img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Chia sẻ phương pháp ôn thi tổ hợp Khoa học tự nhiên thi THPTQG hiệu quả nhất

Tác giả Minh Châu 14:38 24/05/2023 8,251 Tag Lớp 12

Trong kỳ thi THPT Quốc gia, ngoài các môn thi bắt buộc là Toán, Văn, Anh, thí sinh cũng cần quan tâm đến tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Bài viết này VUIHOC sẽ giúp các em tổng hợp về khái niệm, cách làm bài, phương pháp ôn tập cùng đề minh hoạ thi THPT quốc gia 2023 về tổ hợp khoa học tự nhiên. Các em tham khảo để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới nhé!

Chia sẻ phương pháp ôn thi tổ hợp Khoa học tự nhiên thi THPTQG hiệu quả nhất
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Tổ hợp Khoa học tự nhiên là gì?

Theo cách Bộ Giáo dục và Đào tạo phân bài thi tốt nghiệp, chúng ta có tất cả là hai khối thi bao gồm Khối Khoa học xã hội và Khối Khoa học tự nhiên.

Khối Khoa học tự nhiên được định nghĩa là khối “Bao gồm những môn khoa học nghiên cứu hướng tới mục tiêu là nhận thức được, giải thích được, mô tả và tiên đoán về những hiện tượng cũng như quy luật tự nhiên, dựa vào những dấu hiệu đã được kiểm chứng một cách chắc chắn.”

Theo như cách chia bài thi tốt nghiệp thì ta có tổ hợp môn khoa học tự nhiên (hay còn gọi là Khối của các môn Khoa học Tự Nhiên) là tổ hợp 3 môn Hóa học, Vật lí, Sinh học.

Khoa học tự nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cả học sinh và giáo viên, trong đó tìm hiểu và thực nghiệm là hình thức dạy học đặc trưng cho các môn học này. Từ đó thì năng lực khám phá, tìm tòi sẽ được phát triển một cách rõ ràng nhất. Ngoài ra, những kiến thức thuộc về khoa học tự nhiên vô cùng gần gũi đối với cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, đây cũng chính là điều kiện giúp học sinh tăng khả năng tìm tòi, trải nghiệm, học hỏi, nâng cao nhận thức cũng như trau dồi khả năng vận dụng những kiến thức khoa học vào trong đời sống. 

Khoa học tự nhiên càng ngày càng phát triển, bởi vậy để có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì đòi hỏi giáo dục phổ thông cần phải luôn cập nhật những thành tựu mới cùng những tiến bộ thuộc ngành công nghệ và kỹ thuật. 

Có thể nói, Khoa học tự nhiên chính là những môn học rất quan trọng đối với các em học sinh, bởi nó là nền tảng của việc hình thành cũng như phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp THCS, đồng thời nó còn góp phần vào việc cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho nước ta. 

 

thí sinh làm bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên kỳ thi thpt quốc gia

 

>>>Xem thêm: Chi tiết các bước hướng dẫn đăng ký thi THPT Quốc gia 2023

2. Cách làm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên

Bài thi khoa học tự nhiên gồm 3 phần thi là phần thi Vật lý, Hoá học và Sinh học. Dưới đây sẽ là một số kinh nghiệm làm bài được các thầy cô VUIHOC chia sẻ. Cùng xem kinh nghiệm thi từng môn thuộc tổ hợp khoa học tự nhiên nhé!

2.1. Với môn Vật lý

Để kết quả đạt được là tốt nhất khi làm bài thi môn Vật lý thì ngoài việc phải nắm chắc hệ thống kiến thức cũng như thành thạo những kĩ năng làm bài thì các em cũng cần phải chuẩn bị một tâm lý vững vàng, tránh để căng thẳng dẫn tới những sai sót đáng tiếc.

