img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Gợi ý giải Đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2023

Tác giả Minh Châu 14:32 25/06/2024 7,834 Tag Lớp 12

Ngày 28/6 kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia diễn ra môn thi đầu tiên là Ngữ Văn. Hãy cùng theo dõi đề thi môn Ngữ Văn và gợi ý trả lời từ các thầy cô của vuihoc nhé!

Gợi ý giải Đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2023
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn

Đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT các năm gần đây không có sự thay đổi gì về cấu trúc. Đề thi môn Ngữ Văn bao gồm 2 phần là đọc hiểu và phần làm văn. Cấu trúc này rất quen thuộc với các thí sinh. 

Phần đọc hiểu: Bao gồm 4 câu hỏi trong đó 2 câu đầu ở mức độ nhận biết, 2 câu cuối ở mức độ thông hiểu và vận dụng. 

Phần làm văn: Bao gồm 2 câu hỏi. Một câu viết bài văn nghị luận xã hội và một câu viết bài văn nghị luận văn học. Câu hỏi nghị luận xã hội để đánh giá hiểu biết của thí sinh về hiểu biết xã hội cũng như các kỹ năng tư duy, đưa ra lập luận, bảo vệ quan điểm cá nhân. Còn bài văn nghị luận văn học là dạng bài truyền thống và quen thuộc với các thí sinh bởi trong suốt quá trình học văn, các em cũng đã được thực hành và làm quen dạng bài này trong các bài làm văn. Nội dung nghị luận sẽ rơi vào các tác phẩm văn học trong chương trình lớp 12. 

2. Đề thi môn Ngữ Văn tốt nghiệp THPT năm 2023

2.1 Ảnh đề thi ngữ văn tốt nghiệp THPT 2023

2.1 Phần đọc hiểu 

Phần đọc hiểu trong đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT Quốc Gia vẫn theo cấu trúc đề thi gồm 4 câu hỏi phân theo ba mức độ là nhận thức ở câu 1-2, câu hỏi thông hiểu ở câu 3 và câu hỏi vận dụng ở câu 4. 

Ngữ liệu cho phần đọc hiểu trong đề thi văn năm 2023 được trích trong tác phẩm: 30 năm thơ - Tuyển tập tác phẩm in trên Nhân Dân cuối tuần. Ngữ liệu đọc hiểu có dung lượng vừa phải, không quá dài và phù hợp với quỹ thời gian làm bài của các thí sinh.  Bốn câu hỏi trong đề lần lượt hỏi các vấn đề như sau: 

Câu 1: Hỏi về thể thơ của đoạn trích. Câu hỏi này các em học sinh dễ dàng trả lời được. Đây là câu hỏi ở mức độ nhận biết. 

Câu 2: Câu hỏi này hỏi về những kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt. Yêu cầu chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè trong các dòng thơ phía dưới. Câu này cũng không quá khó và cũng nằm ở mức độ nhận biết. 

Câu 3 : Câu này cũng liên quan đến kiến thức ngữ pháp nhưng nằm ở mức độ thông hiểu. Các em phải chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh dựa vào ngữ liệu cho sẵn.

Câu 4: Đây là câu hỏi ở mức độ vận dụng, các em phải đưa ra những suy nghĩ của bản thân về lẽ sống thông qua suy ngẫm của tác giả trong câu thơ " Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình" 

2.2 Phần làm văn 

Phần làm văn trong đề thi ngữ văn tốt nghiệp THPT Quốc Gia năm 2023 giữ nguyên cấu trúc hai câu hỏi về viết bài văn/ đoạn văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học. 

Câu 1 (2 điểm) 

Câu 1 trong đề là câu hỏi viết đoạn văn nghị luận xã hội với độ dài khoảng 200 chữ bàn về "sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống" thông qua ngữ liệu phần đọc hiểu. Đây là một vấn đề gắn liền với cuộc sống của con người, gợi cho các thí sinh nhiều cảm hứng, suy nghĩ. Đề bài bàn về việc cân bằng cảm xúc rất hay và ý nghĩa, đặc biệt khi giới trẻ hiện nay càng ngày càng tự do thể hiện cảm xúc và cá tính riêng của mình. Đây là đề thi phù hợp với thí sinh, khi các em đang ở độ tuổi có nhiều thay đổi trong tâm sinh lý và việc quản lý cảm xúc cũng là một kỹ năng mềm mà không chỉ riêng các em mà bất cứ ai cũng nên biết để không gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và xã hội khi không kiềm chế được bản thân. 

Để giải quyết được câu hỏi này, các thí sinh phải đưa ra những quan điểm cá nhân cùng với hệ thống lí lẽ để thuyết phục người đọc. Bên cạnh đó, các em cần phải đưa ra những dẫn chứng thực tế trong đời sống xã hội. Bài thi viết đoạn văn nghị luận xã hội không chỉ giúp kiểm tra kiến thức mà còn kiểm tra cả kĩ năng sống, hiểu biết về thông tin đời sống, xã hội của các em.

Câu 2 (5 điểm)

Câu hỏi thứ 2 là câu nghị luận văn học. Ngữ liệu được lấy từ một tác phẩm trong chương trình ngữ văn 12. Năm nay, đề thi rơi vào tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân. Đề bài yêu cầu các thí sinh thông qua đoạn trích để đưa ra cách nhìn và nhận xét về cuộc sống của nhà văn Kim Lân. Với đề thi này, các em học sinh cần nắm vững nội dung của đoạn trích, vận dụng các kiến thức đọc hiểu về tác phẩm " Vợ nhặt" của Kim Lân để phân tích cuộc sống của gia đình nhân vật Tràng, từ đó đưa ra những nhận xét, cái nhìn về cuộc sống của tác giả Kim Lân ( hay đại diện cho cuộc sống của người dân Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh đó). 

Ngữ liệu của câu hỏi làm văn không quá dài và cung cấp đầy đủ thông tin, phù hợp với yêu cầu đề bài. Các yêu cầu trong đề bài đưa ra giúp đánh giá được kiến thức ngữ văn của các em trong chương trình học cũng như khả năng tư duy, lập luận và kỹ năng viết bài văn nghị luận của các thí sinh. 

3. Gợi ý giải đề văn thi THPT Quốc Gia năm 2023 

2.1 Phần đọc hiểu

Câu 1: Thể thơ trong đoạn trích là thể thơ tự do

Câu 2: Những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cơn giông mùa hè: đá bay, bầu trời thật thấp, lá bay, cát bay, sấm gõ, gió thổi. 

Câu 3: Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng ở hai câu: "Mưa ròng ròng như triệu ngón tay" và " Ngỡ như hành quân trở về tuổi nhỏ" 

Tác dụng của cách sử dụng biện pháp tu từ này:

+ Giúp cho hình ảnh thiên nhiên (cơn mưa) trở lên sinh động hơn. Giúp cho người đọc dễ dàng hình dung ra cảnh cơn mưa đầu mùa hè. 

+ Cách so sánh này giúp cho tác giả nhấn mạnh đến hiện tượng thiên nhiên là cơn mưa giông đầu mùa hè, cơn mưa trút xuống gợi cho con người nhiều tâm trạng thích thú, cảm giác trở về tuổi thơ sống trọn trong cơn mưa ký ức. 

+ Biện pháp so sánh giúp cho đoạn thơ trở lên bay bổng, cuốn hút người đọc hơn. 

Câu 4: Câu hỏi này các thí sinh tự đưa ra quan điểm cá nhân. 

Gợi ý: Các em có thể đưa ra những quan điểm như sau: 

- Trước những thử thách khó khăn như "cơn giông", chúng ta cần bình tĩnh và đưa ra những quyết định, phương án giải quyết tốt nhất giống như "đi qua cơn giông". 

