Tổng hợp đề thi Văn THPT Quốc gia các năm gần đây
Môn Ngữ Văn luôn là môn học nhận được sự quan tâm nhiều nhất của các thí sinh THPT Quốc gia. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ cung cấp cho các bạn những đề thi môn Văn của những năm gần đây cùng với cấu trúc và đề thi môn Ngữ Văn minh họa năm 2023, cùng theo dõi nhé!
1. Đề thi Văn THPT Quốc gia 2021
Phần đọc hiểu của đề thi Văn năm 2021 (3 điểm) bao gồm 4 câu hỏi phân loại theo các mức độ nhận thức khác nhau. Hai câu hỏi đầu là câu hỏi ở mức độ nhận biết về khía cạnh thuộc nội dung văn bản. Câu 3 thuộc mức độ thông hiểu sẽ yêu cầu các thí sinh trình bày nên cách hiểu của mình về một hiện tượng cụ thể, từ đây khái quát lên các quy luật trong cuộc sống con người. Với câu hỏi này, thí sinh không chỉ cần phải nhận thức được nội dung và ý nghĩa của cấu trúc ngôn từ mà còn cần biết phối hợp với trải nghiệm cá nhân trong cuộc sống thực tế để hướng tới các vấn đề lớn lao, mang tính vĩnh cửu trong cuộc sống con người. Qua đó, có thể đánh giá đây là một câu hỏi thông hiểu nhưng lại ở mức độ khó.
Câu hỏi thứ 4 thuộc dạng câu ở mức độ vận dụng cao yêu cầu các thí sinh rút ra được bài học về lẽ sống qua hành trình từ sông ra tới biển của nước ở trong đoạn trích. Nếu kết hợp cùng với vấn đề được đặt ra ở trong câu nghị luận xã hội, các thí sinh có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi thứ 4 này về lẽ sống cống hiến. Nói chung, các câu hỏi thuộc phần đọc hiểu vừa sức với học sinh, khó khăn nhất đối với học trò là ở câu hỏi 3 ở mức độ thông hiểu. Đây cũng có thể coi là câu hỏi mang tính chất phân loại thí sinh của đề văn năm 2021.
Đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia năm học 2021 đã đảm bảo được cấu trúc Phần II – Làm văn (7,0 điểm) bao gồm 2 câu: Viết đoạn văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) và bài văn nghị luận văn học (5,0 điểm).
Với phần bài nghị luận xã hội, câu hỏi đã cung cấp đầy đủ và chính xác các yêu cầu cụ thể đề ra để thí sinh có thể viết được 1 đoạn văn đảm bảo đúng dung lượng và yêu cầu mà đề thi mong muốn.
“Sống cống hiến” là một vấn đề rất quen thuộc trong cả đời sống hiện tế và cả trong văn chương; lựa chọn một bình diện nhỏ của vấn đề đó là “sự cần thiết phải biết cách sống cống hiến” chính là yêu cầu các thí sinh cần phải đề cập được tới ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, giá trị,... của ý thức “sống cống hiến” đối với mỗi cá nhân hay là toàn xã hội. Một vấn đề tuy quen thuộc nhưng lại vô cùng lớn lao, rất ý nghĩa ở trong thi ca, văn học, hay kể cả trong cuộc sống hàng ngày…hoàn toàn sẽ không làm khó cho các thí sinh.
Điều băn khoăn duy nhất là trong câu viết đoạn văn nghị luận xã hội, nằm ở việc học sinh có thể sẽ gặp sự giao thoa giữa câu hỏi thứ 4 của phần đọc hiểu với khía cạnh cần bàn luận. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến bài viết ít có khả năng khơi nên sự hứng thú và tính sáng tạo của thí sinh.
Câu 2 (5,0 điểm): Câu hỏi về nghị luận văn học vẫn được áp dụng cấu trúc đề quen thuộc, trong đó câu lệnh thứ nhất đó là nội dung chính của bài văn nghị luận yêu cầu các thí sinh cảm nhận về 3 khổ thơ 3,4,5 trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh; Câu lệnh thứ 2 mang tính chất khái quát và nâng cao hơn khi yêu cầu thí sinh nhận xét về “vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh”. Khổ thơ 3 và 4 thể hiện ra trăn trở, suy tư của người phụ nữ về sự bí ẩn, kỳ lạ và cả sự kỳ diệu của tình yêu lứa đôi. Điều này được thể hiện khi tác giả liên tưởng tình yêu đó tới sóng và gió. Ở khổ thơ thứ 5, thông qua hình tượng sóng, người phụ nữ đã bày tỏ một trong những xúc cảm mang tính chất đặc thù nhất của tình yêu. Đó chính là nỗi nhớ. … – đây là những nội dung gắn liền với suy tư và xúc cảm thường gặp nhất của người phụ nữ trong tình yêu, cũng đồng thời thể hiện nên được “vẻ đẹp nữ tính” trong hồn thơ của Xuân Quỳnh nói chung và bài thơ “Sóng” nói riêng.
Vấn đề này không mới, càng không phải vấn đề khó với học sinh. Có thể nói, “vẻ đẹp nữ tính” là một nét đặc sắc vô cùng phù hợp với đoạn thơ và cả bài thơ. Đây là những vấn đề mà thí sinh có thể phân tích được trong quá trình cảm nhận, hoặc tách thành 2 luận điểm một cách mạch lạc như yêu cầu của đề thi.
2. Đề thi Văn THPT Quốc gia 2022
Với cấu trúc quen thuộc gồm 2 phần: Đọc hiểu (chiếm 30%) và Làm văn (chiếm 70%). Có thể nói, đây là một trong những đề thi tiêu chuẩn cho các sĩ tử có thể tham khảo và ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia sắp tới.
Theo sát khung chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT, những câu hỏi của đề thi được giảm tải về mặt độ khó và chiều sâu trong cảm nhận văn học nhưng vẫn không mất đi yêu cầu về tư duy và vận dụng những kiến thức trong chương trình phổ thông.
Trong phần đọc hiểu, đề thi gửi tới cho các thí sinh một thi phẩm của tác giả Nguyễn Trọng Tạo với tên gọi “Con đường của những vì sao”. Song hành với tác phẩm là bộ 4 câu hỏi tương ứng với các mức độ: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng thấp và Vận dụng cao. 2 câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu là những kiến thức cơ sở về thể thơ, các biện pháp nghệ thuật trong các đoạn thơ được trích, thí sinh chỉ cần viết đáp án trực tiếp hoặc giải thích ngắn gọn. 2 câu kế tiếp là những câu hỏi yêu cầu trả lời dưới dạng liệt kê hoặc đoạn dài để phân tích các tầng ý nghĩa của đoạn thơ được chỉ ra hoặc của văn bản được nêu ở đầu đề, từ đó giúp cho các em thỏa sức sáng tạo và cảm nhận những vẻ đẹp về mặt ngôn ngữ hay những tầng lớp liên quan đến hoàn cảnh sáng tác hoặc động lực thôi thúc tác giả viết nên những dòng văn.
Suy nghĩ về “Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước” chính là vấn đề được tranh luận trong câu hỏi đầu tiên của phần làm văn (dưới dạng đoạn văn 200 chữ). Câu hỏi đặt ra câu hỏi về trách nhiệm, nghĩa vụ của các thế hệ đi sau (cụ thể là chính các em học sinh) trong việc kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha anh cho tương lai và cả mai sau. Đó vừa là nỗi niềm được gửi gắm nhưng cũng bổn phận của các em để triết lý “Uống nước nhớ nguồn” sẽ luôn được lan rộng cho tới ngàn đời. Được đánh giá ở mức độ trung bình, câu hỏi cũng đã không đem lại quá nhiều khó khăn cho các chiến binh trong việc phân tích và nêu lên những suy nghĩ, quan điểm cá nhân.
Câu Nghị luận văn học đã yêu cầu thí sinh trình bày cảm nhận về một đoạn trích trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn “Nguyễn Minh Châu”, đồng thời liên hệ giữa hình ảnh chiếc thuyền trong phần được trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá trong cùng tác phẩm nhằm thể hiện những khó khăn, gian khổ của những kiếp người làm dân chài lưới. Trong hai yêu cầu của câu hỏi này, yêu cầu thứ nhất thuộc mức độ cơ bản, yêu cầu thứ hai thuộc mức độ cao hơn tạo nên sự phân hóa ở các mức học sinh. Việc liên hệ giữa hai hình ảnh có tính tương xứng nhằm nhấn mạnh sự tàn khốc của thiên nhiên tác động lên con người và cũng là nỗi khát vọng chinh phục thiên nhiên, khai phá những tiềm năng của con người. Chính việc so sánh đã tăng phần tạo nên tính linh hoạt, sự khai thác sâu rộng các tầng ý nghĩa và cũng chính từ đó gây nên tính phân hóa trong câu hỏi. Đây cũng chính là điểm sáng trong đề thi của năm 2022 so với các năm trước đó.
Về dạng câu hỏi, đề thi môn Ngữ Văn năm 2022 vẫn được giữ đúng theo dạng thức thi quen thuộc, số lượng câu hỏi và mảng kiến thức được hỏi cũng đều là những điều quen thuộc với các thế hệ học sinh.
Về phần nội dung đề thi, tác phẩm “Con đường của những vì sao” là lời tự sự của những lớp người trẻ “mười tám, hai mươi”, những người đang ở trong lứa tuổi mùa xuân của cuộc đời, cái tuổi mà họ theo đuổi những ước mơ, đam mê và hoài bão. Những vì sao chính là đại diện của niềm tin ước vọng, là nơi con người gửi vào đó những ước muốn thuần khiết nhất của bản thân. “Con đường của những vì sao” chính là con đường dẫn tới những ước mơ của các em, những điều mà các em ấp ủ thậm chí ngay cả từ khi còn thơ ấu. Nay khi đã trưởng thành và có ý thức về thế giới, các em đã có thể mạnh mẽ và tự tin thực hiện chúng, làm những điều mà mình cho rằng là đúng và sống với thứ được gọi là đam mê.
