Phương pháp giải các dạng bài tập hóa thi THPT Quốc Gia
Có các dạng bài tập hóa thi THPT Quốc Gia nào các em cần nắm được? Cùng Vuihoc tham khảo những phương pháp giải các dạng đề và bài tập vận dụng trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT nhé!
1. Phương pháp giải các dạng bài tập hóa thi THPT Quốc Gia
1.1 Dạng bài kim loại, oxit kim loại, bazo, muối tác dụng với các axit không có tính oxi hóa
Có hai cách để giải dạng bài kim loại, oxit kim loại, bazo, muối tác dụng với các axit không có tính oxi hóa:
-
Cách 1: Đây là cách giải thường được các em học sinh áp dụng. Đó là dùng các phương pháp đại số và thiết lập các dữ liệu mà đề bài cho để tiến hành giải phương trình hoặc hệ phương trình.
-
Cách 2: Đây là cách giải nhanh kết hợp giữa các phương pháp đại số và các định luật bảo toàn điện tích, nguyên tố, khối lượng để giải đề.
Trên thực tế ở dạng bài này, các em học sinh cần phải phối hợp cả 2 phương pháp mới có thể hoàn toàn giải được đáp án.
1. 2 Dạng bài kim loại, oxit kim loại, bazo, muối tác dụng với các axit có tính oxi hóa mạnh
Để giải được dạng bài này, các em học sinh phải nắm được định luật bảo toàn electron kết hợp với các phương pháp bảo toàn nguyên tố, điện tích, khối lượng. Khi làm dạng bài này, các em học sinh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
-
Khi cho kim loại tác dụng với axit H2SO4: Số mol H2SO4 phản ứng sẽ bằng tổng và n của sản phẩm khử ( So2, S, H2S). Số mol sẽ bằng tổng số mol e nhường chia hai và bằng tổng số mol e nhận chia 2.
-
Khi cho kim loại tác dụng với axit NHO3: Tổng số mol NHO3 phản ứng sẽ bằng trong muối cộng với n của sản phẩm khử (NO2, NO, N2O, N2, NH3).
1.3 Dạng bài dung dịch muối tác dụng với kim loại
Để giải dạng bài kim loại tác dụng với dung dịch muối các em học sinh cần vận dụng cả 2 phương pháp đại số và giải nhanh bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng để giải đề hóa. Khi thực hiện, các em cần lưu ý một số điều như sau:
-
Các em phải thuộc dãy điện hóa của kim loại. Đây là phần nội dung quan trọng, để ghi nhớ các em có thể áp dụng mẹo sau:
-
Khi giải bài tập, các em nên viết phương trình hóa học dưới dạng rút gọn
-
Hầu hết các bài tập dạng này đều là các phản ứng kim loại mạnh tác dụng với muối . của kim loại yếu hơn. Tuy nhiên các em vẫn phải chú ý một số trường hợp ngoại lệ không xảy ra như cho các kim loại kiềm, kiềm thổ tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn thì kim loại sẽ tác dụng trước với H2O, sau đó kiềm sinh ra mới tác dụng với muối.
Học hóa không hề đáng sợ nếu các bạn hiểu được bản chất của các chất hóa học cũng như các phản ứng. Hãy để các thầy cô của VUIHOC lên giúp bạn lộ trình học hóa tối ưu trong khóa học PAS THPT nhé.
1.4 Dạng bài hợp chất lưỡng tính
Đối với dạng bài hợp chất lưỡng tính thì phương pháp giải tối ưu nhất chính là sử dụng phương pháp đại số. Đầu tiên các em cần viết hết tất cả các phương trình hóa học xảy ra, sau đó đưa dữ kiện đề bài vào để tính toán. Khi thực hiện giải bài tập dạng hợp chất lưỡng tính, các em cần chú ý một số điều sau:
-
Hiểu rõ về bản chất của các hợp chất lưỡng tính
-
Có 2 dạng bài trong hợp chất lưỡng tính là bài toán thuận và bài toán nghịch. Các em cần căn cứ vào dữ liệu đề bài cho để xác định đúng dạng toán để giải bài.
