img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

20+ đề Tiếng Việt lớp 4 năm học 2019 - 2020

Tác giả Minh Châu 15:24 09/07/2024 186,194 Tag Lớp 4

Luyện tập đề tiếng việt lớp 4 học kỳ 2 các em sẽ có được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Vuihoc.vn gợi ý 20 đề cho các em luyện tập ngay bây giờ.

20+ đề Tiếng Việt lớp 4 năm học 2019 - 2020
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Việc chuẩn bị và ôn luyện kiến thức cho kì thi học kỳ là rất quan trọng. Các em học sinh có thể luyện tập đề tiếng việt lớp 4 tại nhà để làm quen với đề thi và chuẩn bị tâm lý trước để đạt được kết quả cao nhất trong kì thi cuối kì 2 sắp tới. Vuihoc.vn hôm nay sẽ giúp các em học sinh ôn lại kiến thức phần tiếng việt lớp 4 và đặc biệt, có 20 đề thi nổi bật để các em học sinh tham khảo vè luyện tập.

1. Kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4

Trước khi luyện tập đề thi lớp 4 môn tiếng việt, các em học sinh cần tập trung học tập để nắm vững những kiến thức như sau:

+ Phần tập đọc: các em ôn tập các bài tập đọc trong học kì 2 lớp 4. Các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 34 trong sách giáo khoa.

+ Phần luyện từ và câu: ôn tập cụ thể về câu, cấu trúc câu, các biện pháp tu từ thường gặp.

+ Phần chính tả: tập luyện nghe – viết một đoạn trong bài đọc sách giáo khoa.

+ Phần tập làm văn: ôn tập kỹ về cách làm bài văn miêu tả.

Phần tiếng việt lớp 4 đề thi có cấu trúc như sau:

A. Kiểu tra đọc

+ Phần I. Đọc thành tiếng

+ Phần II. Đọc hiểu

B. Kiểm tra viết

+ Phần III. Luyện từ và câu

+ Phần IV. Chính tả

+ Phần V. Tập làm văn

2. 10 đề thi học kì 2 lớp 4 môn tiếng việt có đáp án

Vuihoc.vn giới thiệu 10 đề thi tiếng việt lớp 4 có đáp án giúp các em học sinh ôn luyện.

2.1. Đề Tiếng Việt lớp 4 số 1:

Phần I. Đọc hiểu

BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ

Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói:

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá nâng cao, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có điểm cao nhất là 8 với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6 với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn làm một trong ba loại đề bài này.

Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là 15 phút nên tôi quyết định chọn dạng đề thứ hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa phần chọn dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn dạng đề thứ ba.

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy:

- Thưa thầy, tại sao lại thế ạ?

Thầy khẽ mỉm cười rồi nghiêm nghị trả lời:

- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.

Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học: Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ!

(Linh Nga)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì?

a. Kiểm tra chất lượng học Toán của học sinh.

b. Kiểm tra nếp làm bài của học sinh.

c. Thử thách sự tự tin của học sinh.

Câu 2. Tại sao phần lớn học sinh trong lớp lại chọn dạng đề thứ hai?

a. Vì dạng đề thứ hai được nhiều điểm.

b. Vì dạng đề thứ hai ở mức độ tương đối, chọn làm cho chắc ăn.

c. Vì học sinh trong lớp thiếu tự tin.

Câu 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Khi kiểm tra nên chọn dạng đề được điểm cao.

b. Nên chọn đề vừa sức với mình.

c. Cần tự tin đối đầu với thử thách để biết được khả năng của mình và có cơ hội vươn tới thành công.

Phần II. Luyện từ và câu

Câu 1. Hãy tìm một từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong đoạn văn sau:

... "Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn ….… sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua ……. để biến ước mơ ấy thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với …….  thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công."

Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học. Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi …….  để đạt được ước mơ!

Câu 2. Tìm câu kể Ai là gì? và nêu tác dụng của mỗi câu (dùng để giới thiệu hay nhận định về sự vật).

a) Thấy Tôm Càng ngó mình trân trân, con vật nói:

- Chào bạn. Tôi là Cá Con.

(Theo Trương Mĩ Đức - Tú Nguyệt)

b) Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có về đẹp riêng của nó. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

(Theo Đất nước ngàn năm)

c) Chích Bông xinh đẹp chẳng những là bạn của trẻ em mà còn là bạn của bà con nông dân.

(Theo Tô Hoài)

d) Cháu là người có tấm lòng nhân hậu! - Ông lão thốt lên và xoa đầu đứa cháu nhỏ.

(Phỏng theo Lép Tôn-xtôi)

Câu 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu em vừa tìm được.

Phần III. Cảm thụ văn học 

Đọc kĩ câu chuyện Bài kiểm tra kì lạ. Em có thích cách kiểm tra của thầy giáo trong câu chuyện đó không? Vì sao?