Trong khi làm bài thi, các em phải lưu ý một số điểm cụ thể dưới đây:

  • Đọc thật kỹ đề bài vì nhiều câu hỏi môn vật lý chỉ cần thay đổi một chút trong nội dung hoặc thứ tự là đã mang ý nghĩa khác hoàn toàn rồi. Bên cạnh đó, khi thực hiện xong các phép tính, thí sinh cần chú ý đến đơn vị ở câu trả lời của đề thi để xem đáp số có phù hợp so với thực tế hay không.
  • Trực tiếp nháp vào đề thi để tránh nhầm lẫn trong khi thực hiện tính toán, các em nên kí hiệu các đại lượng đã cho ngay trên đề bài, đồng thời cần đổi đơn vị và ghi luôn công thức sử dụng ngay trên đề.
  • Phân bổ thời gian sao cho hợp lý: Số lượng câu hỏi thuộc về cấp độ nhận biết hay thông hiểu sẽ chiếm khoảng 28-30 câu nên các thí sinh cần xử lý thật nhanh, gọn và chính xác tất cả những câu hỏi này trong khoảng thời gian 15-20 phút.
  • Sau đó cần dành khoảng 2 phút tô các đáp án của toàn bộ các câu hỏi luôn vào trong phiếu trả lời. Thời gian còn lại thì thí sinh cần quan sát nhanh những câu cuối, phân loại được các câu hỏi quen thuộc và cần làm trước, câu chưa từng gặp và khó xử lý thì nên để sau.
  • Cần dành ra khoảng 5 phút cuối cùng để kiểm tra lại lần nữa toàn bộ các đáp án của cả đề thi để chắc chắn không bị bỏ sót cũng như tô nhầm đáp án của bất kỳ câu nào.

 

2.2. Với môn Sinh học

Để làm tốt bài thi môn Sinh thuộc tổ hợp khoa học tự nhiên, trước tiên các em cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như bút, máy tính trước khi đi vào phòng thi. Khi bắt đầu phát đề, hãy đọc qua đề thi một lượt (dành ra khoảng 1-2 phút) để xác định độ dài kèm theo độ khó của đề, áng chừng được tốc độ sẽ làm bài để đáp ứng mục tiêu của đề thi.

Kiến thức của 30 câu đầu tiên sẽ thường nằm ở mức độ nhận biết - thông hiểu cho nên các em cần phải tập trung làm thật nhanh, gạch chân dưới những từ khóa của từng câu hỏi, lưu ý với các câu hỏi lựa chọn câu đúng/không đúng nhằm tránh bị hiểu sai về đề bài.

Ở 10 câu hỏi cuối cùng, khi tính toán rất dễ bị sai sót hoặc không nghĩ ra được cách làm của các câu đó thì không băn khoăn mà hãy bỏ qua và làm theo câu tiếp theo. Sau khi làm xong hết thì cần quay lại suy nghĩ về những câu không làm được, nếu vẫn không nghĩ ra được thì hãy thử đáp án lên nếu có thể.

Sau khi xong hết thì nên kiểm tra lại khoảng 2-3 lần (nếu còn thời gian), bấm lại máy tính và kiểm tra thật kỹ càng xem đã tô đáp án chính xác chưa.

Lưu ý: Làm xong câu hỏi nào thì nên tô luôn vào đáp án đó, tránh làm xong tất cả rồi mới tô vì có thể tô lệch đáp án hoặc sai đáp án của cả đề.

 

2.3. Với môn Hóa học

Trong quá trình làm bài thi môn Hóa học thì hãy chọn ra những câu đơn giản (câu 1 – 28) để làm trước còn câu khó có thể làm sau. Do mỗi câu ở trong đề thi thuộc môn Hóa học đều mang giá trị ngang nhau là 0,25 điểm mỗi câu.

Theo đó, hãy chọn những câu lý thuyết để làm trước, câu tính toán có thể làm sau. Vì câu hỏi liên quan đến lý thuyết thì thường đơn giản hơn câu hỏi liên quan đến tính toán (ngoại trừ những câu hỏi lý thuyết thuộc các nhóm câu từ 32-40).