1.5 Dạng bài về điện phân
Để làm được dạng bài về điện phân thì các em cần phải biết được sản phẩm của quá trình điện phân là gì, nhất là trong phần điện phân dung dịch. Sau đây là thứ tự điện phân các em cần ghi nhớ:
-
Ở cực âm (catot): Au3+, Ag+, Cu2+, H+, Pb2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+
-
Ở cực dương (anot): I-, Br-, Cl-, OH-, H2O, , NO3-
Vận dụng công thức định luật Faraday để giải bài:
Trong đó:
-
m là khối lượng chất thu được ở các điện cực ( g)
-
A là nguyên tử khối của chất ở điện cực
-
I là cường độ dòng điện (A)
-
t là thời gian điện phân (s)
-
n là số e nhường hoặc nhận của chất ở điện cực
-
F là hằng số faraday = 96.500
1.6 Dạng bài về phản ứng của S02, C02 với dung dịch kiềm
Định hướng giải chung cho dạng bài này là đưa số mol kiềm về số mol của ion rồi viết phương trình hóa học. Có 2 dạng bài toán là bài toán thuận và bài toán nghịch:
Bài toán thuận: Cho chất tham gia phản ứng và tìm sản phẩm. Ở dạng này, chúng ta cần tính được tỉ số mol giữa OH- và O2 (SO2) gọi là k
-
Nếu k <= 1 thì sản phẩm thu được là muối axit, tức là chỉ xảy ra phản ứng + CO2 →HCO3 (1)
-
Nếu k>= 2 thì sản phẩm thu được là muối trung hòa, tức là chỉ xảy ra phản ứng 2 + CO2 → +H2O (2)
-
Nếu 1<k<2 thì sản phẩm bao gồm cả 2 muối, tức là xảy ra cả phản ứng 1 và 2. Khi đó các em phải lập hệ phương trình số mol để giải bài toán.
Bài toán nghịch: Dạng bài cho sẵn sản phẩm và hỏi về chất tham gia phản ứng. Ví dụ cho x mol CO2 tác dụng với y mol OH- tạo thành z kết tủa ( z mol muối trung hòa). Tìm giá trị x biết y,z
Giải: Với bài toán này thì chúng ta chú ý đến giá trị y,z .
-
Nếu y=2z thì bài toán rất đơn giản x= z
-
Nếu y> 2z thì bài toán có thể có 2 đáp số vì xảy ra 2 trường hợp
+ Trường hợp 1: OH- dư, tức là chỉ xảy ra phản ứng (2) Vậy x= zz
+ Trường hợp 2; Xảy cả 2 phản ứng (1),(2): Vậy x= y-z
1.7 Dạng bài về phản ứng của H2, Al, C, CO với oxit kim loại
Để giải dạng bài này, các em cần sử dụng một trong ba phương pháp bảo toàn electron hoặc bảo toàn khối lượng, hoặc bảo toàn nguyên tố để giải quyết. Trong đó, các em cần chú ý một số điều như sau:
-
Số mol của CO = nCO2, nC= nCO2, nH2 = nH2O trong các phản ứng của C, H2, CO
-
Các chất khử C, H2, CO không khử được MgO, Al2O3 và các axit của kim loại kiềm và kiềm thổ
-
Chỉ cần viết sơ đồ phản ứng, không cần viết phương trình hóa học cụ thể. Chỉ có phương trình hóa học phản ứng nhiệt nhôm nên viết rõ vì còn liên quan đến các chất khác.
-
Khi cho H2, CO tác dụng với các oxit là chất rắn thì khi khối lượng chất rắn giảm đi chính là khối lượng của oxi trong oxit.’
Điểm 9+ môn hóa đang nằm trong bộ sách cán đích 9+ mới nhất của VUIHOC. Hãy nhanh tay đăng ký để được hưởng nhiều ưu đãi trong mùa hè này nhé!