- Cuộc sống của mỗi người có vô vàn những thử thách. Nếu không có khó khăn, thử thách thì chúng ta không thể dần trưởng thành hơn và mạnh mẽ hơn. Chúng ta phải biết đối mặt với nó và vượt qua nó. 

2.2 Phần làm văn 

Câu 1: Hướng dẫn lập dàn ý bài nghị luận xã hội

a. Mở bài

Đưa ra vấn đề cần nghị luận "sự cần thiết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống" . Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một câu chuyện, tin tức hay danh ngôn... 

b.Thân bài 

- Giải thích các từ: cảm xúc là gì => Cân bằng cảm xúc là khả năng nhận thức, điều chỉnh tâm trạng, suy nghĩ hợp lý trong mọi hoàn cảnh từ cuộc sống đến công việc.

=> đưa ra kết luận cân bằng cảm xúc là điều cần thiết với mỗi người

- Bàn luận về việc cân bằng cảm xúc bằng cách đưa ra các luận điểm, luận cứ

+ Luận điểm 1: Vì sao chúng ta phải cân bằng cảm xúc? 

  • Nếu không làm chủ được cảm xúc, chúng ta sẽ dễ bị chúng chi phối => không làm chủ được bản thân, có thể mất lý trí gây ra những hậu quả không thể vãn hồi, hậu quả xấu cho chính bản thân và những người xung quanh. 
  • Nếu làm chủ được cảm xúc, chúng ta sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề hơn, giữ được tâm trạng luôn vui vẻ và đặc biệt xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. 
  • Cân bằng cảm xúc là một kỹ năng mềm mà chúng ta cần rèn luyện ngay từ khi còn bé 

+ Luận điểm 2: Cân bằng cảm xúc quan trọng như thế nào?

  • Giúp chúng ta chủ động đối mặt với khó khăn, không trốn tránh và có cách xử lý hiệu quả
  • Giúp chúng ta đưa ra được quyết định đúng đắn và lý trí,  không bị cảm xúc chi phối, vừa giải quyết được vấn đề mà không gây ảnh hưởng đến mối quan hệ với mọi người 
  • Giúp chúng ta tận hưởng cuộc sống, tự tin hơn và hạnh phúc hơn mỗi ngày. 

Với mỗi luận điểm và luận cứ trên, các thí sinh nên đưa ra những dẫn chứng thuyết phục kèm theo. Nếu liên hệ với thực trạng xã hội hay thực tế cuộc sống của các thí sinh thì sẽ thuyết phục hơn. 

- Phản đề: Những người không cân bằng được cảm xúc sẽ thế nào?

+ Sống cảm tính, không làm chủ được bản thân khi bị cảm xúc chi phối 

+ Sống thiếu ý thức và không tôn trọng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. 

c. Kết bài:

Tổng kết và liên hệ với bản thân 

Câu 2: Hướng dẫn trả lời câu hỏi nghị luận văn học 

a. Mở bài

- Gới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ Nhặt 

- Đưa ra vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân và cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân 

b. Thân bài

- Phân tích đoạn trích

  • Vị trí, bối cảnh đoạn trích 

+ Đoạn trích nằm ở phần cuối trong truyện, trong bữa cơm đầu tiên đón con dâu mới của gia đình Tràng

+ Bối cảnh: Tràng là người đàn ông xấu xí sống trong xóm ngụ cư. Trong một lần đẩy xe bò, Tràng đã "nhặt" được vợ. Đoạn trích miêu tả cảm xúc của các nhân vật trước sự kiện thu thuế sau khi Tràng có vợ.

- Vẻ đẹp tâm hồn, niềm tin vào tương lai và đổi đời của những người đứng trên bờ vực của cái chết. 

