Gợi ý giải Đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2024
Ngày 27/6 kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia diễn ra môn thi đầu tiên là Ngữ Văn. Hãy cùng theo dõi đề thi môn Ngữ Văn và gợi ý trả lời từ các thầy cô của vuihoc nhé!
1. Cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn
Đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT các năm gần đây không có sự thay đổi gì về cấu trúc. Đề thi môn Ngữ Văn bao gồm 2 phần là đọc hiểu và phần làm văn. Cấu trúc này rất quen thuộc với các thí sinh.
Phần đọc hiểu: Bao gồm 4 câu hỏi trong đó 2 câu đầu ở mức độ nhận biết, 2 câu cuối ở mức độ thông hiểu và vận dụng.
Phần làm văn: Bao gồm 2 câu hỏi. Một câu viết bài văn nghị luận xã hội và một câu viết bài văn nghị luận văn học. Câu hỏi nghị luận xã hội để đánh giá hiểu biết của thí sinh về hiểu biết xã hội cũng như các kỹ năng tư duy, đưa ra lập luận, bảo vệ quan điểm cá nhân. Còn bài văn nghị luận văn học là dạng bài truyền thống và quen thuộc với các thí sinh bởi trong suốt quá trình học văn, các em cũng đã được thực hành và làm quen dạng bài này trong các bài làm văn. Nội dung nghị luận sẽ rơi vào các tác phẩm văn học trong chương trình lớp 12.
2. Đề thi môn Ngữ Văn tốt nghiệp THPT năm 2024
2.1 Ảnh đề thi ngữ văn tốt nghiệp THPT 2024
2.2 Nhận định đề thi ngữ văn tốt nghiệp THPT 2024
2.2.1 Phần đọc hiểu
Phần đọc hiểu trong đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT Quốc Gia vẫn theo cấu trúc đề thi gồm 4 câu hỏi phân theo ba mức độ là nhận thức ở câu 1-2, câu hỏi thông hiểu ở câu 3 và câu hỏi vận dụng ở câu 4.
Ngữ liệu cho phần đọc hiểu trong đề thi văn năm 2024 được trích trong "Dòng sông và những thế hệ của nước" (Nguyễn Quang Thiều), viết và đọc - chuyên đề mùa thu 2023, nhiều tác giả, NXB Hội nhà văn, 2023. Ngữ liệu đọc hiểu có dung lượng vừa phải, không quá dài và phù hợp với quỹ thời gian làm bài của các thí sinh. Bốn câu hỏi trong đề lần lượt hỏi các vấn đề như sau:
Câu 1: Hỏi về vấn đề "Điều gì tạo nên lịch sử nhân loại". Câu hỏi này các em học sinh dễ dàng trả lời được thông qua đọc hiểu ngữ liệu đề thi. Đây là câu hỏi ở mức độ nhận biết.
Câu 2: Câu hỏi này cũng là câu hỏi liên quan đến đọc hiểu, các em chú ý đọc ngữ liệu bài viết để trả lời yêu cầu của câu hỏi. Câu này cũng không quá khó và cũng nằm ở mức độ nhận biết.
Câu 3 : Câu này cũng liên quan đến kỹ năn đọc hiểu nhưng nằm ở mức độ thông hiểu. Các em phải chỉ ra được tác dụng của sự liên tưởng dong chảy của con sông với lịch sử sáng tạo nghệ thuật.
Câu 4: Đây là câu hỏi ở mức độ vận dụng, các em phải đưa ra những suy nghĩ của bản thân về lẽ sống thông qua suy ngẫm của tác giả "Nếu tách rời từng giọt nước ra khỏi sự thống nhất của đại dương thì chúng ta chỉ nhìn thấy những giọt nước nhỏ bé, đơn độc và dần dần biến mất"
2.2.2 Phần làm văn
Phần làm văn trong đề thi ngữ văn tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2024 giữ nguyên cấu trúc hai câu hỏi về viết bài văn/ đoạn văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học.
Câu 1 (2 điểm)
Câu 1 trong đề là câu hỏi viết đoạn văn nghị luận xã hội với độ dài khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc tôn trọng cá tính. Đây là một vấn đề gợi cho các thí sinh nhiều cảm hứng, suy nghĩ bởi mỗi người đều có một cá tính khác nhau và đều mong muốn những người xung quanh tôn trọng cá tính của mình. Đề bài bàn về việc tôn trọng cá tính rất hay, đặc biệt khi giới trẻ hiện nay càng ngày càng tự do thể hiện cảm xúc và cá tính riêng của mình. Đây là đề thi phù hợp với thí sinh, khi các em đang ở độ tuổi có nhiều thay đổi trong tâm sinh lý và việc muốn thể hiện cá tính của bản thân là điều hoàn toàn bình thường.
