img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Cách học tốt khối A giúp bạn dành điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc Gia

Tác giả Minh Châu 14:25 24/05/2023 21,653

Nếu học mãi mà vẫn chưa thể đạt được 6 điểm các môn khối A thì đó là do em chưa tìm được cách học phù hợp rồi. Đừng lo bài viết dưới đây sẽ mách em những cách học để dành được điểm số cao nhất trong kỳ thi THPT sắp tới nhé!

Cách học tốt khối A giúp bạn dành điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc Gia
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

I. Khối A sẽ gồm tổ hợp những môn nào?

Khối A hiện nay đã được đổi thành khối A00 với các môn thi gồm Toán – Lý – Hóa. Khối A00 chính là khối mẹ trong tổ hợp xét tuyển của khối A. Từ A00 “đẻ” ra A1, A2…nhé! Với từng môn học sẽ có những bí quyết học khác nhau nhé các em.

II. Cách học tốt khối A

1. Môn Toán

1.2 Ôn tập kiến thức cơ bản theo chuyên đề

Đề thi môn toán trong kì thi THPT Quốc Gia được đánh giá là có phạm vi kiến thức rộng, không chỉ có các câu hỏi liên quan đến chương trình lớp 12 mà thậm chí còn có câu hỏi thuộc kiến thức lớp 10, lớp 11.

Hàm lượng kiến thức lớn nên các em phải có sự chuẩn bị kỹ càng, ôn tập toàn diện. Vậy làm thế nào để có thể hiểu và vận dụng lượng kiến thức khổng lồ đó một cách hiệu quả? Câu trả lời là em nên chia nhỏ để học, nghĩa là học theo các chuyên đề nhé.

1.2 Nắm chắc kiến thức giảm tải

Cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia môn toán gồm 50 câu sắp xếp từ dễ đến khó theo 4 cấp độ của kiến thức từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng đến vận dụng cao.

  • Các em cần đặc biệt lưu ý và chú trọng vào các chuyên đề được học ở học kì 1 lớp 12 và một phần ở đầu học kì 2.
  • Ở câu hỏi vận dụng cao, kiến thức phải chú trọng bao gồm 5 chuyên đề, trong đó có 3 chuyên đề của giải tích (hàm số và bài toán liên quan, mũ và logarit, nguyên hàm và tích phân) và 2 chuyên đề của hình học (thể tích khối đa diện và Thể tích khối tròn xoay)
  • Các kiến thức còn lại của lớp 12 và 11, các em chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản. Những phần kiến thức khác không có trong kỳ thì thì có thể bỏ qua nhé!

1.3 Đừng học tủ Toán

Nếu như ngày xưa, việc học tủ học vẹt khá quen thuộc thì hiện nay với hình thức thi trắc nghiệm loại bỏ được tình trạng này. Đề toán được lấy trong ngân hàng đề thi của Bộ Giáo dục vì vậy tuyệt đối không học tủ nhé!

1.4 Đặt mục tiêu điểm số rõ ràng

Nên đặt mục tiêu điểm số rõ ràng cho bản thân nếu em chỉ muốn mục tiêu 8+ thì chỉ cần ôn tập thật chắc kiến thức 40 câu đầu. Mục tiêu điểm số sẽ giúp em có sự phấn đấu, nỗ lực hơn trong quá trình học tập đấy.

1.4 Gạch chân từ khóa trong câu hỏi

Trong khi thi các em thường có tâm lý lo lắng, căng thẳng, đôi khi còn do chủ quan nên không đọc kỹ đề bài, dẫn đến sai một phần hoặc sai cả bài. 

Hãy bình tĩnh đọc kỹ đề bài, gạch chân dưới những từ, cụm từ quan trọng trong câu hỏi để biết được vấn đề cần giải quyết. Vì đã có rất nhiều bạn từng bị lừa giữa “điểm cực đại” và giá trị cực đại” rồi đó.

1.5 Tận dụng máy tính casio

Khi luyện đề, em hãy xem thử các câu đó có bao nhiêu cách giải, liệu có thể bấm Casio không. Với cấu trúc đề thi hiện nay thì các em có thể bấm được khoảng 30 câu trong đề đấy. Sử dụng máy tính cầm tay là cách tiết kiệm thời gian cực hiệu quả cho em đó.

2. Môn Lý

2.1 Học lý thuyết sách giáo khoa

Hãy nắm chắc lý thuyết vì 50% số câu trong đề thi sẽ là lý thuyết. Nội dung kiến thức chủ yếu là những định nghĩa, khái niệm. Những câu hỏi lý thuyết thường ở mức độ dễ và trung bình, dàn trải toàn bộ chương trình Vật lý cơ bản lớp 12 nên đừng để mất điểm phần này nhé! 

2.2 Học theo từng chuyên đề

Ôn theo từng chuyên đề, đặc biệt ôn thật chắc 3 chuyên đề trong học kỳ I: Dao động cơ, Sóng cơ học, Dòng điện xoay chiều. Chỉ tính riêng ba chuyên đề này đã chiếm 5,5 – 6 điểm trong đề thi THPT quốc gia. Ngoài ra, các em nên tìm các câu hỏi hay, những bài tập mới lạ từ sách tham khảo luyện thi nữa nhé!