1.8 Dạng bài xác định công thức hóa học
Dạng bài xác định công thức hóa học bao gồm 2 dạng bài toán, mỗi dạng sẽ có phương pháp giải riêng:
Bài toán tìm công thức của chất vô cơ : Phương pháp chung là tìm phân tử khối của oxi, muối, nguyên tử khối của kim loại, tìm tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong hợp chất… Các bạn sử dụng phương pháp trung bình phối hợp cùng phương pháp đại số, tăng giảm khối lượng, bảo toàn khối lượng để tìm ra đáp án. Lưu ý các bạn có thể sử dụng phương pháp loại trừ để loại bỏ các đáp án. Bên cạnh đó cần lưu ý một số kim loại có nhiều hóa trị nên trong mỗi phản ứng sẽ thể hiện các hóa trị khác nhau.
Bài toán tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo: Phương pháp giải chung là tìm số nguyên tử cacbon, oxi hoặc hidro hay nguyên tử khối của hợp chất đó. Cũng sử dụng những phương pháp như đại số, tính trung bình khối, tăng giảm khối lượng, bảo toàn khối lượng để tính toán… Nhưng quan trọng nhất các em phải viết được công thức phân tử dạng tổng quát dạng hợp chất hữu cơ phù hợp với đề bài. Phải viết đúng và cân bằng chính xác phương trình tổng quát đó mới giúp các em làm đúng được các bước về sau.
1.9 Dạng bài về hiệu suất
Đối với dạng bài về hiệu suất, phương pháp giải chủ yếu vẫn là đại số. Các em phải viết được phương trình tổng quát và tính theo đó. Cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Dạng bài tính hiệu suất phản ứng chỉ áp dụng cho các phản ứng xảy ra chưa hoàn toàn tức là các chất tham gia phản ứng phải còn dư. Dấu hiệu nhận biết các phản ứng xảy ra không hoàn toàn là trong đề bài không có các câu như “phản ứng xảy ra hoàn toàn” hoặc có câu “ phản ứng xảy ra một thời gian”
Công thức tính hiệu suất phản ứng dựa trên số mol, khối lượng và thể tích:
Trong đó:
- H: Hiệu suất phản ứng (%)
- : Khối lượng thực tế (g)
- : Khối lượng lý thuyết (g)
Lưu ý 0<H<1. Nếu đề bài cho biết lượng chất tham gia phản ứng thì đó là lượng lý thuyết, còn nếu cho biết lượng chất sản phẩm thì đó là lượng thực tế. Trường hợp đề bài cho biết lượng chất tham gia phản ứng của cả 2 thì hiệu suất được tính theo chất nào hết trước ( giả sử hiệu suất là 100%).
2. Vận dụng giải các dạng bài tập hóa thi THPT Quốc Gia
Để giải quyết được các dạng bài tập hóa thi THPT Quốc Gia, bên cạnh lý thuyết thì các em học sinh cần phải vận dụng vào bài tập thực hành để ghi nhớ phương pháp giải bài hóa và hiểu thêm về bản chất của các phản ứng hóa học. Dưới đây là list những bài tập vận dụng theo từng dạng bài tập hóa thi THPT Quốc Gia dành cho các em:
Hóa học có thể là “ cơn ác mộng” với các em học sinh, nhưng đừng lo lắng nếu như các em được lên lộ trình học tập ngay từ sớm. Để vững bước hành trang cho kỳ thi THPT Quốc Gia, các em đừng bỏ qua khóa học PAS THPT với các chuyên đề hay nhất của môn Hóa.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Hy vọng qua những chia sẻ về phương pháp giải các dạng bài tập hóa thi THPT Quốc Gia, các em có thêm một phần kiến thức hữu ích trong quá trình ôn tập. Đừng quên truy cập vuihoc.vn để cập nhật thật nhiều thông tin và bài học hay về các môn học nhé!
>> Mời các bạn tham khảo thêm: