img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Trọn bộ bí kíp ôn Văn thi THPT Quốc gia nắm chắc điểm 8 trở lên

Tác giả Minh Châu 15:54 30/11/2023 33,395

Môn thi Ngữ Văn là môn thi có cách thức thi cũng như chấm điểm khác với các môn thi THPT khác. Để đạt điểm cao môn thi này, thí sinh cần có khả năng cảm nhận văn học tốt cũng như phương pháp ôn tập phù hợp với học lực. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn cho các em cách để ôn Văn thi THPT Quốc gia sao cho hiệu quả và đạt điểm cao nhé!

Trọn bộ bí kíp ôn Văn thi THPT Quốc gia nắm chắc điểm 8 trở lên
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Nắm chắc cấu trúc đề thi

1.1. Phần đọc hiểu

Phần đọc hiểu trong đề thi môn Ngữ văn thường chiếm khoảng 30% số điểm. Phần thi này nhằm mục đích đánh giá khả năng đọc hiểu văn bản của các thí sinh. Ngoài ra, các thí sinh khi ôn văn thi THPT Quốc gia cần huy động được toàn bộ những kiến thức và kĩ năng để cảm nhận một đoạn trích, một văn bản hay một thi phẩm mà chưa từng được đề cập trong chương trình Ngữ văn phổ thông. Thông qua bốn câu hỏi của phần thi được sắp xếp theo các cấp độ lần lượt từ nhận biết tới thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, các chiến binh phải thể hiện được sự hiểu biết của bản thân về những kiến thức cơ bản của Tiếng Việt cùng khả năng cảm thụ về từ ngữ. Từ đó có khả năng đưa ra ý kiến cá nhân về một vấn đề hay nhận định được đặt ra có trong đoạn văn.

Phần thi này chủ yếu sẽ tập trung vào các kỹ năng:

  • Tiếp xúc và đánh giá sơ bộ một tác phẩm văn học
  • Khái quát hoặc lý giải ý nghĩa của các từ ngữ trong câu, đoạn
  • Tìm và nêu dụng ý nghệ thuật của các từ ngữ, cấu trúc, các biện pháp tu từ xuất hiện trong các câu văn
  • Liên hệ giữa hoàn cảnh sáng tác, cuộc đời tác giả tới giọng văn, âm hưởng của các tác phẩm.

Từ đó, các thí sinh có thể hiểu rõ được những tâm tư tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm hoặc chính là bức thông điệp của thế hệ đi trước tới các thế hệ mai sau hay trực tiếp hơn sẽ chính là gợi mở để giải quyết câu hỏi nghị luận xã hội trong phần làm văn.

Các kiểu câu hỏi thường gặp:

a) Câu hỏi về kiến thức tiếng Việt

Những dạng câu hỏi này thường được đánh giá với ở mức độ nhận biết. Yêu cầu đối với các thí sinh là nhận biết được tác phẩm mình vừa đọc thuộc Thể loại nào? (Thơ, văn nghị luận, báo khoa học,...) Thể thơ? (Lục bát, thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, song thất lục bát, tự do,...) Phương thức biểu đạt? (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính - công vụ) Phong cách ngôn ngữ? (Sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính, khoa học) Thí sinh chỉ cần trả lời dưới dạng câu trả lời ngắn, trả lời trực tiếp vào nội dung câu hỏi và không cần giải thích. 

b) Câu hỏi nêu nội dung, nghệ thuật

Đây là dạng câu hỏi ở mức độ thông hiểu, yêu cầu học sinh cần nắm được nội dung tác giả muốn truyền đạt trong một đoạn trích ngắn và khái quát nó thành khoảng 1 câu văn hoặc chỉ ra thủ pháp nghệ thuật được nhắc đến và từ đó thể hiện ý đồ của tác giả trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật (Chủ yếu nhằm nhấn mạnh một nội dung hoặc so sánh, đối chiếu với một đối tượng có tính chất tương tự) 

c) Dạng câu hỏi: Theo anh/ chị cần làm gì? Hiểu như thế nào? Thế nào là…

Đối với dạng này, thí sinh cần giải thích theo cách hiểu của bản thân về một hình tượng, một vật thể xuất hiện trong văn bản được trích. Ngoài ra, câu hỏi có thể yêu cầu thí sinh thể hiện tính liên quan, sự kết nối của hai vật thể để làm bật tinh thần của văn bản hoặc cảm xúc của người với người hoặc một cá thể với một đối tượng khác. Thí sinh cần trình bày dưới dạng một đoạn ngắn, tránh việc gạch đầu dòng.

d) Dạng câu hỏi: Anh/chị có đồng tình với ý kiến không? Thông điệp nào có ý nghĩa với em? Vì sao?

Những câu hỏi này cần thí sinh không chỉ dựa vào nội dung trong tác phẩm mà còn là những hiểu biết, những cảm nhận cá nhân để làm mở rộng nội dung và những tầng ý nghĩa sâu xa của văn bản. Đây cũng là cách để giám khảo đánh giá cả năng ngôn ngữ, tư duy, kỹ năng phản biện và tư duy logic của người làm bài. (Lưu ý: Đối với câu hỏi có/không, thí sinh không bắt buộc phải trả lời có/không mà có thể nêu trực tiếp quan điểm thể hiện sự đồng ý hoặc phản đối)

Đối với phần Đọc hiểu, thí sinh không cần bắt buộc phải dùng những từ ngữ quá hoa mỹ hoặc trang trọng mà cần thiên hướng chính xác, đi đúng vào trọng tâm của câu hỏi yêu cầu. Những câu hỏi nào có thể trả lời ngắn hoặc dưới dạng gạch đầu dòng, liệt kê thì có thể gạch đầu dòng để thuận tiện cho giám khảo chấm thi tránh việc viết đoạn gây rối ý và khó khăn trong diễn đạt (Nếu khả năng sử dụng ngôn ngữ phải thật sự tốt và linh hoạt mới nên dùng đoạn văn).

Đặc biệt, thí sinh nên gạch chân dưới yêu cầu và những điều quan trọng mà đề bài nhắc đến hoặc nhấn mạnh để tránh việc sai đề, lạc ý, đưa ra những quan điểm không liên quan đến đề bài.

>>>Xem thêm: Kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản đề thi THPT Quốc gia môn Văn

 

 

1.2. Phần làm văn

Phần thi này chiếm 70% số điểm trên tổng điểm cả bài thi.

a) Phần Nghị luận xã hội

Về hình thức, phần này không còn là viết một bài văn có cấu trúc hoàn chỉnh như những năm về trước mà sẽ chỉ cần viết một đoạn văn ngắn độ dài rơi vào khoảng 200 chữ. Về nội dung, bài thi cũng không còn yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về một vấn đề độc lập nào đó mà sẽ là một vấn đề có phần liên hệ tới nội dung có trong phần Đọc – hiểu. Thông thường, đề thi sẽ lấy từ một câu nói ngoài sách hay từ một ý được thể hiện ở trong văn bản đọc hiểu ở phần trên, điều này sẽ cho thí sinh cảm thấy gần gũi và thiết thực hơn. Yêu cầu của đề thi sẽ thường là yêu cầu dạng mở nên các thí sinh có thể vô cùng thoải mái đưa ra những quan điểm hay ý kiến cá nhân miễn là mang tính tích cực, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức và pháp luật.

Khi làm dạng câu hỏi này, các bạn hãy chú ý rằng mình cần phải nhớ rõ đây là một đoạn văn nghị luận xã hội chứ không phải một bài văn nghị luận xã hội rút gọn. Thí sinh cần đảm bảo chính xác về cấu trúc của một đoạn văn, có nghĩa là đoạn văn không được phép xuống dòng, không được chia thành hai, ba đoạn văn nhỏ. Đoạn văn cũng cần được đảm bảo là phải có đầy đủ cấu trúc ba phần. Đó là: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Với yêu cầu là đoạn văn số lượng yêu cầu khoảng 200 từ, các em chỉ cần viết khoảng 2/3 trang giấy thi là hoàn thành, không nên viết quá dài, tránh mất thời gian quá nhiều mà vừa bị trừ điểm.

Đặc biệt, các bạn nên tránh kể lể, lan man, loanh quanh với các dữ liệu đưa ra hoặc quá hứng thú mà quên đi dung lượng thời gian cho phép hay đưa ra quá nhiều dẫn chứng mà không thể nói hết.