Bên cạnh đó thì nên nháp một cách khoa học nhất (trên tờ giấy nháp cần ghi rõ số thứ tự câu, viết rõ ràng và gọn gàng để xem lại khi cần một cách dễ dàng).

Đặc biệt, phải đọc thật kĩ đề, để ý các “bẫy” như: Chọn đáp án sai (tức đề bài sẽ yêu cầu chúng ta tìm đáp án sai chứ không phải là đáp ứng đúng), quên mất cách cân bằng phương trình phản ứng, nhầm lẫn về nguyên tử khối của một số chất, thậm chí nhầm cả danh pháp của các chất…

Ngoài ra, thí sinh cũng cần phải phân bố thời gian làm bài sao cho hợp lý. Với những câu hỏi liên quan đến lý thuyết và tính toán đơn giản (sử dụng để làm khoảng 28-30 câu đầu), đọc kĩ đề, điền thật cẩn thận đáp án đúng với phiếu câu trả lời (làm những câu hỏi này trong khoảng thời gian 15-20 phút).

Với những câu tính toán khó hơn, các em hãy viết số thứ tự của câu ra nháp, tóm tắt lại những đề bài nhằm phân tích, thực hành, điền thật cẩn thận những đáp án đúng vào trong phiếu điền câu trả lời (thời gian thực hiện là khoảng 20-25 phút).

Thí sinh nên sử dụng 5 phút cuối giờ thi nhằm kiểm tra lại những thông tin liên quan đến số báo danh, các đáp án đã khoanh được (tránh khoanh nhầm đáp án).

 

thí sinh làm bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên

 

3. Phương pháp ôn thi tổ hợp Khoa học tự nhiên hiệu quả

3.1. Môn Vật lí

Nhà trường VUIHOC sẽ chia sẻ cho các em một số phương pháp ôn thi tổ hợp khoa học tự nhiên để từ đó rút ra cách ôn thi THPT Quốc gia hiệu quả! Đầu tiên cùng bắt đầu với môn Vật lý nhé:

- Xây dựng lại hệ thống kiến thức:

Đọc và hiểu từng bản chất và định nghĩa, thuộc  định luật và công thức…có thể giúp các em ghi nhớ tốt, tránh được trường hợp nhớ nhầm hoặc quên lý thuyết dẫn đến mất điểm đáng tiếc. Ngoài ra, cần phải làm thật nhiều các dạng bài tập từ mức độ dễ đến khó.

- Học theo chuyên đề:

Mỗi chuyên đề đều có cách học riêng. Vì thế, việc ôn tập cũng như làm bài tập theo chuyên đề có thể giúp các em dễ dàng nắm bắt kiến thức mà không bị nhầm lẫn với kiến thức thuộc chuyên đề khác.

- Nâng cao kỹ năng làm bài tập qua quá trình luyện đề:

Với hình thức là thi trắc nghiệm thì nó đòi hỏi các em cần luyện tập về cả tư duy lẫn tốc độ làm bài. Việc luyện đề sẽ giúp các rút ra được các kinh nghiệm hay, thậm chí là các mẹo làm bài để từ đó phân bố thời gian một cách hợp lý.

- Rèn luyện việc sử dụng máy tính để tính toán:

Các em nên học những mẹo để sử dụng máy tính cầm tay thành thạo và giúp cho việc tính toán được dễ dàng, tiết kiệm được thời gian cũng như làm bài tập chính xác hơn.

3.2. Môn Hóa học

- Cần nắm vững kiến thức trong SGK:  

Đây là một điều vô cùng quan trọng bởi các kiến thức cơ bản nằm toàn bộ trong SGK và nội dung trong đề thi cũng chỉ xoay quanh những phần kiến thức ấy, các em cần nắm chắc kiến thức cơ bản thì mới có thể vận dụng và làm được những câu khó hơn trong đề. Hơn nữa, khi học trong SGK thì các em có thể giảm tỷ lệ sai sót ở những câu hỏi lý thuyết đơn giản hay những câu hỏi bẫy gây mất điểm rất đáng tiếc.