Để giải quyết được câu hỏi này, các thí sinh phải đưa ra những quan điểm cá nhân cùng với hệ thống lí lẽ để thuyết phục người đọc. Bên cạnh đó, các em cần phải đưa ra những dẫn chứng thực tế trong đời sống xã hội. Bài thi viết đoạn văn nghị luận xã hội không chỉ giúp kiểm tra kiến thức mà còn kiểm tra cả kĩ năng sống, hiểu biết về thông tin đời sống, xã hội của các em.
Câu 2 (5 điểm)
Câu hỏi thứ 2 là câu nghị luận văn học. Ngữ liệu được lấy từ một tác phẩm trong chương trình ngữ văn 12. Năm nay, đề thi rơi vào tác phẩm "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm . Đề bài yêu cầu các thí sinh thông qua đoạn trích thơ để đưa ra nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Với đề thi này, các em học sinh cần nắm vững nội dung của đoạn thơ, vận dụng các kiến thức đọc hiểu về bài thơ "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm để phân tích những cảm xúc của nhà thơ và những suy tư của nhà thơ về hai từ "Đất Nước", từ đó đưa ra những nhận xét, cái nhìn của bản thân em về những cảm xúc và suy tư đó.
Ngữ liệu của câu hỏi làm văn không quá dài và cung cấp đầy đủ thông tin, phù hợp với yêu cầu đề bài. Các yêu cầu trong đề bài đưa ra giúp đánh giá được kiến thức ngữ văn của các em trong chương trình học cũng như khả năng tư duy, lập luận và kỹ năng viết bài văn nghị luận của các thí sinh.
3. Gợi ý giải đề văn thi THPT Quốc Gia năm 2024
3.1 Phần đọc hiểu
Câu 1: Điều tạo nên lịch sử nghệ thuật của nhân loại là thế hệ nghệ sĩ này nối tiếp nghệ sĩ khác.
Câu 2:
Nếu không có những thế hệ nghệ sĩ trước đó thì các nghệ sĩ của các thế hệ tiếp theo sẽ không có nguồn lực đẻ sáng tạo và khai phá.
Câu 3:
Việc liên tưởng dòng sông với lịch sử sáng tạo có tác dụng:
+ Giúp câu văn thêm sinh động và hấp dẫn người đọc, giúp họ dễ hình dung hơn về lịch sử sáng tạo.
+ Tạo nên sự liên tưởng độc đáo, sáng tạo và nhấn mạnh tính nối tiếp và liên tục trong sáng tạo nghệ thuật.
+ Khẳng định sáng tạo nghệ thuật là một quá trình diễn ra liên tục, luôn có sự kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thế hệ sau không chỉ phát huy những giá trị mà thế hệ trước để lại mà còn sáng tạo và khai phá thêm để dòng chảy nghệ thuật luôn phát triển.
Câu 4:
Học sinh dựa vào đoạn trích để đưa ra suy nghĩ phù hợp.
3.2 Phần làm văn
Câu 1: Hướng dẫn lập dàn ý bài nghị luận xã hội
a. Mở bài:
Đưa ra vấn đề cần nghị luận "suy nghĩ của anh/chị về việc tôn trọng cá tính". Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một câu chuyện, tin tức hay danh ngôn...
b. Thân bài:
- Giải thích: "Cá tính là gì" => Cá tính là một khái niệm mô tả các điểm đặc trưng riêng có của một người, là sự độc đáo làm nổi bật họ so với những người khác. Cá tính được thể hiện trên nhiều góc độ như hành động, lời nói, sở thích,tư tưởng, cách ăn mặc...
- Trình bày những lợi ích của việc tôn trọng cá tính:
+ Đối với bản thân chúng ta:
-
Tôn trọng cá tính giúp cá nhân phát triển bản thân, tự tin và tự chủ.
-
Khuyến khích sự sáng tạo và sự khác biệt.
+ Đối với xã hội:
-
Tạo ra môi trường sống đa dạng, phong phí và bao dung.
-
Khuyến khích sự đổi mới, phát triển và tiến bộ xã hội.
- Những biểu hiện của sự tôn trọng cá tính:
+ Lắng nghe, thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt của người khác.
+ Không áp đặt, phán xét hoặc ép buộc người khác theo quan điểm của mình.
+ Khích lệ và động viên người khác khẳng định bản thân.
- Không tôn trọng cá tính sẽ đem lại những hậu quả nào:
+ Đối với cá nhân:
-
Gây ra cảm giác tự ti, mất tự tin và căng thẳng.
-
Hạn chế sự phát triển và tiềm năng cá nhân.
+ Đối với xã hội:
-
Dẫn đến sự căng thẳng, xung đột và chia rẽ trong cộng đồng.
-
Kìm hãm sự sáng tạo, đổi mới và phát triển xã hội.