Phần IV. Tập làm văn

Câu 1. Em hãy cho biết những đoạn kết bài tả cây cối của nhà văn Băng Sơn đã viết theo cách nào? Mỗi đoạn có điều gì thú vị?

a) Tả Mùa hoa sấu:

Quả sấu xanh kết từ hoa sấu trắng li ti. Hoa sấu nở ra từ những trận gió vàng ào ào những lá. Cây sấu cứ lặng lẽ đứng bên đường làm việc đó suốt cả đời mình.

b) Tả Cây cửa sổ:

Vạn niên thanh có nghĩa là xanh vạn năm, còn được gọi là cây cửa sổ. Nó cũng giản dị, mộc mạc như những tấm lòng người nghèo nhưng giàu yêu thương, sẵn sàng chia sẻ cuộc sống của mình cho người khác.

c) Tả Cây xoan tây:

Hoa xoan tây ơi. Có nhớ nhau không? Những người bé đã đi học, về qua gốc xoan tây... Bây giờ cây cao lớn và những bé ấy đã trở thành những ai, đang ở nơi nào, làm những công việc gì. Hẳn cây xoan tây biết nhưng cây không nói, chỉ rắc hoa đỏ lá xanh đếm thời gian, đón đưa lớp người bé mới, lớp nọ tiếp lớp kia.

Câu 2. Hãy viết đoạn văn miêu tả một loài cây mà em yêu thích.

ĐÁP ÁN ĐỀ 1

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1 - c    

Câu 2 - b    

Câu 3 - c

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1. Đó là từ thử thách.

Câu 2 - Câu 3

a) Tôi (CN) / là Cá Con (VN). (câu kể dùng để giới thiệu)

b) Sông Hương (CN)/ là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có về đẹp riêng của nó. (VN) (câu kể dùng để giới thiệu)

- Những đêm trăng sáng, dòng sông (CN) / là một đường trăng lung linh dát vàng (VN). (câu kể dùng để nêu nhận xét, nhận định)

c) Chích Bông (CN) / xinh đẹp chẳng những là bạn của trẻ em mà còn là bạn của bà con nông dân (VN). (câu kể dùng để nhận định)

d) Cháu (CN) / là người có tấm lòng nhân hậu! (VN) (câu kể dùng để nhận định)

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Cách kiểm tra của thầy giáo thật đặc biệt và kì lạ. Em rất thích cách kiểm tra này. Với bài kiểm tra, thầy giáo chỉ muốn giúp học sinh của mình dám vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành sự thật. Hơn nữa, thầy còn muốn nhắn nhủ rằng sự tự tin sẽ làm nên thành công, nếu không đủ tự tin để đối đầu với thử thách thì sẽ chẳng bao giờ biết được khả năng của mình ra sao và thành công sẽ không bao giờ đến với chúng ta.

IV. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

a) Kết bài theo kiểu không mở rộng.

b) Kết bài theo kiểu mở rộng.

c) Kết bài theo kiểu mở rộng.

Câu 2

Cây cổ thụ cho ta bóng mát phải không các bạn? Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về cây bàng nhé!

Cây bàng là cây cổ thụ có thân cây to, tán lá tròn, xoè rộng ra. Rễ cây ngoằn ngoèo cắm sâu xuống lòng đất. Từ xa nhìn lại, cây bàng như một cây nấm khổng lồ. Đến mùa lá rụng, nhặt những quả bàng vừa ngon vừa bùi.

Nguồn: doctailieu.com

2.2. Đề Tiếng Việt lớp 4 số 2:

I. Phần bài đọc

SÁNG NAY CHIM SẺ NÓI GÌ?

Đêm nọ, trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. Rồi bé Na vượt suối băng rừng, thỏa thích lắng nghe muông thú. Bé Na thích nhất là câu nói của bác Sư Tử. Câu ấy thế này: “Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi”…

Sáng sớm hôm ấy, bé Na thức dậy, bước về phía cửa, nơi chiếc chuông gió đang khúc khích cười. Và kia! Một chú Chim sẻ đang đậu trên dây điện chằng chịt tự nhiên bay sà xuống ban công. Chim sẻ quẹt quẹt cái mỏ nhỏ xinh xuống nền nhà. Chim sẻ mổ mổ những hạt cát. Chim Sẻ ngẩng lên, tròn xoe đôi mắt nhìn bé Na. Và rồi bé Na thoảng nghe trong gió:

- Chị ơi, em đói lắm!

- Ai thế? – Bé Na ngơ ngác nhìn quanh. Ai đang nói chuyện với Na thế?

- Em là Chim sẻ nè. Em đói…

Bé Na nhìn sững chú chim nhỏ vài giây. Quả thật, cái mỏ nhỏ cũng vừa mấp máy. A, mình nghe được tiếng Chim sẻ thật rồi! Bé Na vô cùng thích thú, bé chạy vội xuống nhà bếp nắm một nắm gạo rồi chạy lên ban công. 