- Rèn luyện kĩ năng tính nhanh và tư duy khi gặp dạng bài tập mới:

Khi làm bài thi, có thể thấy những dạng bài tập mới và chưa ôn luyện nó trước đó, vì thế mà nên em phải rèn luyện cách tính toán và phản xạ với những dạng bài này, vận dụng tất cả kiến thức đã được học để áp dụng vào câu hỏi đó.

- Hệ thống hoá toàn bộ kiến thức được:

Các em tuyệt đối không học vẹt, học tủ mà phải học tập có hệ thống và hiểu được khái niệm, bản chất. Sau mỗi giờ học trên lớp, các em nên hệ thống lại những kiến thức mình vừa học và ôn luyện chúng ở mọi lúc mọi nơi, chỉ cần dành ra 10 phút mỗi ngày là các em đã có thể tiếp thu dần dần và ghi nhớ được bài học.

- Nắm vững các phương pháp để giải bài tập:

Cách giải bài tập môn Hóa học được quyết định bởi 2 yếu tố chính là: các phản ứng hoá học cùng với phương pháp hoá học được sử dụng để giải bài toán đó. Các em cần lưu ý đến 2 yếu tố này thì mới có thể giải các dạng bài tập một cách chính xác và nhanh chóng nhất. 

3.3. Môn Sinh học

- Nắm vững kiến thức một cách bài bản:

Đầu tiên, chúng ta cần nắm được các khái niệm, kiến thức cơ bản theo một hệ thống. Ngay sau khi đã học xong một phần kiến thức, hãy luyện tập thêm các dạng câu hỏi liên quan để củng cố kiến thức đó và đây chính là một trong những cách cách để ghi nhớ. 

- Học nhóm:

Học nhóm cũng là phương pháp rất hay không chỉ để học tốt môn Sinh học mà còn có thể áp dụng với các môn học khác nữa. Bởi vì trong lúc học với nhau, các em có thể tự do trao đổi, bổ sung ý kiến và chỉnh sửa lại kiến thức. Điều này sẽ giúp làm tăng lượng kiến thức được tích lũy của mỗi bạn.

 

Thí sinh học nhóm để ôn thi tổ hợp khoa học tự nhiên

 

- Luyện đề:

Tiếp theo là giai đoạn mà các thí sinh nên luyện những dạng đề thi của các trường bao gồm đề thi thử và đề thi khảo sát. Từ đó nhận ra những sai sót khi làm đề chính là cơ sở để giúp các em kiểm tra lại các kiến thức còn kém, ghi chép lại thật cẩn thận và đầy đủ nhằm tìm thêm những câu hỏi liên quan đến kiến thức đó để luyện tập thêm. 

Khi kì thi đến gần hơn nữa thì các em nên luyện làm đề một cách nghiêm túc hơn kèm theo bấm giờ khi làm bài. Việc quản lý khung thời gian làm bài cũng giúp các em giảm áp lực hơn trong lúc thi thật.

>>>Xem thêm: Hệ thống thi tốt nghiệp THPT Quốc gia là gì? Hướng dẫn chi tiết các bước đăng nhập

 

4. Đề minh họa thi THPT Quốc gia 2023 các môn tổ hợp Khoa học tự nhiên

4.1. Đề thi môn Vật lí

 

Đề minh họa thi THPT Quốc gia 2023 môn Vật lý - một trong những môn thuộc tổ hợp khoa học tự nhiên

 

Đề thi minh hoạ môn Vật Lý được phân thành 50% số câu hỏi (20 câu) là bài tập cần tính toán, 50% số câu hỏi còn lại là lý thuyết. Đề thi minh họa không có dạng câu hỏi mới, cũng không có loại câu hỏi cần kết hợp kiến thức giữa nhiều chuyên đề.