- Làm thế nào để thúc đẩy việc tôn trọng cá tính:
-
Giáo dục và tuyên truyền về lợi ích của sự tôn trọng cá tính ngay từ gia đình và nhà trường.
-
Tạo ra môi trường, chính sách khuyến khích và bảo vệ sự đa dạng, cá tính trong xã hội.
-
Gương mẫu từ những người có ảnh hưởng như giáo viên, lãnh đạo, nghệ sĩ, v.v.
- Phản đề: Cần phân biệt rõ tôn trọng cá tính vói sự vị kỉ, lợi ích cá nhân, bắt người khác phải nghe theo ý kiến quan điểm của bản thân
c. Kết bài:
-
Tóm tắt lại tầm quan trọng của việc tôn trọng cá tính.
-
Kêu gọi mọi người cùng nhau tôn trọng và khuyến khích sự đa dạng, phát triển cá tính của từng cá nhân.
-
Đưa ra mong muốn về một xã hội văn minh, nhân bản, nơi mọi người đều được tôn trọng và tự do phát triển chính mình.
Câu 2: Hướng dẫn trả lời câu hỏi nghị luận văn học
a. Mở bài
- Gới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm và tác phẩm "Đất Nước"
+ Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông chứa đựng sự suy tư và đậm chất triết lí.
+ Bài thơ Đất Nước được trích từ trường ca Mặt đường khát vọng. Đây là một trong những thi phẩm tiêu biểu của nhà thơ với tư tưởng bao trùm tác phẩm: “Đất Nước của nhân dân”.
- Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận: Từ đó nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn thơ.
b. Thân bài:
- Cảm nhận đoạn trích
+ Thời điểm sinh thành nên Đất Nước
"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể."
+ Nguyễn Khoa Điềm đã mở đầu không phải bằng triều đại, con số mà bằng cách nói giản dị, gần gũi, nhà thơ đã hình dung về Đất Nước:
-
Khi “ta” biết nhận thức, đã đủ hiểu biết… ta đã thấy Đất Nước tồn tại, thành hình, thành dạng. Cách nói “Đất Nước đã có rồi”: là cách nói phỏng đoán, nhưng diễn đạt một điều chân lý: Đất Nước có trước tất cả mỗi chúng ta.
-
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể”, “ngày xửa ngày xưa” cụm từ ấy dẫn lối vào những câu chuyện rất xa xưa, rất xa với thời điểm hiện tại, nơi đó có thế giới của cổ tích, của những buổi khai thiên lập địa. Và từ những cái xa xưa ấy, thế giới của những câu chuyện cổ tích, Đất nước đã tồn tại. Hay nói cách khác, khi ta truy về từ tận thủa hồng hoang, nhưng vẫn không thể trả lời thật chính xác thời điểm ra đời Đất nước.
- Quá trình hình thành và phát triển của Đất nước
+ Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn: Hai chữ "bắt đầu" diễn đạt vừa giản dị vừa sâu sắc về không gian hình thành đất nước, không phải bắt đầu từ văn hóa phong tục mà bắt đầu từ những hình ảnh bình dị, triết lí đó là miếng trầu bà ăn. Ta hiểu rằng Đất nước có quá trình hình thành song hành với quá trình xuất hiện văn hoá, phong tục.
+ Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc: Cụm từ “biết trồng tre mà đánh giặc” gợi cho người đọc nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng. Cậu bé vươn vai trở thành tráng sĩ, nhổ tre đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Từ đây ta có thể hiểu ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm ở hai chữ “lớn lên”. Tác giả đã diễn tả hình ảnh Đất Nước vươn mình qua đấu tranh, qua xây dựng, gìn giữ
+ "Tóc mẹ thì bới sau đầu/ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn": Gợi lên một hình ảnh, thói quen mang cả văn hóa, hình ảnh người phụ nữ với búi tóc sau đầu rất quen thuộc. “Gừng cay muối mặn” đó là những gia vị đậm đà, không thể thiếu trong bữa ăn người Việt. Qua thời gian, gừng càng thêm cay, muối càng thêm mặn. Đó là tình nghĩa, là ân tình thuỷ chung trong đời sống tình cảm, đặc biệt là tình cảm vợ chồng.
+ " Cái kèo cái cột thành tên/ Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng": Ý thơ cho ta hiểu, những thân cây, khúc gỗ vô tri trên rừng, bỗng có tên, hoá tuổi, khi chúng gắn bó với đời sống con người, ngôn ngữ cũng phong phú từ đó. Cách hiểu thứ hai, gắn với quan niệm tâm linh tín ngưỡng, và cách hiểu thứ 3 để nói về nếp dựng nhà cửa, để phòng tránh thú dữ, an cư lạc nghiệp. Nhân dân ta đã sáng tạo ra nền văn minh lúa nước, nhưng nhọc công thay, hạt gạo được tạo ra từ biết bao công đoạn: xay, giã, giần, sàng. Cho nên, ý thơ gợi cho ta bài ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
- Định nghĩa Đất Nước qua không gian địa lý - cội nguồn hình thành bản sắc văn hóa.