- Ôi, em cám ơn chị!

Chim Sẻ nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập. 

Theo Phan Đăng Đăng

(Báo Nhi đồng số 8/2009)

II. Em đọc thầm bài “Sáng nay Chim sẻ nói gì?” rồi khoanh tròn vào chữ cái trước ý em chọn là đúng nhất hoặc trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho vật gì, yật đó có giá trị ra sao?

A. Viên đá quý rất đắt tiền. 

B. Một vật giúp bé Na học giỏi. 

C. Viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật.
 
D. Một vật là đồ cổ có giá trị. 

Câu 2. Bé Na thích nhất điều gì sau khi có viên ngọc quý?

A. Đi khắp nơi trong rừng nghe tiếng nói của các loài chim

B. Nghe được câu nói của bác Sư Tử. 

C. Nghe được nhiều câu nói của nhiều người ở xa. 

D. Nghe được tiếng chân di chuyển của loài thú dữ, nguy hiểm. 

Câu 3. Chim Sẻ đã nói gì với chị bé Na?

A. Chị ơi, em đói lắm!

B. Em là Chim sẻ nè. Em đói…

C. Ôi, em cám ơn chị!

D. Cả 3 ý trên đều đúng. 

Câu 4. Câu nói của bác Sư Tử: “Đâu nhất thiết chúng tối phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi” muốn nhắn gửi đến loài người điều gì?

Câu 5. Nghĩa trong bài của cụm từ “Vượt suối băng rừng” là:

A. Đi chơi xa để ngắm phong cảnh thiên nhiên đẹp. 

B. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm hiểu về đời sống của muông thú và nghe được tiếng nói của chúng. 

C. Đi thám hiểm để thăm dò dấu vết cổ từ các con suối, khu rừng xa lạ. 

D. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm những loài thú quý hiếm về nuôi. 

Câu 6. Tìm và viết ra một câu cảm có trong bài đọc thầm. 

- Câu cảm là: ………………………………………………………………………………

Câu 7

a) Tìm trong bài đọc thầm 1 câu kể có dạng Ai là gì?

b) Xác định chủ ngữ của câu vừa tìm được

- Câu kể có dạng Ai là gì?……………………………………………………

- Chủ ngữ của câu trên là: …………………………………………………
 
Câu 8. Thêm trạng ngữ cho các câu sau:

a)……………………………………………………………………………, em chăm chú nghe cô giảng bài. 

b)………………………………………………………………………, muôn loài hoa đua nhau nở. 

III. Tập làm văn

Đề bài: Tả một con vật nuôi ở vườn thú. 

ĐÁP ÁN

Phần đọc thầm

1. C

2. B

3. D

4. Câu nói của bác Sư Tử muôn nhắn gửi đến loài người rằng: “Con người phải yêu quý thiên thiên, biết bảo vệ môi trường thì vạn vật trên trái đất sẽ được hạnh phúc. ”

5. B

6. Ôi, em cám ơn chị!

7- 

a) Em là Chim sẻ nè. 

b) Chủ ngữ của câu trên là: Em

8. 

a) Trong lớp học, em chăm chú nghe cô giảng bài. 

b) Mùa xuân, muôn loài hoa đua nhau nở.
 
TẬP LÀM VĂN. 

Bài văn mẫu: Tả con voi trong vườn thú

Cứ cuối tuần là em được bố và mẹ cho đi công viên chơi. Ở đó em được vui chơi thoả thích, được ngắm nhìn những con vật kì lạ. Đặc biệt là em thích thú với chú voi có tuổi ở đó. 

Chà, chú mới to làm sao! Mẹ nói chú phải nặng đến vài tấn chứ chẳng chơi. Nhìn chú mà em tưởng tượng ra cả một toà nhà lớn. Bốn cái chân to lớn như cái cột đình. Còn cái tai thì chẳng khác gì một cái quạt lúc nào cũng phe phẩy. Thích nhất là chiếc vòi dài, càng về đỉnh lại càng nhỏ đi và có nhiều vòng tròn rất đều nhau. Mõm nép dưới cái vòi to tướng, nhìn sơ qua khó mà có thể thấy được. Hai chiếc răng nanh sắc nhọn, cong cong hình con tôm, chìa ra khỏi hàm răng, trông thật giống một con ác thú. Chú có cái đuôi dài thượt, dẻo như chiếc roi mây của cô em. Cùng với thân hình vạm vỡ, tròn tròn, nước da nhăn nheo, tựa như màu đất bùn ở những đồng ruộng xâm xấp nước đưa lên. 