Ví dụ:

  • Đề thi Văn năm 2017: "Từ nội dung đoạn trích đọc hiểu anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý nghĩa về sự thấu cảm trong cuộc sống."
  • Đề thi năm 2018: "Từ nội dung đoạn trích đọc hiểu anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay."
  • Đề thi năm 2019: "Từ nội dung đoạn trích đọc hiểu anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống."
  • Đề thi năm 2020: "Từ nội dung đoạn trích đọc hiểu anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày."
  • Đề thi năm 2021: "Từ nội dung đoạn trích đọc hiểu anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về sự cần thiết phải biết sống cống hiến."

Các thí sinh có thể nhận thấy một cách dễ dàng là đề thi sẽ chỉ tập trung và yêu cầu vào một khía cạnh cụ thể nhưng rất nhỏ ở vấn đề, lưu ý vào một số từ khóa như: ý nghĩa/ sự cần thiết/ vai trò/ sức mạnh… Chính vì thế, các em cần xác định chính xác vấn đề cần nghị luận, chỉ nên tập trung bàn vào vấn đề chính đó, không cần thiết phải khai thác quá nhiều luận điểm ngoài khiến bài thi lan man, dài dòng, chung chung…

Đối với câu hỏi về nghị luận xã hội quan trọng nhất là cần thực hiện được đúng các bước, nên sử dụng phối hợp được nhiều thao tác viết một bài/đoạn văn nghị luận xã hội. Trước tiên, ta cần biết giải thích vấn đề (hoặc khái niệm), sau đó là tới khả năng phân tích mở rộng, nâng cao, liên hệ đến thực tế, có đưa ra được dẫn chứng cụ thể, xác thực, phù hợp, có tính thời sự (có thể kết hợp cả những dẫn chứng văn học). Để có thể làm tốt được câu hỏi nghị luận xã hội, điều đầu tiên các bạn thí sinh cần là các kiến thức xã hội sâu, rộng, có một sự thông hiểu nhất định những vấn đề thuộc về đạo đức, lối sống hay các sự kiện, hiện tượng đang “nóng” ở hiện tại, đang diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta… Khi có được những sự hiểu biết này, các bạn mới có thể bày tỏ được quan điểm, thái độ và nhận định, cũng như có đầy đủ các lý lẽ và dẫn chứng để thuyết phục được người đọc hiểu hơn vấn đề đang nói tới.

Mặt khác, thông qua những nhận thức và trải nghiệm cá nhân, thí sinh nên bày tỏ được quan điểm riêng của bản thân về các vấn đề được nêu trong đề bài. Tuy nhiên, hiểu và trình bày được các vấn đề xã hội một cách thấu đáo, chỉnh chu thì không phải một việc đơn giản. Vì thế, đây cũng là dạng câu hỏi có tính phân loại thí sinh cao.

Lưu ý thêm rằng, tuy đề tài của đề thi có rộng lớn, nhưng tất cả sẽ đều có một mục đích chung là giúp chúng ta trở thành người tốt hơn và có ích với xã hội hơn. Nghị luận xã hội hướng tới khả năng phân tích, bàn bạc những vấn đề liên quan tới các mối quan hệ của con người ở trong đời sống xã hội hàng ngày. Đoạn văn nghị luận xã hội sẽ chú trọng vào việc bày tỏ được những quan điểm cá nhân nên yêu cầu khuyến khích các bạn sáng tạo từ trong cách nghĩ, cách viết tới cách bộc lộ cá tính…

Tuy nhiên, các bạn cần nhớ rằng sự sáng tạo, khác biệt vẫn cần phải dựa trên lý lẽ, căn cứ xác thực cùng với một thái độ phải thật chân thành, phù hợp với những chuẩn mực xã hội. Bởi lẽ, mục đích cuối cùng của đề bài là tạo ra được những tác động có tính tích cực đến con người và những mối quan hệ trong xã hội, giúp chúng ta ngày càng trở nên tốt đẹp, tích cực hơn. Vì thế khi làm bài, các bạn cần chú ý tới sự lan tỏa những thông điệp tích cực, ý nghĩa tới con người và xã hội.

>>>Đăng ký để được thầy cô chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm ôn thi phần làm văn ngay<<<

b) Phần Nghị luận văn học

 

Ví dụ về phần thi nghị luận văn học THPT Quốc gia

 

Đây là phần thi có điểm số chiếm nhiều nhất trong bài thi. Tuy vậy, khá nhiều học sinh chỉ thường tập trung vào các phần học thuộc trong chương trình lớp 12, hoặc chỉ ôn tập dòng văn xuôi nhưng lại hoàn toàn lược bỏ đi phần thơ.