Các câu hỏi khó trong đề thi tham khảo vẫn thuộc các chuyên đề quen thuộc ở trong chương trình Vật lí 12 bao gồm: Dao động cơ, Điện xoay chiều, Hạt nhân nguyên tử, Sóng cơ và sóng âm. Số lượng câu khó của từng chuyên đề cụ thể là: 

  • Dao động cơ: 1 câu về dao động của con lắc lò xo. 

  • Điện xoay chiều: 1 câu về đồ thị điện áp theo thời gian của mạch có điện dung C thay đổi. 

  • Sóng cơ và sóng âm: 1 câu về đồ thị của sóng dừng. 

  • Hạt nhân nguyên tử: 1 câu về phóng xạ hạt nhân.

 

4.2. Đề thi môn Hóa học

 

Đề minh họa thi THPT Quốc gia 2023 môn Hoá học - một trong những môn thuộc tổ hợp khoa học tự nhiên

 

Có tới 72,5% số câu hỏi trong đề thì là câu hỏi về lí thuyết; 27,5% còn lại là câu hỏi về bài tập cần tính toán. Trong đề thi sẽ chỉ có 4 câu hỏi thuộc mức độ Vận dụng cao nằm trong các chương: Tổng hợp hóa hữu cơ, Đại cương về kim loại, Hidrocacbon, Sắt và một số kim loại quan trọng và hợp chất. Các câu hỏi vận dụng cao sẽ giúp đề thi tham khảo có thể phân hóa thí sinh một cách tốt nhất.

Các câu hỏi nằm trong phần kiến thức này sẽ không chứa dạng bài như: "Al3+ kết hợp với ion OH - tạo thành Al(OH)3 kết tủa rồi kết tủa đó tan trong dung dịch OH- dư, hoặc các dạng bài tập liên quan đến phản ứng hóa học của ion AlO2- kết hợp với ion H+ tạo thành Al(OH)3 kết tủa rồi kết tủa đó lại tan trong dung dịch H+ dư", đảm bảo được nội dung phù hợp với công văn hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của năm học 2022-2023.

4.3. Đề thi môn Sinh học

 

Đề minh họa thi THPT Quốc gia 2023 môn Sinh học - một trong những môn thuộc tổ hợp khoa học tự nhiên

 

 

Đề thi tham khảo có tới 77,5% câu hỏi về lí thuyết (31/ 40 câu) và 22,5% câu hỏi còn lại là bài tập (9/40 câu). 75% câu hỏi trong đề thi tham khảo (chiếm 30/40 câu) nằm trong mức độ Nhận biết - Thông hiểu, trong đó sẽ có 4 câu hỏi là kiến thức thuộc chương trình Sinh học lớp 11 còn 26 câu còn lại sẽ thuộc chuyên đề của chương trình Sinh học lớp 12. Phần thi này sẽ đảm bảo cho học sinh trung bình – khá có thể đạt được số điểm từ 6 đến 7,5, đáp ứng được mục tiêu là xét tốt nghiệp.

Đề thi tham khảo không có nhiều câu hỏi đặt nặng tính toán, mức độ Vận dụng - Vận dụng cao chiếm 25% câu hỏi của đề thi tham khảo (tức 10/40 câu) đều thuộc chuyên đề Sinh thái, Tiến hóa và xu hướng vẫn là dạng câu hỏi lựa chọn số lượng phát biểu đúng hoặc sai.

Tổ hợp khoa học tự nhiên là một tổ hợp môn thi Đại học vô cùng quan trọng đối với những bạn học sinh mong muốn sau này được làm những ngành liên quan đến kinh tế, tài chính, khoa học,... Bởi vậy, VUIHOC viết bài này để giúp các em nắm được thông tin, cách ôn luyện và chia sẻ những kinh nghiệm có được cho các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi THPT Quốc gia. Để học được nhiều kiến thức liên quan đến kỳ thi THPT Quốc gia thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>>>Xem thêm: Cách bấm máy tính thi THPT Quốc gia các dạng Toán trắc nghiệm

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990