Cái kiểu chú ăn trông thật kì lạ. Đầu tiên, chú gắp thức ăn lên. Dùng vòi cuộn tròn lại rồi quăng tuột vào mồm. Chiếc vòi hữa ích ấy còn giúp chú làm được nhiều việc nữa cơ, chẳng hạn: “Bắt tay, chào ngưới lớn…”

Mỗi lần ra về em lại có cảm giác nuối tiếc. Cuộc vui nào rồi cũng phải tàn, em chia tay chú mà lòng buồn rười rượi. Mẹ nói nếu em cứ học tập tốt rồi tuần nào mẹ cũng đưa đi chơi vườn bách thú, nô đùa với chú voi to lớn và thật dễ thương. 

Nguồn: doctailieu.com

Đề số 3:

I. Phần bài đọc

SAU TRẬN MƯA RÀO

Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột.  Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như da em bé. 

Không gì đẹp bằng lá cây vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp)… Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ.  Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim cương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của các đóa đèn hoa ấy. 

Ánh sáng chan hòa làm cho vạn vật đầy tin tưởng. Nhựa ngọt, mùi thơm, khí ấm, cuộc sống tràn trề. Nhờ có cát nên không có một vết bùn, nhờ có mưa nên không có bụi trên lá. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thứ như nhung gấm bạc, vàng, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên ngập tràn hạnh phúc, vắng lặng thần tiên, vắng lặng mà dung hòa với nghìn thứ âm nhạc; có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá. 

Victor Hugo

II. Em đọc thầm bài “Sau trận mưa rào” để làm các bài tập sau:

(Khoanh vào đáp án đúng?)

1. Tên các loài chim và hoa được tác giả miêu tả trong bài là:

A.  Sung, sẻ, chích chòe, gõ kiến, cẩm chướng. 

B.  Sẻ, chích chòe, gõ kiến, cẩm chướng, kim hương, 

C.  Chích chòe, gõ kiến, cẩm chướng, sung, kim hương,

D.  Chích chòe, gõ kiến, ong, cẩm chướng, kim hương. 

2. Tác giả đã sử dụng từ ngữ nào để miêu tả trời hè trựớc cơn mưa dông?

A. Tươi mát.  

B. Ấm áp. 

C. Huyên náo

D. Ủ dột.     

3. Sau trận mưa rào, yếu tố nào làm cho vạn vật trở nên tươi mát, ấm áp, đầy tin tưởng?

A.  Mưa

B. Anh sáng.  

C. Tia sáng

D. Khí ẩm. 

4. Tìm các từ ngữ miêu tả hoạt động của chim chóc trong bài?

.............................................................
 
5. Tìm và viết lại một câu văn trong bài học có sử dụng hình ảnh nhân hóa?

.............................................................

6. Câu “Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và ánh sáng.” thuộc loại câu nào?

A. Câu kể.    

B. Câu cảm.  

C. Câu khiến. 

7. Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau:

-………………. .  , em giúp bố mẹ quét dọn nhà cửa. 

8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ có chứa tiếng “lạc” mang nghĩa là “vui, mừng”?

A.  Lạc quan, lạc hậu, lạc điệu, lạc thú. 

B.  Lạc quan, lạc thú, lạc nghiệp, an lạc. 

C.  Lạc quan, lạc nghiệp, lạc đàn, an lạc. 

9. Tìm trạng ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

- Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như da em bé. 

Trạng ngữ: ……………………………. .     
               
Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa:………………    
                
III. Tập làm văn

Đề bài: Tả một con vật nuôi trong nhà. 

ĐÁP ÁN

Phần đọc thầm

1. B

2. D

3. B

4. Các từ ngữ miêu tả hoạt động của chim chóc: huyên náo, tung hoành, leo, mổ, gù. 

5. Câu văn có sử dụng hình ảnh nhân hóa:

Không gì đẹp bằng lá cây vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. 

6. A

7. Ngày nghỉ cuối tuần, em giúp bố mẹ quét dọn nhà cửa.
8. B

9. Trạng ngữ: Mùa hè

Bổ sung ý nghĩa: chỉ thời gian

Vào mùa mưa, để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bản thân, em cần mặc áo đi mưa khi đến trường lúc trời mưa, không trú mưa dưới gốc cây cao và các tru điện. 

TẬP LÀM VĂN. 

Dàn ý tả vật nuôi trong nhà: Tả con gà trống

1. Mở bài: Giới thiệu chú gà trống (nuôi chú được bao lâu, mua hay do ai tặng)

2. Thân bài:

a) Tả bao quát hình dáng chú gà trống:

• Màu sắc: lông màu đỏ tía pha màu xanh đen.

• Hình dáng: to bằng cái gàu xách nước.

b) Tả chi tiết:

- Bộ lông: màu đỏ tía, hai cánh như hai vỏ trai úp sát thân hình. Lông cánh óng mượt, cứng và óng ánh sắc vàng đỏ dưới ánh mặt trời.

