Mẹo làm trắc nghiệm hóa thi THPT Quốc Gia
Mẹo làm trắc nghiệm hóa thi THPT Quốc Gia là từ khóa được nhiều các em học sinh quan tâm. Những mẹo này vừa dễ nhớ, đơn giản lại rất hiệu quả, phần nào giúp các em giải quyết đề thi nhanh hơn và khoanh được những câu mà các em đang “bí” chưa có hướng trả lời.
1. Mẹo làm trắc nghiệm hóa thi THPT Quốc Gia
1.1 Mẹo làm trắc nghiệm hóa thi đại học: Loại trừ đáp án
Loại trừ đáp án là mẹo làm trắc nghiệm được nhiều học sinh áp dụng không chỉ trong môn hóa mà ở hầu hết các môn thi. Trong môn thi Hóa, các em có thể áp dụng một số mẹo loại trừ như sau:
Trường hợp câu hỏi có 3 đáp án giống nhau thì 1 trong 3 đáp án đó chắc chắn có đáp án đúng. Như vậy với mẹo này các em có thể loại trừ được 1 đáp án, nâng cao tỷ lệ khoanh đúng đáp án.
Ví dụ ở câu hỏi có 4 đáp án như sau:
A. Chu kỳ 4, nhóm IIA
B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB
C. Chu kỳ 3, nhóm VIB
D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA
Chúng ta có thể loại trừ đáp án C bởi đáp án này khác hẳn với các đáp án còn lại. Dựa trên cơ sở những đáp án không có dấu hiệu đánh lừa thì thường là đáp án sai.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp các đáp án sai nếu mang hai vế thông tin thì thường thông tin đằng sau sẽ là cơ sở để các em loại trừ tiếp đáp án. Như đáp án C, phần phần “ chu kì 3” là phần sai thì “ nhóm VIB” sẽ là phần đúng. Vì vậy các em có thể chọn luôn đáp án B vì có chung chữ “B” trong đáp án.
Để hiểu hơn về điều này, các bạn có thể tham khảo thêm một ví dụ khác:
A. 4,9 và glixerol
B. 4,9 và propan-1,3-điol
C. 9,8 và propan-1,2-điol
D. 4,9 và propan-1,2-điol
Nhìn qua bốn đáp án và áp dụng cách loại trừ thì đáp án của câu này sẽ là D phải không nào. Cách suy luận đáp án loại trừ này đã được kiểm chứng và đúc kết từ các đề thi môn hóa THPT các năm. Tuy nhiên không phải lúc nào mẹo làm trắc nghiệm hóa thi THPT Quốc Gia này cũng chính xác. Vì vậy các em cần cân nhắc khi sử dụng nhé!
Các thầy cô của VUIHOC đang rất muốn chia sẻ mẹo làm trắc nghiệm hóa thi đại học cho các em trong khóa học PAS THPT đấy. Đăng ký ngay để được lên lộ trình học tập “cá nhân hóa” sớm nhất.
1.2 Mẹo đếm dữ kiện trong đáp án
Mẹo đếm dữ kiện trong đáp án là một quy luật rất quan trọng mà các em phải nhớ nhé. Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần trong đáp án thì chắc chắn đó là dữ kiện đúng.
Ví dụ tham khảo:
A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2
B. Zn(NO3)2 và AgNO3
C. Fe(NO3)2 và AgNO3
D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2
Các em dễ dàng có thể thấy được dữ kiện Zn(NO3)2 xuất hiện ở các đáp án A, B và D. Như vậy, một trong ba đáp án sẽ là câu trả lời. Đáp án C bị loại. Khi đó các em áp dụng mẹo số 1 đã được chia sẻ ở trên, một phần của đáp án C sẽ đúng. Sau khi so sánh, các em có thể loại được đáp án D. Như vậy các em chỉ cần chọn giữa A và B, nâng tỷ lệ chọn đúng lên 50%.