+ Đất nước không phải là cái gì cao siêu xa vời mà nó là không gian nơi ta lớn lên, gắn với ta từ thủa nằm nôi. Khi “Đất” – “Nước” đứng cạnh nhau, cũng đồng thời ghi dấu nơi đôi ta hò hẹn. Đất nước hợp hoà, thống nhất, cũng như tình yêu đôi lứa hoà quyện. Như vậy, Đất nước là sự thống nhất, gắn bó chặt chẽ giữa các yếu tố: “Đất” và “Nước”, không thể tách rời. Cũng như tình yêu, không thể thiếu hoặc anh, hoặc em.
+ "Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm": Câu thơ như cây cầu dẫn về lời ca dao: “Khăn thương nhớ ai!”. Nơi em đánh rơi chiếc khăn là không gian Đất nước, nỗi nhớ thầm người yêu cũng hoà trong Đất nước. Trong tình yêu của em, trong nơi em hò hẹn, có Đất nước. Như vậy, Đất nước có trong nỗi nhớ của em, có trong tình yêu của em, của đôi ta.
+ " Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc/ Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi": Từ những câu ca dao miền Trung đẹp huyền thoại đã được nhà thơ đưa vào hai câu thơ trên gợi ra một Đất nước giàu đẹp với muôn trùng núi bạc bát ngát biển khơi.
+ " Đất là nơi Chim về/ Nước là nơi Rồng ở": Đất nước là không gian linh thiêng, nơi chim tìm về, nơi rồng ẩn ngụ. Gợi về hai tiếng đồng bào giản dị mà cao quý, tự hào. Đồng thời đánh thức tình cảm tổ tiên, tình cảm cội nguồn trong đầy tâm linh người Việt. Dù là sống ở miền ngược, miền xuôi, trong Nam hay ngoài Bắc đều là con cháu một nhà của tổ tiên Lạc Long Quân, Âu Cơ.
+ "Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ": Đất nước là nơi đoàn tụ của lớp lớp bao thế hệ con dân đất Việt, là nơi đến trường của bao chàng trai, nơi hẹn hò của bao đôi lứa. Là nơi trở về của bao người con làm ăn xa, là nơi đoàn tụ của con cháu với cha ông, người già khuất núi về đoàn tụ với tiên tổ. Đất nước là nguồn cội, là nơi chôn nhau cắt rốn, gần gũi mà thiêng liêng.
- Nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn thơ:
+ Đoạn thơ thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm độc đáo, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về nguồn gốc của Đất Nước bằng những câu thơ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đậm chất trữ tình; thể thơ tự do, chất liệu văn học dân gian, giọng thơ trữ tình ngọt ngào như lời thủ thỉ, tâm tình, trò chuyện,... góp phần thể hiện gắn kết mạch cảm xúc và suy tư trong mỗi dòng thơ và trong cả đoạn thơ.
+ Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng chính là một trong những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm.
c. Kết bài: Tổng kết lại vấn đề cần nghị luận.
4. Đáp án chính thức đề thi môn Ngữ Văn năm 2024 của bộ GD&ĐT
Các thí sinh 2k6 đã vượt qua môn thi đầu tiên của kỳ thi THPT Quốc Gia. Như vậy, chỉ 1 năm nữa các bạn 2k7 cũng sẽ bước vào kỳ thi quan trọng này. Để chuẩn bị kiến thức đầy đủ chinh phuc điểm 9+ các môn thi tốt nghiệp, các em cần có một lộ trình ôn tập ngay từ sớm. Tham khảo khóa học PAS THPT để được các thầy cô xây dựng lộ trình học tập tối ưu nhé!
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Hy vọng với gợi ý giải đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT 2024, các thí sinh có cơ sở để đối chiếu và dự kiến kết quả. Đáp án môn Ngữ Văn thi THPT Quốc Gia năm 2024 sẽ được vuihoc cập nhật chính xác sớm nhất khi có công bố của Bộ GD&ĐT.
>> Mời bạn tham khảo thêm:
- [MỚI NHẤT] Đáp án đề thi Toán THPT Quốc Gia 2024 tất cả các mã đề
- [MỚI NHẤT] Đáp án đề thi Tiếng Anh THPT Quốc Gia 2024 tất cả các mã đề
- [MỚI NHẤT] Đáp án đề thi Lý THPT Quốc Gia 2024 tất cả các mã đề
- [MỚI NHẤT] Đáp án đề thi hóa THPT Quốc Gia 2024 tất cả các mã đề
- [MỚI NHẤT] Đáp án đề thi Sinh THPT Quốc Gia 2024 tất cả các mã đề