img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Ngành Bác Sĩ Thi Khối Nào? Điều Kiện Xét Tuyển Và Các Trường Đào Tạo

Tác giả Cô Hiền Trần 14:03 24/05/2023 34,172

Bác sĩ luôn là ngành nghề thu hút nhiều học sinh đăng ký. Vì vậy để biết ngành bác sĩ thi khối nào và hiểu rõ hơn về ngành nghề này, các em hãy theo dõi bài viết của Vuihoc tổng hợp thông tin về ngành bác sĩ cũng như điều kiện xét tuyển ngành bác sĩ, danh sách các trường đào tạo,...

Ngành Bác Sĩ Thi Khối Nào? Điều Kiện Xét Tuyển Và Các Trường Đào Tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Ngành Bác sĩ là gì?

Hiện nay có rất nhiều bạn thắc mắc thi bác sĩ khối nào? Học tại trường gì? Nhưng trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu ngành Bác sĩ là gì?

Hiểu đơn giản bác sĩ là người làm công việc chữa trị và phục hồi sức khỏe cho con người bằng các chẩn đoán và tìm cách chữa trị cho mọi người dựa trên kiến thức và chuyên môn đã được đào tạo tại trường.

Bác sĩ là gì và thi bác sĩ khối nào

Bác sĩ đa khoa là người điều trị các chứng bệnh cho bệnh nhân, được đào tạo nhằm điều trị cho bệnh nhân với vấn đề sức khỏe mà họ gặp phải. Bác sĩ đa khoa là người chịu trách nhiệm khám và đưa ra chẩn đoán bệnh từ đó tìm các phương pháp chữa trị cũng như là các phương pháp phòng, chăm sóc cho bệnh nhân. Vậy ngành bác sĩ thi khối nào? Các em hãy tiếp tục tìm hiểu ngay sau đây nhé. 

2. Học ngành Bác sĩ thi khối nào? 

Sau đây là một số thông tin giúp giải đáp thắc mắc muốn học bác sĩ thi khối nào của các bạn học sinh. Hiện nay do có những thay đổi về hình thức thi và đa dạng các khối thi nên các trường đào tạo về Y không còn tuyển riêng khối B là Toán, Sinh, Hóa như ngày trước nữa. Sau đây là một vài tổ hợp các môn thi cho ngành nghề bác sĩ:

A00: Toán, Lý, Hoá

A02: Lý, Toán, Sinh

B00: Toán, Hóa, Sinh

B01: Sinh, Toán, Sử

B03: Toán, Sinh, Văn

B04:  Sinh, Giáo dục công dân, Toán

D01: Toán, Văn, Anh

D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

D90: Toán, KHTN, Tiếng Anh

Thông thường các trường đào tạo ngành Y lấy điểm xét tuyển rất cao. Vì vậy các em học sinh cần tìm hiểu rõ về khối thi để lựa chọn cho mình khối thi phù hợp. 

3. Điều kiện xét tuyển ngành Bác sĩ

Ngoài việc tìm hiểu về học bác sĩ thi khối nào, các bạn học sinh cũng cần biết về điều kiện xét tuyển được vào ngành này. Dưới đây là danh sách điểm chuẩn của một số trường đại học đào tạo về ngành Bác sĩ. Học sinh hãy tham khảo ngay bây giờ.

Khu Vực

Trường

Điểm chuẩn


 

Miền Bắc

Trường Đại học Y Dược – ĐHQG Hà Nội

28.15

Đại học Y Dược Hải Phòng

26.9

Đại học Kỹ thuật Hải Dương

26.10

 

Miền Nam

Đại học Y Dược TP.HCM 

28.20

Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM 

26.35

4. Học ngành bác sĩ ra trường làm gì?

4.1. Bác sĩ đa khoa

Đây là công việc của bác sĩ làm ở bệnh viện đa khoa, các trạm y tế,... Khi là một bác sĩ đa khoa đòi hỏi các bạn phải có một kiến thức chuyên môn rất tốt.

Tùy từng bệnh nhân mà bác sĩ đa khoa sẽ khám và chẩn đoán bệnh để tìm ra phương pháp, cách điều trị hiệu quả cho bệnh nhân, tiếp theo là chuyển bệnh nhân đến với bác sĩ chuyên khoa phù hợp.

Nếu các bạn có một chuyên môn tốt, các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm chất lượng cùng mức lương đúng với năng lực. Bạn có thể làm việc tại các phòng khám, các bệnh viện hay có thể tự mở phòng khám của riêng mình.

4.2. Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ chuyên khoa là người có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực như: Tai - Mũi - Họng, thần kinh, tim, da liễu,… 

Bác sĩ chuyên khoa - thi bác sĩ học khối nào

Bác sĩ chuyên khoa có thể làm việc theo chuyên môn với một lứa tuổi nào đó. Có thể là trẻ em, trung niên hay người già. Sau khi ra trường, các bạn sẽ thường làm tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa, hoặc phòng khám của chính mình nếu như có điều kiện.

4.3. Bác sĩ ngoại khoa

Đây là bác sĩ tham gia vào các ca phẫu thuật. Công việc của bác sĩ ngoại khoa đòi hỏi bạn phải có một tinh thần vững vàng và kiến thức cũng như kinh nghiệm cao để tham gia vào ca phẫu thuật như: Cắt bỏ khối u, chỉnh sửa, ghép nối các bộ phận,… Đôi khi bác sĩ ngoại khoa cũng chuyên về các lĩnh vực như: phẫu thuật não, tim,… Đây là công việc tác động đến các bộ phận quan trọng của con người nên đòi hỏi cần sự tập trung cao của mỗi bác sĩ.

4.4. Bác sĩ răng hàm mặt

Nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng tăng và bác sĩ răng hàm mặt hiện đang là nghề có cơ hội việc làm cao.

Các bác sĩ đa khoa sau khi ra trường cũng có thể làm bác sĩ răng hàm mặt. Họ là người trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc khám hay điều trị và tư vấn các bệnh liên quan tới răng - hàm - mặt, thực hiện các ca phẫu thuật, hay là thực hiện các thủ thuật về răng hàm mặt cũng như những công việc khác theo sự phân công.

Bác sĩ răng hàm mặt ngành bác sĩ thi khối nào

4.5. Bác sĩ phụ sản

Bác sĩ khoa sản là những người được đào tạo và có chuyên môn về phụ khoa và sản khoa. Họ được đào tạo để xử lý bất cứ tình huống nào có thể xảy ra trong lúc chuyển dạ của thai phụ,...

Công việc của bác sĩ phụ sản là khám chữa bệnh cho sản phụ như: siêu âm, xét nghiệm,… Cũng như theo dõi sự phát triển của thai nhi để phát hiện cũng như chữa trị, đưa ra những phương pháp giúp bảo vệ thai nhi phát triển một cách tốt nhất. 

Ngoài ra, các bác sĩ phụ sản còn có thể có công việc như tư vấn về chế độ dinh dưỡng, giúp các sản phụ sinh nở thuận lợi,…

4.6. Y tá, Điều dưỡng, Hộ lý, Hộ sinh

Ngành bác sĩ thi khối nào và nghề y tá

Hộ lý là người giúp đỡ và chăm sóc cho bệnh nhân về các công việc như ăn uống, vệ sinh cá nhân, hỗ trợ các bác sĩ, y tá khi cần thiết để theo dõi tình hình của bệnh nhân.

Y tá thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, chữa trị cho người bệnh, tư vấn hỗ trợ cho gia đình bệnh nhân, chăm sóc vết thương,… nhằm giúp bệnh nhân hồi phục. Ngoài ra, là y tá bạn còn phải theo dõi, lưu hồ sơ bệnh án, hỗ trợ bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán, ghi chép và cập nhật bệnh lý, sử dụng máy móc công cụ y tế,…

Điều dưỡng là người có công việc phối hợp với các ngành nghề khác trong y tế để phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, chăm sóc cho người bệnh tại các cơ sở y tế. Điều dưỡng không chỉ làm theo lời của bác sĩ mà còn phải có kiến thức về xã hội, tâm lý,… để áp dụng hiệu quả trong quá trình chăm sóc người bệnh.

Đây đều là những công việc các bạn có thể làm tại các bệnh viện lớn và cơ hội nghề nghiệp cũng rất cao do cần rất nhiều nhân lực. 