Thêm một ví dụ khác trong mẹo này để các em có thể hiểu rõ hơn cách vận dụng:
A. Al, Fe, Cr
B. Mg, Zn, Cu
C. Ba, Ag, Au
D. Fe, Cu, Ag
Ở đây các em có thể thấy đáp án D các chất hóa học Fe, Cu, Ag đều xuất hiện 2 lần, vì vậy đây sẽ là đáp án đúng.
1.3 Mẹo chọn 2 đáp án gần giống nhau
Khi một câu hỏi hóa có 2 đáp án gần giống nhau thì chắc chắn 1 trong 2 đáp án sẽ là câu trả lời. Ví dụ:
A. m = 2a – V/22,4
B. m = 2a – V/11,2
C. m = 2a – V/5,6
D. m = 2a + V/5,6
Các em có thể thấy đáp án C và D gần giống nhau, chỉ khác dấu cộng và trừ. Tiếp tục áp dụng phương pháp loại trừ số 1 thì có thể loại trừ đáp án D vì ba đáp án trên đều là dấu trừ. Như vậy, đáp án đúng của câu hỏi này là C.
1.4 Mẹo chọn đáp án ở những câu hỏi %
Ở những câu hỏi phải chọn đáp án % thì những đáp án nào có tổng bằng 100% thường là đáp án chính xác. Ví dụ:
A. 70%
B. 50%
C. 37,27%
D. 30%
Có thể thấy 70% + 30% = 100%. Như vậy đáp án A hoặc D là đáp án đúng.
1.5 Mẹo khoanh bừa
Nếu sắp hết giờ thi mà các em còn quá nhiều câu chưa hoàn thành thì các em nên khoanh bừa, không nên bỏ trống đáp án. Dưới đây là một số mẹo khoanh bừa dành cho các em:
-
Các câu tính độ pH hãy khoanh các đáp án có số 1, 2, 12 hoặc 13
-
Nên khoanh các câu có giá trị không phải lớn nhất hoặc nhỏ nhất.
-
Các câu lý thuyết có đáp án gần giống nhau hoàn toàn, trong đó sẽ có đáp án đúng.
-
Các đáp án có sự đối lập nhau thì sẽ có 1 câu đúng trong đó
-
Các đáp án có những từ sau thường sai: luôn luôn, hoàn toàn, duy nhất, chỉ có…
-
Đáp án mang những cụm từ sau có thể là đáp án đúng: có thể, tùy trường hợp, có lẽ…
2. 10 bí quyết chọn nhanh đáp án thi môn Hóa
Dưới đây là 10 bí quyết giúp các em học sinh chọn nhanh đáp án đề thi môn hóa tốt nghiệp THPT Quốc Gia:
-
Nếu đề bài hỏi kim loại hóa trị III thì hãy nghĩ đến Al đầu tiên. Còn kim loại hóa trị I thì hãy loại bỏ Cu, Cr và Fe.
-
Nếu vào dạng đề kim loại A phản ứng với H2SO4 hoặc HNO3 sinh ra NO2, NO hoặc SO2 thì có thể loại trừ Mg, Zn, Al và các kim loại kiềm thổ. Ưu tiên chọn các đáp án về Fe, Cu và Ag.
-
Loại các đáp án có kim loại lạ, ít gặp, ưu tiên chọn các kim loại thường gặp
-
Nếu đề nhắc đến lưỡng tính thì phải nghĩ ngay đến Al, Al2O3, Al(OH)3 rồi đến Cr và Zn.
-
Câu hỏi về nước cứng chứa Mg2+ và Ca2+, nước cứng tạm thời Mg2+, Ca2+ và HCO3-, nước cứng vĩnh cửu Mg2+, Ca2+ và Cl-, SO42-, Khi nhắc đến làm mềm nước cứng thì ưu tiên chọn Na2CO3 và Na3PO4 hoặc K2CO3 và K3PO4.
-
Khi đề thi nhắc đến kim loại kiềm thì chọn những đáp án liên quan đến số 1, còn kim loại kiềm thổ thì chọn đáp án liên quan đến số 2.