Đăng ký ngay
Bên cạnh đó, đoạn văn nghị luận xã hội chính là lời nhắc nhở tới các em rằng bên cạnh những đam mê, mong ước thì hãy đừng quên có trách nhiệm với những thứ xung quanh và đặc biệt là những người đã hỗ trợ, giúp đỡ để bản thân mình có thể đạt được những niềm khao khát như bấy giờ. Và kết lại chính là những thử thách trong bài văn nghị luận văn học để các em có thể hiểu được giá trị và những khó khăn để luôn nỗ lực phấn đấu đi lên và luôn tự hào với những điều nỗ lực, cống hiến của chính mình. Đề thi chính là những mảnh ghép, những lời khuyên của các quý thầy cô tới thế hệ học sinh để sau này, hay gần hơn là chính bài thi này các em có thể đạt được những thành công của riêng mình, vươn tới những điều mình mơ ước một cách thành công và rực rỡ nhất.
>>>Xem thêm: Chiến lược đăng ký nguyện vọng Đại học hiệu quả năm 2023
Mới đây, nhà trường VUIHOC đã tổng hợp chi tiết phổ điểm các môn thi kỳ thi THPT Quốc gia 2022 bao gồm môn Ngữ văn. Các em cùng theo dõi để tham khảo cho kỳ thi THPT Quốc gia 2023 sẽ diễn ra vào tháng 6 tới nhé!
Đăng ký ngay để nắm trọn cấu trúc và các dạng bài thường xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia
3. Đề thi Văn THPT Quốc gia 2023
3.1. Cấu trúc đề thi Văn THPT Quốc gia 2023
Hiện tại, vẫn chưa có đề thi chính thức của môn thi Ngữ văn do kỳ thi THPT Quốc gia chưa diễn ra. Tuy nhiên, gần đây nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi minh họa THPT Quốc gia 2023 môn Văn. Dưới đây, VUIHOC sẽ cung cấp cho các bạn đề thi cùng phân tích đề thi.
3.2. Đề thi minh họa môn Ngữ Văn kỳ thi THPT Quốc gia 2023
Trong phần đọc hiểu (chiếm 3 điểm), văn bản là đoạn được trích từ trường ca Những người đi tới biển của nhà thơ Thanh Thảo, bao gồm 4 câu hỏi yêu cầu trải theo mức độ từ mức độ thấp đến cao. Mức độ nhận biết là câu 1 (xác định thể thơ - tự do) và câu 2 (chỉ ra những từ ngữ có khả năng diễn tả đời sống nghèo khổ, vất vả của người mẹ ở trong 5 câu thơ đầu của đoạn trích). Hai câu này khá đơn giản nên hầu hết thí sinh đều trả lời được. Câu 3 là mức thông hiểu (nêu nội dung của 2 dòng thơ: tập con bước vịn vào ca dao tục ngữ; dù uống nước đâu lòng vẫn nhớ nguồn). Về phần yêu cầu này có thể thấy nhẹ nhàng hơn đề thi các năm trước. Cụ thể, đề thi các năm trước sẽ thường yêu cầu các thí sinh phải trình bày hiểu biết (hiểu thế nào, khó hơn).
Riêng về câu 4 thuộc phần đọc hiểu là câu hỏi vận dụng (nhận xét về hình ảnh dân tộc Việt Nam được thể hiện trong đoạn trích), có sự tương đương so với yêu cầu của các đề thi những năm trước đây. Để làm tốt về câu hỏi như vậy, thí sinh phải chia ra 2 bước rõ ràng: thứ nhất, khái quát kiến thức về hình ảnh dân tộc Việt Nam khi thí sinh đọc đoạn thơ; thứ hai, là đưa ra nhận xét về ý kiến. Thí sinh nên trình bày ngắn gọn, súc tích thành một tới hai đoạn văn, tránh lan man, dài dòng nhưng lại không vào trọng tâm.
>>>Xem thêm: Ôn thi Văn tốt nghiệp THPT Quốc gia
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn về những thông tin về môn thi Ngữ văn của kỳ thi THPT Quốc gia những năm gần đây cũng như đề minh họa môn thi Ngữ văn năm 2023. Các em cũng đừng bỏ lỡ kỹ năng làm bài Đọc hiểu văn bản, kỹ năng làm đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ và kỹ năng làm bài Nghị luận văn học thi THPTQG được nhà trường chia sẻ trong các bài viết tiếp theo. Để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>>>Xem thêm: Danh sách các trường công bố quy chế tuyển sinh Đại học 2023