4.7. Bác sĩ thú y

Bác sĩ thú ý là công việc khám và chữa trị cho các loài động vật. Các bác sĩ thú ý cũng là người tham gia vào hoạt động nghiên cứu dịch bệnh từ các loài động vật để tìm ra thuốc chữa trị và ngăn chặn. Bác sĩ thú ý và ngành bác sĩ thi khối nào

Những trường đào tạo ngành bác sĩ thú y ra trường hàng năm không nhiều mà nhu cầu tuyển dụng lại lớn. Điều này cho thấy cơ hội việc làm khi ra trường cho sinh viên cũng rất lớn. Tốt nghiệp bác sĩ thú y các bạn có thể làm việc tại cơ quan nhà nước như viện nghiên cứu, các trạm thú y,… Ngoài ra, bác sĩ thú y có đủ điều kiện, năng lực và kinh nghiệm, các bạn cũng có thể tự mở các phòng khám thú y cho riêng mình.

5. Danh sách các trường đào tạo ngành Bác sĩ trên cả nước

Các bạn đã được tìm hiểu về các ngành nghề Y như ngành bác sĩ tâm lý thi khối nào, bác sĩ đa khoa thi khối nào,... Sau đây sẽ thống kê đầy đủ những trường có đào tạo ngành Bác sĩ trên cả nước để các em học sinh có thể tham khảo, chọn cho mình trường phù hợp.

5.1. Hệ Đại học

  • Miền Bắc

  • Đại học Y Hà Nội

  • Khoa Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội

  • Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

  • Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

  • Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

  • Đại học Y Dược Hải Phòng

  • Miền Nam 

  • Đại học Y Dược TP.HCM

  • Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

  • Khoa Y – Đại học Quốc gia TP.HCM

  • Đại học Nguyễn Tất Thành

  • Đại học Y Dược Cần Thơ

  • Đại học Nam Cần Thơ

  • Đại học Tân Tạo

  • Đại học Trà Vinh

  • Đại học Võ Trường Toản

  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

  • Miền Trung

  • Đại học Y Dược – Đại học Huế

  • Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng

  • Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng

  • Đại học Dân lập Duy Tân

  • Đại học Y khoa Vinh

  • Đại học Tây Nguyên

  • Đại học Buôn Ma Thuột

5.2. Hệ Cao đẳng

  • Cao đẳng Dược Trung Ương

  • Cao đẳng Y tế Hà Nội

  • Cao đẳng Y tế Huế

  • Cao đẳng Y tế Cần Thơ

  • Cao đẳng Y tế Thái Bình

  • Cao đẳng Y tế Hải Phòng

  • Cao đẳng Y tế Bình Dương

  • Cao đẳng Y tế Thái Nguyên 

6. Giải đáp một số thắc mắc về ngành Bác sĩ

6.1. Ngành bác sĩ học mấy năm?

Sinh viên chuyên ngành y đa khoa ngoài việc phải học 6 năm tại các trường Đại học đào tạo về ngành y khoa ra thì cần phải có ít nhất 2 đến 3 năm học thêm về chuyên khoa. Các bác sĩ đa khoa cũng phải tham gia các cuộc thi để lấy chứng chỉ hành nghề. Nếu có thời gian, các bác sĩ đa khoa học nhiều năm thì mới có thể đảm bảo được chất lượng đào tạo.

6.2. Lương của ngành bác sĩ hiện nay

Là cử nhân chuyên ngành y đa khoa sau khi ra trường thì bác sĩ đa khoa sẽ được nhận mức lương từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng. Nếu như bác sĩ đa khoa có kinh nghiệm thì họ hoàn toàn có thể thỏa thuận với mức lương cao hơn từ 10 triệu đồng trở lên. Hơn thế nữa nếu là bác sĩ đa khoa công tác tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài, thì mức lương thu nhập của bác sĩ đa khoa còn cao hơn nữa, từ 30.000- 35.000 USD/năm.

Chắc hẳn với những thông tin từ bài viết đã giúp các bạn nắm rõ được những điều cần biết về ngành bác sĩ thi khối nào. Để cập nhật thêm được nhiều điều và bài giảng hay, hãy truy cập nền tảng học online Vuihoc.vn ngay hôm nay để tìm hiểu và chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới nhé!

| đánh giá
Hotline: 0987810990