2.3 Rèn luyện kỹ năng làm bài

Với hình thức là thi trắc nghiệm gồm 40 câu hỏi, thời gian thi 50 phút nên em cần phải rèn luyện tư duy và tốc độ làm bài nhanh. Để làm tốt, các em cần phải nắm vững kiến thức, trong thời gian đầu làm bài thi các em nên nhìn tổng quan đề thi, chọn lọc câu nào đơn giản làm trước, câu khó làm sau… Điều này giúp các em tránh bị mất điểm oan với câu dễ.

2.4 Sử dụng tốt máy tính Casio

Trong quá trình luyện tập các em nên chép lại những mẹo nhỏ, công thức cần ghi nhớ để nếu có gặp lại thì sẽ giải được luôn. 

Ngoài ra, môn lý có nhiều con số liên quan điện tích, lực điện, hạt nhân, chu kì bán giã, số Avogadro… với lũy thừa mũ âm hoặc dương lớn và số thập phân nhỏ. Vì vậy, các em cần rèn luyện luôn kỹ năng bấm máy tính Casio điều này sẽ giúp giải nhanh các câu hỏi và cũng tiết kiệm thời gian làm bài.

3. Môn hóa

3.1 Đặt mục tiêu điểm số rõ ràng

Với mục tiêu 8 điểm thì em chỉ cần học chắc lý thuyết và kiến thức cơ bản vì 50% số câu trong đề thi môn lý sẽ là lý thuyết.. Còn với những em đặt mục tiêu 9+ thì sẽ cần rèn luyện thêm về tốc độ làm bài cũng như vận dụng xử lý các bài với độ khó hơn.

3.2 Phân bố thời gian làm bài hợp lý

Phân bổ thời gian làm bài hợp lý để có thể xử lý hết đề nhé các em ví dụ:

  • 30 câu đầu chỉ là lý thuyết đơn giản thì mình chỉ nên dành 10-15 phút.
  • 10-15 phút tiếp theo thì mình dành để giải 6 câu tiếp theo đã được nâng độ khó.
  • 4 câu vận dụng cao thì hãy dành khoảng 20 phút.
  • 10 phút cuối hãy dành để kiểm tra lại bài xem còn gì thiếu sót không.

3.3 Không để mất điểm đáng tiếc với những câu hỏi lý thuyết

Trong đề thi THPT Quốc Gia đối với môn Hóa học, phần câu hỏi lý thuyết chiếm khoảng 24 câu (60% nội dung của đề ). Để làm tốt phần thi lý thuyết, các em cần đọc kỹ đề bài, gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng, cẩn thận tránh những câu hỏi dễ dính bẫy.  Các dạng lý thuyết học sinh dễ mất điểm thường là các câu đếm, các câu biện luận tìm chất nên lưu ý nhé!

3.4 Sử dụng sơ đồ tư duy

Muốn học giỏi môn hóa em nên tự tóm tắt lại toàn bộ những gì mình đã học bằng sơ đồ tư duy. Sơ đồ này sẽ giúp em ghi nhớ dễ hơn và bao quát được kiến thức. Đặc biệt, đối với bài toán vô cơ nhiều quá trình, các em nên sử dụng sơ đồ hóa để xử lý dữ kiện, sẽ giúp nhìn ra vấn đề dễ dàng hơn.

3.5 Chú ý các dạng bài điển hình trong phần vận dụng cao

Muốn làm được các bài vận dụng cao các em cần chú ý các dạng bài: Este; Peptit; Biện luận muối amoni; Điện phân; Đồ thị; Bài toán vô cơ khó với nhiều quá trình phản ứng thường kết hợp với tính OXH. 

Các em phải nắm vững kiến thức lý thuyết về tính chất hóa học, phản ứng của các chất để viết phản ứng hóa học và diễn giải bằng sơ đồ hóa một cách chính xác trong khi giải bài.

3.6 Ôn lại nội dung vô cơ lớp 11 

Một số nội dung hóa vô cơ 11 không được nhắc lại trong hóa 12 nhưng vẫn xuất hiện trong đề thi thì các em vẫn phải ôn lại. Các em nên chủ động trong việc ôn luyện kiến thức từ lớp 11 với các chuyên đề quen thuộc như: chương điện li; nhóm IVA,  nhóm VA và chương hidrocacbon. 

3.7 Luyện đề

Việc luyện đề thi nhiều sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng phân bố thời gian, nắm được cấu trúc của đề thi, rà soát lại kiến thức còn thiếu hụt để bổ sung ngay. 

Nên kết hợp làm đề thi với tâm lý như bước vào kì thi chính thức: tự bấm giờ, tự chấm điểm. Sau mỗi đề thi tự làm, các em nên ghi chép lại cẩn thận các ý quan trọng, rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.

Hy vọng những bí quyết dưới đây sẽ giúp các em đạt điểm số cao các môn khối A trong kỳ thi THPT Quốc Gia.

 

| đánh giá
Hotline: 0987810990