- Đầu to như một nắm đấm, oai vệ với lông cổ phủ đến cánh như một áo choàng hiệp sĩ. Mắt chú tròn đen, loang loáng như có nước. Mỏ gà màu vàng sậm, cứng, mổ thóc nhanh nhẹn. Mào gà đỏ chót, xoăn như đóa hoa đỏ.

- Ngực chú gà rộng, ưỡn ra đằng trước.

- Mình gà: lẳn, chắc nịch.

- Đùi gà: to, tròn mập mạp.

- Chân: có cựa sắc, có vảy sừng màu vàng cứng.

- Đuôi: cong vồng, lông đen óng mượt.

c) Hoạt động của chú gà;

- Gáy sáng, mổ thóc bới giun, dẫn đàn gà mái đi ăn.

d) Sự săn sóc của em đối với gà: giúp mẹ cho gà ăn, che chuồng ấm khi trời mưa gió hay gió bấc buốt lạnh, tiêm chủng ngừa các thứ bệnh cho gà để gà không bị bệnh.

3. Kết luận:

- Nêu ích lợi của chú gà trống (gáy sáng, gây giống ấp nở gà con)

- Nêu tình cảm của em đối với chú gà. (yêu thương, xem gà như bạn)

Nguồn: doctailieu.com

Đề số 4:

I. Em đọc thầm bài Hoa mai vàng

Hoa mai vàng

Nếu như hoa đào là đặc sản của miền Bắc, thì hoa mai vàng là đặc sản của miền Nam. Mai vàng thuộc họ hoàng mai, vốn là một loại cây rừng. Cây mai vàng cũng rụng lá vào mùa đông, thân lá mềm mại hơn cành đào. Hoa mai vàng mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành.  Hoa mai vàng có mùi thơm e ấp và kín đáo. Mai vàng có giống sau khi cho hoa còn kết trái màu đỏ nhạt bóng như ngọc. Mai tứ quý là mai nở hoa bốn mùa, còn nhị độ mai là mai nở hai lần trong năm. 

Người ta nhân giống mai bằng cách chiết cành hoặc trồng từ hạt. Có thể trồng mai vàng ngoài vườn, vào bồn hay vào chậu cũng đều được. Mai ưa ánh sáng và đất ẩm. Người miền Nam chơi hoa mai vàng vào những ngày Tết rất kiêng kị hoa héo. Còn giống hoa mai nước gọi là mai chiếu thủy, cây lá nhỏ, hoa mọc thành chùm trắng, nhỏ và thơm, thường trồng vào núi non bộ, ra hoa mùa xuân, cây và cành được uốn tỉa thành cây thế. 
Những năm gần đây, hoa mai vàng miền Nam đã được trồng nhiều ở miền Bắc.  Việc trồng mai vàng ở đất Bắc cần nhất là tránh gió rét mùa đông. Những cây mai vàng trồng ở miền Bắc thường cho hoa muộn vào cuối tháng hai âm lịch. 

II. Làm bài tập

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. 

1. Hoa mai vàng là đặc sản của vùng miền nào?

A. Miền Bắc

B. Miền Trung

C. Miền Nam

2. Đặc điểm riêng của hoa mai so với hoa đào là gì?

A. Rụng lá vào mùa đông. 

B. Thân cành mềm mại. 

C. Hoa mọc thành chùm. 

3. Bài văn cho ta biết có mấy loại hoa mai?

A. Một loại

B. Hai loại

C. Ba loại

D. Bốn loại

4. Cụm từ được gạch dưới trong câu “Những năm gần đây, hoa mai vàng miền Nam đã được trồng nhiều ở miền Bắc.” là:

A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. 

B. Trạng ngữ chỉ thời gian,

C. Trạng ngữ chỉ mục đích. 

5. Chuyển câu kể sau thành câu cảm:

Hoa mai vàng có mùi thơm e ấp và kín đáo

Câu cảm là:.........................................................

6. Chuyển các câu sau đây thành câu cầu khiến:

a. Cả nhà dậy sớm. 

…………………………………………………………………………………………………………………

b. Chị ở lại chăm sóc mẹ. 

…………………………………………………………………………………………………………………

c. Nam đi học. 

………………………………………………………………………………………………………………...

d. Thanh đi lao động. 

…………………………………………………………………………………………………………………

đ) Lan phấn đấu học giỏi. 

………………………………………………………………………………………………………………...

III. Tập làm văn

Cho đề bài như sau: Tả một con vật mà em đã trông thấy. 

Em hãy:

1. Lập dàn ý chi tiết để tả con vật đó. 

2. Viết đoạn mở bài theo cách gián tiếp và đoạn kết bài theo cách mở rộng. 

ĐÁP ÁN

I. Bài tập

1. C

2. B

3. D

4. B

5. Hoa mai vàng có mùi thơm e ấp và kín đáo lắm!

6. a) Cả nhà hãy dậy sớm!

b. Chị ở lại chăm sóc mẹ nhé!

c. Nam đi học đi!

d. Thanh đi lao động đi!