-
Ghi nhớ câu thần chú học thuộc dãy điện hóa
-
Những câu lý thuyết câu nào có đáp án dài nhất thường đúng
-
Ghi nhớ một vài con số: Phản ứng tạo NH3 có hiệu suất H = 25%, nồng độ HCHO để ướp xác là 37% - 40%
-
Bài tập tìm CTPT Amin/ hợp chất hóa học trong các BT đốt cháy: Dùng công thức tỉ lệ Số C: số H: số N = n(CO2) : 2*n(H2O) : 2*n(N2)
Bộ sách cán đích 9+ chính là chìa khóa giúp các em lấy được điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc Gia. Đăng ký ngay để được đọc thử sách hoàn toàn miễn phí nhé!
3. Cần gì để làm tốt bài thi hóa tốt nghiệp THPT Quốc Gia
2.1 Phân chia thời gian làm bài hợp lý
Với thời lượng 50 phút để trả lời 40 câu hỏi trong đề thi môn Hóa thì các em cần phải phân bổ thời gian làm bài hợp lý để có thể hoàn thành hết bài thi. Các em nên làm bài thi từ câu số 1 vì theo cấu trúc đề thi môn Hóa thì những câu đầu tiên hầu hết đều là những câu hỏi đơn giản, nằm ở mức thông hiểu. Với những câu chắc chắn, các em hãy tô luôn vào phiếu trả lời. Còn những câu chưa chắc chắn thì các em có thể khoanh ở đề trước. Những câu chưa làm được thì các em nên bỏ qua luôn, tránh mất thời gian suy nghĩ quá lâu mà không kịp làm các câu ở phía dưới.
Trong trường hợp gần hết giờ mà các em vẫn chưa hoàn thành bài thi thì hãy nhanh chóng khoanh bừa hết tất cả các câu, không nên bỏ sót bất cứ câu nào vì các em vẫn có 25% cơ hội khoanh trúng câu trả lời.
2.2 Tránh vận dụng nhầm lẫn kiến thức
Trong các phần kiến thức ôn thi hóa tốt nghiệp THPT thì phản ứng oxi - hóa khử xuất hiện xuyên suốt trong các kì thi. Nhưng các em học sinh cũng rất dễ bị nhầm lẫn. Dưới đây là một số ví dụ các em cần chú ý:
2.3 Tránh bị “ bẫy” kiến thức
Các câu hỏi về kiến thức hóa thi THPT Quốc Gia rất phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, trong đề thi chắc chắn sẽ xuất hiện những câu hỏi “bẫy” kiến thức của các em. Để học sinh tránh gặp phải các trường hợp như trên, các thầy cô thường đưa ra những giả định tình huống trong đề bài lý thuyết hay bài tập để các em được rèn luyện và tránh được những sai lầm tương tự trong bài thi.
Để được tổng hợp kiến thức đầy đủ và hướng dẫn làm bài thi hóa hiệu quả, hãy đăng ký khóa học PAS THPT của VUIHOC nhé! Các chuyên đề hóa hấp dẫn được truyền tải bởi các thầy cô có kinh nghiệm sẽ giúp các em có “động lực” học tập hơn mỗi ngày.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Trên đây, VUIHOC đã tổng hợp lại mẹo làm trắc nghiệm hóa thi THPT Quốc Gia có tỷ lệ đúng cao. Tuy nhiên, những mẹo trên chỉ mang tính chất tương đối và không thể thay thế cho việc chuẩn bị nền tảng kiến thức tốt chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia. Các mẹo làm trắc nghiệm hóa thi đại học chỉ mang tính chất tham khảo và áp dụng vào những câu các em không biết trả lời thôi nhé!
>> Mời các em tham khảo thêm:
- Phương pháp giải các dạng bài tập hóa thi THPT Quốc Gia
- Kiến thức Lý ôn thi THPT Quốc gia
- Các dạng toán thi THPT Quốc Gia hay gặp