Các bạn không nên học tủ nếu muốn đạt được điểm số tốt mà cần phải học tất cả các tác phẩm chính được công bố có trong chương trình thi THPT Quốc gia. Đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, đề thi sẽ thường chú trọng vào dạng bài phân tích một nhân vật hay một khía cạnh ở trong một đoạn trích chứ không còn chú trọng nhiều vào dạng câu hỏi thi mang tính bao quát tất cả nhân vật hay toàn bộ tác phẩm. Từ đó sẽ tích hợp cùng với 1 vấn đề xã hội/trình bày suy nghĩ hay đánh giá về một vấn đề có trong tác phẩm.

Ví dụ:

  • Đề thi năm 2017: "Nêu cảm nhận về đoạn thơ trong bài Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm). Từ đó bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm."
  • Đề thi năm 2019: "Cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn văn. Từ đó nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường."
  • Đề thi năm 2020: "Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích sau…"
  • Đề thi năm 2021: "Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Từ đó nhận xét vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh…"

Về phần cấu trúc, các câu hỏi về phần thi nghị luận văn học sẽ thông thường có ba phần: trích đoạn trích – yêu cầu chính của đề (cảm nhận, phân tích…) – yêu cầu tích hợp (từ đó, nhận xét …. ). Chính vì vậy câu hỏi ở phần này cũng là một dạng câu hỏi có tính phân loại thí sinh rất lớn.

Để có thể làm được thật tốt về câu hỏi nghị luận văn học, thí sinh phải luyện tập thật tốt kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý, đồng thời nắm chắc được đặc trưng ở từng thể loại và các đề tài hoặc chủ đề về tư tưởng, mục đích sáng tác. Thêm vào đó, các em cần tìm hiểu nhiều hơn về các phong cách nghệ thuật, tư tưởng và tình cảm của nhiều tác giả đã thể hiện và gửi gắm thông qua tác phẩm. Thí sinh cần biết tận dụng được những kiến thức có trong sách vở và những cảm xúc cùng với những trải nghiệm cá thân để làm nên bài nghị luận về một đoạn văn.

Cuối cùng là các em cần biết vận dụng và tổng hợp những thao tác nghị luận một cách thành thạo (giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh, bác bỏ).

 

ôn văn thi thpt quốc gia

 

Đối với các đoạn thơ, thí sinh cần xác định được đó là đoạn này thuộc đoạn thơ nào trong bài, nội dung chính của đoạn thơ đó, cần đào sâu vào việc phân tích những hình ảnh, từ ngữ có trong đoạn thơ nêu trên… các bạn nên có những sự so sánh và đối chiếu với các bài thơ khác nhưng có cùng đề tài hoặc cùng thời…

Đối với những câu hỏi trong phần thơ thì ngoài việc phân tích nội dung, thí sinh cần chú ý tới việc phân tích những yếu tố nghệ thuật như cách thức sử dụng ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, hình thức của câu thơ… Đối với những câu hỏi trong phần văn xuôi thì cần xác định rõ là đề bài đang hỏi vấn đề gì trong tác phẩm: Nhân vật nào? Đoạn trích đó thuộc trong phần nào ở tác phẩm? Nội dung là gì? Sau đó tập trung vào phân tích trực tiếp vào vấn đề cụ thể, bám thật sát vào đoạn trích cho trước.

Trước đây, đề thi sẽ thường ra phân tích cả về nhân vật hay cả một vấn đề lớn bao quát tác phẩm (giá trị nhân đạo hay tình huống của truyện… ) nhưng đối với dạng đề thuộc về phân tích một đoạn văn như hiện nay thì thí sinh cần phải tránh bàn luận tràn lan về cả tác phẩm, tránh kể chuyện dài dòng. Các em cần tập trung phân tích kỹ từng câu, từng những cử chỉ, lời nói, hành động của nhân vật có trong đoạn trích. Từ đó, khái quát nên được vẻ đẹp riêng của các nhân vật và những giá trị nhân văn mà tác giả đã gửi gắm vào tác phẩm.