đ) Lan hãy phấn đấu học giỏi lên!

TẬP LÀM VĂN. 

Tả một con vật mà em đã trông thấy. 

1. Lập dàn ý chi tiết

a. Mở bài: Giới thiệu con vật.
 
-Buổi sớm, trên đường làng, một chú ếch từ trong bụi ven đường nhảy ra. 

-Trông chú có vẻ sợ sệt vì lạc bầy. 

b. Thân bài: Tả con ếch

+ Hình dáng bên ngoài

- Thân nhỏ cỡ nắm tay em

- Đầu hình tam giác

- Đôi mắt to, tròn như hạt trân châu. 

- Miệng rộng toang hoác

- Bộ da láng màu sẫm xanh

+ Các bộ phận

- Da màu phân ngựa có đường diềm xanh lá. 

- Chiếc bụng trắng phau luôn động đậy theo nhịp thở. 

- Các ngón chân có màng kết dính lại, tạo thành mái chèo. 

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ

- Chú ếch trông hơi ghê ghê nhưng cũng thật ngộ nghĩnh. 

- Giúp nhà nông bắt sâu bọ. 

- Thịt ăn rất ngon. 

2. * Mở bài gián tiếp

Sau trận mưa đêm qua, đường làng đỏ sậm lên. Cây cỏ còn sũng nước. Các chú tắc kè, kì nhông, giun dế còn lấp ló đâu đó trong bụi cây, kẽ lá như lo ngại cơn mưa quay trở. Đặc biệt, một chú ếch từ trong bụi cây ven đường chồm chồm phóng ra. 

*Kết bài mở rộng

Cũng như họ hàng của mình: cóc, nhái, ễnh ương, chẫu chàng, ếch đều có ích cho nhà nông trong việc bắt sâu bọ. 

Ngoài ra, thịt ếch ăn rất ngon. Đặc biệt, bọn nhóc chúng em được chú cho những chiếc trống bằng lon sữa có da ếch phơi khô phủ lên mặt trống, đánh nghe vui tai. 

Nguồn: doctailieu.com

Đề số 5:

I. ĐỌC HIỂU

HOA TÓC TIÊN

Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay.

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh trong suốt, có nước mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...

(Theo Băng Sơn)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu?

a. Do thầy giáo chăm sóc tốt.

b. Do cây xanh tốt quanh năm.

c. Do tóc những cô tiên không bao giờ bạc.

Câu 2. Hoa tóc tiên ở vườn nhà thầy giáo có màu gì?

a. Màu hồng cánh sen.

b. Màu hồng cánh sen nhẹ.

c. Màu trắng tinh khiết.

Câu 3. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì?

a. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương.

b. Mùi thơm mát của sương đêm.

c. Mùi thơm ngon lành của một loại bánh.

Câu 4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến điều gì?

a. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên.

b. Buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.

c. Một loài cỏ thơm.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1. Chuyển câu kể sau thành câu khiến:

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh trong suốt.

Câu 2.  Em hãy chỉ ra cấu tạo của các câu khiến sau:

a) Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa, thét:

    - Mở cửa ra nào!
    
b) Thấy thế, tôi suýt khóc:

    - Bác đừng về.  Xin bác ở lại đây làm đồ chơi cho chúng cháu!
    
c) Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:

   - Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!
   
Câu 3. Em hãy đặt một câu khiến bằng cách dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Trong bài Hoa tóc tiên có nhiều hình ảnh so sánh thú vị. Em thích hình ảnh nào nhất. Vì sao?

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề 1. Dựa theo cách viết sau, hãy viết một đoạn văn ngắn về loài hoa mà em yêu thích.

Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay.

Đề 2. Dựa theo cách viết sau, hãy viết một đoạn văn ngắn về một loài rau mà em thích nhất.

Ngọn rau má mới ngon làm sao. Nó có những cái mầm trắng nõn, pha màu hồng hồng, sờ vào mà đã muốn nhai sống. Riêng cái cuống lá cũng phải dài gần gang tay.

Mẹ tôi rửa sạch, thái nhỏ, để lên cái đĩa ăn sống. Thế nào mẹ cũng khen:

- Rau má ngon quá, thật mát ruột.

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1 - c    

Câu 2 - b    

Câu 3 - a    

Câu 4 - b

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1. Con hãy ra ngắt cho thầy mấy bông hoa rồi cắm vào chiếc cốc thuỷ tinh này!

Câu 2.

a) Câu khiến có từ nào ở cuối câu.

b) Câu khiến có từ xin ở đầu câu.

c) Câu khiến có từ xin ở đầu câu.

Câu 3.

- Chúng ta cùng học nào!