  • Niềm tin vào tương lai

+ Trong bữa cơm đón nàng dâu mới, khi bà cụ Tứ đàng truyền cho các con của mình niềm tin vào tương lai tốt đẹp thì tiếng trống thúc thuế vang lên đưa tất cả về hiện thực. Lúc này, niềm tin của bà không thể cất cánh, lỗi no cuộc sống lại quay trở về nguyên vẹn. 

+ Ngay sau đó, nàng dâu mới đã đưa ra những thông tin định hướng về lối thoát cho cả gia đình, đưa ra niềm tin mạnh mẽ về một tương lai không còn đói như " không đóng thuế", "phá kho thóc Nhật" 

+ Tâm trạng của bà cụ Tứ dần vơi bớt đi khi nghe con dâu kể về những điều bà chưa từng thấy, từng làm bao giờ. Hình ảnh " ánh sáng le lói cuối đường hầm" là hình ảnh ẩn dụ cho lối thoát, ánh sáng của tương lai của chính gia đình bà và những người dân khốn khổ như bà. 

  • Khao khát tương lai hạnh phúc, đổi đời

+ Được thể hiện rõ nhất ở nhân vật Tràng sau khi nghe vợ nói chuyện " phá kho thóc Nhật". Nhân vật Tràng từ một người nông dân ngờ nghệch cũng đã bắt đầu quan tâm đến tình hình xã hội lúc bấy giờ như " mạn Thái Nguyên, Bắc Giang không đóng thuế" rồi " phá kho thóc Nhật chia cho người đói" => Tràng suy nghĩ về những người đi phá kho thóc và cảm thấy hối hận khi không tham gia => Tín hiệu về một tương lai theo cách mạng của người nông dân. 

+ Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng trong tâm trí Tràng: Dấu hiệu của sự giải phóng, người nông dân đứng lên giải phóng chính mình. 

- Đánh giá đoạn trích

+ Nghệ thuật thể hiện tâm hồn người nông dân: Sử dụng thủ pháp đối lập, tương phản giữa hoàn cảnh cuộc sống và tính cách

+ Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, xây dựng sự khác nhau giữa nội tâm, cảm xúc của từng nhân vật trong cùng một hoàn cảnh cuộc sống. 

- Liên hệ nhận xét về cách nhìn cuộc sống của tác giả Kim Lân

+ Phơi bày hiện thực xã hội trước cách mạng tháng 8 

+ Cái nhìn tiến bộ về cách mạng, mối liên hệ giữa hiện thực cuộc sống tối tăm và ánh sáng con đường giải phóng. 

+ Cái nhìn tràn đầy sự nhân văn, lòng nhân ái, khát khao sống và hạnh phúc của người nông dân. Cho thấy một cái nhìn về khả năng của con người, không còn là nạn nhân nữa mà vượt qua nghịch cảnh để hướng tới con đường cách mạng tươi sáng. 

c. Kết bài 

Khái quát lại toàn bộ vấn đề, đưa ra các giá trị về nội dung và nghệ thuật. 

4. Đáp án chính thức đề thi môn Ngữ Văn năm 2023

Các thí sinh 2k5 đã vượt qua môn thi đầu tiên của kỳ thi THPT Quốc Gia. Như vậy, chỉ 1 năm nữa các bạn 2k6 cũng sẽ bước vào kỳ thi quan trọng này. Để chuẩn bị kiến thức đầy đủ chinh phuc điểm 9+ các môn thi tốt nghiệp, các em cần có một lộ trình ôn tập ngay từ sớm. Tham khảo khóa học PAS THPT để được các thầy cô xây dựng lộ trình học tập tối ưu nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Hy vọng với gợi ý giải đề thi Ngữ Văn tốt nghiệp THPT 2023, các thí sinh có cơ sở để đối chiếu và dự kiến kết quả. Đáp án môn Ngữ Văn thi THPT Quốc Gia năm 2023 sẽ được vuihoc cập nhật chính xác sớm nhất khi có công bố của Bộ GD&ĐT. 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990