Với phần yêu cầu tích hợp của đề thi, đây là một yêu cầu phụ tuy nhiên lại có tính phân hóa thí sinh rất là lớn. Phần này chiếm phổ điểm không cao (0,5 – 1,0 điểm/5,0 điểm) và khá nhiều thí sinh sẽ bỏ qua, quên làm hoặc chỉ làm một cách qua loa, lạc đề… dẫn tới khả năng mất điểm đáng tiếc. Do đó, sau khi phân tích được xong yêu cầu chính của đề thi, các thí sinh nên xuống dòng và dành ra ít nhất một nửa của tờ giấy thi để bàn luận thêm về yêu cầu này có trong đề.

Để làm được tốt phần thi này,  các bạn cần lưu ý kiến thức về phong cách văn học độc đáo của mỗi tác giả của các tác phẩm, những cái nhìn mới mẻ mang tính chất phát hiện ra con người, nghệ thuật mà tác giả đã gửi gắm thông qua tác phẩm, hoặc liên hệ vào nhiều các vấn đề xã hội (như sống là chính mình được thể hiện trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ; cái nhìn về những mối quan hệ của nghệ thuật và cuộc đời hay nghệ thuật và con người trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu hoặc về cái nhìn nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài hay Vợ nhặt của Kim Lân…) Chú ý là trong bài nên có những sự so sánh đối chiếu với từng tác giả, tác phẩm có cùng một đề tài, cùng một thời đại để bài văn sẽ có sự khái quát, so sánh một cách sâu sắc hơn.

Phần nghị luận văn học luôn là phần có lượng kiến thức rất lớn và rất nhiều bạn học sinh gặp khó khăn trong quá trình học. Hãy cùng thầy cô VUIHOC giúp các bạn giải quyết các vấn đề trên với khóa học PAS THPT. Đăng ký ngay để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!!!

Những bài thi đạt điểm cao ở câu hỏi này những là những bài thi có vốn kiến thức văn học khá tốt cũng như có kĩ năng làm bài ổn và có khả năng tư duy khái quát, tổng hợp vấn đề vượt trội. Ngoài ra thí sinh cũng nên đưa vào bài cảm xúc về những nét đẹp ở trong văn học. Khi làm bài thi, điều đầu tiên là các bạn cần có một bài văn được viết đúng. Tuy nhiên, để đạt được điểm cao cũng cần phải viết hay. Cái hay của một bài văn sẽ được tạo nên từ những suy nghĩ thật sâu sắc.

Chung quy lại, một bài văn được gọi là hay khi các bạn đảm bảo được ba yếu tố: kiến thức, cảm thụ và tư duy sao cho thật tốt. Đối với những bạn có năng khiếu cảm thụ văn học và có kỹ năng hành văn tốt, các bạn sẽ chỉ cần học thuộc các tư liệu văn học được cung cấp để giải quyết câu hỏi đầu tiên. Đối với những tác phẩm có trong chương trình học và thi, các bạn sẽ chỉ cần đọc qua khoảng hai lượt để nhớ được các chi tiết chính là có thể làm bài văn khá tốt.

>>>Xem thêm: Kỹ năng làm bài Nghị luận văn học THPT Quốc gia

 

2. Các giai đoạn ôn Văn thi THPT Quốc gia hiệu quả

 

Giai đoạn ôn văn thi THPT Quốc gia  

 

2.1. Giai đoạn 1: Ôn tập các kiến thức cơ bản thật vững vàng

Trước khi các bạn học những kiến thức lớn, thì các bạn cần học và chuẩn bị kỹ những phần kiến thức nền tảng, cơ bản từ trước. Giai đoạn này sẽ hình thành từ khi các bạn bắt đầu học những tác phẩm văn học và trong khoảng thời gian trước đó các bạn đã nắm vững được lượng kiến thức cơ bản này để ôn văn thi THPT Quốc gia.

2.2. Giai đoạn 2: Ôn tập từng phần theo cấu trúc đề thi

Hãy chú trọng vào việc đọc và phân tích của các bài văn, tiểu phẩm hay các tác phẩm thơ ca. Giai đoạn này sẽ thông thường rơi vào khoảng từ tháng 12 tới tháng 4. Trong thời gian ôn văn thi THPT Quốc gia, các bạn gần như đã hoàn thành xong được chương trình học lớp 12. Vì thế, ngay lúc này, các bạn cần ôn lại toàn những bộ kiến thức đã được học tập ở trường và kết hợp với việc đọc cùng với phân tích các tác phẩm để có thể tăng thêm vốn từ và trau dồi khả năng viết.