- Xin mẹ cho con đến nhà bạn Hồng Anh!

- Hãy giúp mình giải bài toán này với!

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Em thích hình ảnh so sánh của tác giả Băng Sơn: ví hoa tóc tiên như những nàng tiên trẻ mãi, làn tóc đen óng ả. Em thích hình ảnh đó là vì tóc già rất yêu quý và muốn hoa trở thành nàng tiên trẻ đẹp có mái tóc óng ả, mềm mại.

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề 1

Một mùi hương quyến rũ, nhè nhẹ lôi cuốn tôi vào vườn. Mùi hương đó tỏa ra từ nàng hoa hồng kiều diễm, xinh đẹp. Hoa hồng màu đỏ thẫm, được dát bạc dưới ánh nắng vàng óng của ông mặt trời. Những giọt sương đêm long lanh đẫm nước còn đọng lại trên những cánh hoa hồng nở nụ cười tươi, càng làm tô điểm thêm vẻ tràn đầy sức sống của hoa. Hoa có nhiều cánh xếp lại, mỏng như lụa, khi sờ vào tôi cảm thấy sự mềm mại của cánh hoa.

Đề 2

Nhà bà ngoại tôi có một khu vườn nho nhỏ trồng các loại rau như rau bắp cải, rau cải xanh,… Khu vườn nhỏ nên mỗi loại rau bà chỉ trồng một ít. Mùa nào thức ấy... Tuy mỗi lần hái không được nhiều rau lắm nhưng cây rau nào cũng được bà “chăm sóc chu đáo” nên tươi xanh mơn mởn, không bị héo úa, không bị sâu phá, sâu đục. Về nhà bà, tôi chỉ muốn được ăn rau muống luộc. Món ăn được làm nên từ những thân rau xanh, mềm, mọng nước, dài gần bằng gang tay của tôi. Và quan trọng hơn nữa đó là rau do bà tôi trồng và chăm sóc... Ăn rau muống trong những ngày hè thật mát, bổ; chan canh nước rau luộc đánh sấu thì "trên cả tuyệt vời" các bạn nhỉ?

Nguồn: doctailieu.com

Đề số 6:

Phần I. KIỂM TRA ĐỌC. (10 điểm)

A. Đọc và trả lời câu hỏi (3 điểm). (Giáo viên cho học sinh bóc thăm đọc và trả lời câu hỏi trong các bài Tập đọc từ tuần 19 đến 34).

B. Đọc – hiểu (7 điểm).

Cho văn bản sau:

Con chuồn chuồn nước

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.

Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: Cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.

Nguyễn Thế Hội

Dựa và nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1:(0,5 điểm) Bài văn miêu tả con vật gì? (M1)

A. Đàn trâu

B. Chú chuồn chuồn nước.

C. Đàn cò.

D. Chú gà con.

Câu 2. (0,5 điểm) Hai con mắt của chú chuồn chuồn được so sánh với hình ảnh nào? (M1)

A. Viên bi.

B. Thủy tinh.

C. Hòn than.

D. Giọt nước

Câu 3. (0,5 điểm) Câu “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” là loại câu gì ?(M1)

A. Câu kể

B. Câu hỏi

C. Câu cảm

D. Câu khiến

Câu 4 (0,5 điểm) Bài văn miêu tả những bộ phận nào của chú chuồn chuồn?(M1)

A. Thân, cánh, đầu, mắt.

B. Chân, đầu, đuôi, cánh.

C. Cánh, mắt, đầu, chân.

D. Lông, cánh, chân, đầu.

Câu 5 (1điểm) Đoạn 2 của bài đọc miêu tả cảnh gì?(M2)

A. Bờ ao với những rặng dừa xanh mơn mởn.

B. Cảnh đẹp của lũy tre, và những mái nhà.

C. Cảnh đẹp của dòng sông dưới tầm cánh chú chuồn chuồn.

D. Cảnh đẹp của đất nước dưới tầm cánh của chú chuồn chuồn.

Câu 6: (0,5 điểm) Bộ phận chủ ngữ trong câu: “Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” là (M2)

A. Chú chuồn chuồn nước.

B. Chú chuồn chuồn.

C. Mới đẹp làm sao.

D. Chuồn chuồn nước.

Câu 7: (0,5 điểm) Câu tục ngữ có nghĩa “Hình thức thống nhất với nội dung” là:(M2)

A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

B. Chết vinh còn hơn sống nhục.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh.

D. Trông mặt mà bắt hình dong.

Câu 8: (1 điểm) Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả được thể hiện qua những câu văn nào ?(M3)

Câu 9 (1 điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên”.(M3)

+ Trạng ngữ:…………………………………………………………………………

+ Chủ ngữ:…………………………………………………………………………..

+ Vị ngữ:……………………………………………………………………………..

