụng câu đơn, ngắn gọn, không rườm rà. Không nên lạm dụng các yếu tố biểu cảm làm mất đi tính rõ ràng, khoa học, logic mà một bài văn nghị luận xã hội cần có.

4.3. Độ dài đoạn văn

Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ cho nên độ dài đoạn văn sẽ rơi vào khoảng 20 - 25 dòng tuỳ thuộc và chữ viết của mỗi người. Đặc biệt, các em cần phải có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn nhưng vẫn đảm bảo số từ trong giới hạn.

4.4. Dẫn chứng

Chọn dẫn chứng đưa vào bài bài một cách hợp lý, vừa đủ, không nên quá ít hoặc quá nhiều; hạn chế tối đa những dẫn chứng chung chung hoặc không khách quan, mang tính cảm tính và không thực tế.

 

5. Một số lỗi sai thường gặp phải khi viết đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ

 

Một số lỗi sai khi viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ 

 

- Về hình thức: bài viết chưa được trình bày đúng với yêu cầu, lập luận của đoạn văn không rõ ràng, chưa theo phép lập luận diễn dịch, quy nạp hay tổng - phân - hợp, các lỗi chính tả hay ngữ pháp vẫn có thể gặp phải,..

- Về nội dung: Lỗi phổ biến nhất là câu văn rời rạc, chưa có sự liên kết một cách rõ ràng, mạch lạc và khoa học. Nhiều thí sinh viết rất dài dòng nhưng thiếu dẫn chứng cụ thể và đặc biệt không thể hiện rõ quan điểm, ý kiến, lập trường của cá nhân, đồng tình hay phản đối trước vấn đề của đời sống mà đầu bài đã nêu.

Các em chỉ cần 2-3 dẫn chứng tiêu biểu, ngắn gọn là đạt yêu cầu và lưu ý tránh sử dụng các dẫn chứng quá cũ, chung chung, thiếu sức thuyết phục.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Môn Ngữ văn là một trong ba môn quan trọng cần thi trong kỳ thi THPT Quốc gia. VUIHOC đã tổng hợp những nội dung và chia sẻ với các em kinh nghiệm về phần viết đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ. Các em cũng đừng bỏ lỡ kỹ năng làm bài Đọc hiểu văn bản và bài Nghị luận văn học thi THPT Quốc gia đã được nhà trường chia sẻ trong bài trước. Để học được nhiều kiến thức liên quan đến kỳ thi THPT Quốc gia thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990