2.3. Giai đoạn 3: Tham khảo và luyện tập các đề thi thử/ đề thi năm trước

Ở trong giai đoạn cuối cùng này thường sẽ rơi vào khoảng thời gian trước kỳ thi, là giai đoạn nước rút. Trong thời điểm này, các bạn hãy ôn lại kiến thức chung của tất cả các bài có trong chương trình lớp 12 đã giảm tải. Bên cạnh đó nên kết hợp với việc luyện các đề thi của những năm trước để hiểu được rõ hơn về cấu trúc đề thi, từ đó sẽ rèn luyện và nâng cao về khả năng viết, phân bổ thời gian làm bài một cách hợp lý.

 

3. Thiết lập lộ trình ôn Văn thi THPT Quốc gia theo học lực

Trong bài trước, nhà trường VUIHOC đã chia sẻ cho các em lộ trình ôn thi tốt nghiệp THPT môn Toán 2023 toàn diện nhất cho 2k5. Tiếp nối bài viết hôm nay, nhà trường sẽ tiếp tục gợi ý cho các em lộ trình ôn thi môn Ngữ văn thi THPT Quốc gia theo học lực. Các em theo dõi phần dưới đây để nắm được thông tin quan trọng này nhé!

3.1. Đối với học sinh có học lực ở mức trung bình khá – giỏi

a) Với mục tiêu điểm 7 – 8 môn văn

Trong phần thi môn Ngữ văn, phần Nghị luận xã hội sẽ chiếm 2 điểm. Nếu muốn đạt được khoảng điểm từ 7 thì các bạn cần phải làm tốt những câu hỏi phụ ở trên đề và phần Nghị luận xã hội. Phần thi này sẽ có 2 dạng chính là nghị luận về một hiện tượng ở trong đời sống và nghị luận về một tư tưởng đạo lý nào đó, các bạn nên dành thời gian khoảng 1 tháng dành cho việc ôn tập cho phần này.

 

Ôn Văn thi THPT Quốc gia

 

b) Với mục tiêu từ 9 điểm môn Văn trở lên

Đối với một mục tiêu cao thì chắc chắn rằng các bạn cần phải định hình lộ trình ôn tập của mình ngay từ khi bắt đầu vào năm học cuối cấp. Hãy dành thêm nhiều thời gian hơn trong việc ôn tập và luyện tập đề thi khác. Với câu hỏi về các thể loại thơ, hãy tập trung vào việc  phân tích những giá trị của các tác phẩm đặc biệt là phân tích về loại hình nghệ thuật. Đồng thời ôn tập lại tất cả các kiến thức có  liên quan tới tác giả, tác phẩm, đặc biệt là về phần nội dung và phần nghệ thuật.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần nâng cao phần lý luận văn học của các bạn thông qua việc đọc thêm nhiều các sách báo, những bài thuộc về lý luận, phê bình văn học có trên các trang báo hoặc trang làm văn hay… Đối với phần văn xuôi, các bạn cần ôn tập về những đặc điểm, phương pháp làm bài thi nghị luận về một đoạn trích hay một tác phẩm văn xuôi nào đó. Cùng với đó là hãy bắt đầu trang bị một cách hệ thống những dẫn chứng để có thể phân tích, mở rộng nội dung mạch lạc của từng tác phẩm.

3.2. Đối với học sinh có học lực dưới mức trung bình

Ở các thí sinh có mục tiêu có mức điểm trung bình từ 5 - 6 điểm, các bạn nên dành thời gian từ 2 – 4 buổi/ tuần để đọc hiểu các văn bản có trong Sách giáo khoa đã được học. Từ đó có thể biết được thêm những phương thức biểu đạt, các biện pháp để lập luận, phong cách về ngôn ngữ… có trong tác phẩm. Ngoài ra, các thí sinh cũng cần nắm rõ được ý nghĩa và những loại hình nghệ thuật của các tác phẩm.

Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn về cách để ôn văn thi THPT Quốc gia. Để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>>>Xem thêm: Tổng hợp đề thi văn THPT Quốc gia các năm gần đây

| đánh giá
Hotline: 0987810990