Câu 10 (1 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 3 – 5 câu) sử dụng câu kể Ai là gì? để giới thiệu về gia đình em.(M4)

Phần 2. Kiểm tra viết

I. Chính tả

1. Nghe viết (3 điểm)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Trăng lên” SGK TV4 Tập 2,trang 170

2. Bài tập: (1 điểm) Điền vào chỗ trống: l hay n

Từ xa nhìn …..ại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng …..ồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn ……ửa hồng tươi. Hàng ngàn búp …..õn là hàng ngàn ánh ……ến trong xanh. Tất cả đều ….óng …..ánh, …….ung ……inh trong …..ắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn …..ũ ……ũ bay đi bay về, lượn …..ên …..ượn xuống

II. Tập làm văn (6 đ)

Hãy viết một bài văn miêu tả một con vật nuôi mà em yêu thích.

ĐÁP ÁN

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm). GV kiểm tra lấy điểm trong các tiết Ôn tập

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm).

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

B

B

C

A

D

A

C

Câu 8: Học sinh viết được những câu văn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của tác giả:

- Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng

- Lũy tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh.

- Cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.

Câu 9: Học sinh xác định được trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu:

+ Chủ ngữ: Chú chuồn chuồn nước.

+ Vị ngữ: tung cánh bay vọt lên.

+ Trạng ngữ: Rồi đột nhiên

Câu 10: Học sinh viết đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì?

- Đoạn văn có sử dụng câu kể Ai là gì? để giới thiệu về gia đình của mình.

- Các câu văn viết đúng chính tả, đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.

II. CHÍNH TẢ:(4 điểm)

* Viết chính tả (3 điểm)

- Không mắc lỗi chính tả, dấu câu, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ...: 3 điểm

- Cứ mắc 2 lỗi thông thường trừ 1điểm ( mỗi lỗi trừ 0,5 điểm)

- Chữ viết xấu , bẩn, không đạt yêu cầu chữ viết, trừ 0,5 điểm

* Bài tập (1điểm) Học sinh chọn đúng

lại – lồ- lửa- nõn - nến - lóng - lánh - lung- linh - nắng- lũ - lũ - lượn - lên

III. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

* Yêu cầu

- Thể loại: Học sinh viết một bài văn miêu tả con vật

- Nội dung: Học sinh tả một con vật mà em yêu thích.

- Hình thức:

+ Học sinh thể hiện kĩ năng quan sát bằng tất cả giác quan và sử dụng vào việc miêu tả một cách sinh động. Người học có thể hình dung đầy đủ hình dáng và các bộ phận của con vật mà em tả.

+ HS biết dùng từ gợi tả về hình dáng và các bộ phận của con vật

+ Bài có bố cục hợp lí , trình tự miêu tả hợp lí, có trọng tâm.

+ Viết đúng ngữ pháp, chính tả, chữ viết rõ ràng , dễ đọc, trình bày sạch sẽ.

Nguồn: Vuidoc.com

Đề số 7:

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp trả lời câu hỏi: (3 điểm)

Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ thuộc các bài tập đọc đã học (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Tập 2 - ở các tuần từ tuần 29 đến tuần 33 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu; trả lời 1 câu hỏi do GV yêu cầu.)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm) - 35 phút

Đỉnh Fasipan Sa Pa

Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích. Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt. Đặc biệt nhất trong đó là đỉnh Fansipan với độ cao 3143m và được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”. Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, nằm cách trung tâm thị trấn Sapa chừng 5km.

Fansipan theo tiếng địa phương có nghĩa là “phiến đá khổng lồ chênh vênh”. Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc du khách sẽ phải băng qua những cánh rừng, vượt qua những con suối với thời gian tối thiểu để chinh phục là những bốn đến năm ngày (Tùy thể trạng sức khỏe và tốc độ).

Thế nhưng giờ đây việc chinh phục đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều nhờ hệ thống cáp treo nối tuyến thẳng chỉ mất 15 phút di chuyển nên đây càng được xem là điểm đến yêu thích nhất của năm 2017. Fansipan phù hợp cho những du khách đi du lịch một mình, du lịch cặp đôi, du lịch cùng gia đình,… theo hướng trải nghiệm và khám phá.

Theo “Văn hóa, phong tục Việt Nam”

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: (0,5đ) Đến Sapa, du khách được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nào?

Trả lời: ……………………………………………………………………………………

Câu 2: (1đ) Đỉnh Fansipan có độ cao bao nhiêu mét và còn được gọi với cái tên nào khác?

Trả lời: ……………………………………………………………………………………

Câu 3: (0,5đ) Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi nào?

Trả lời: ……………………………………………………………………………………

Câu 4: (0,5đ) Theo tiếng địa phương Fansipan có nghĩa là gì?

a. Nóc nhà Đông Dương

b. Phiến đá khổng lồ chênh vênh

c. Những thửa ruộng bậc thang

d. Tất cả các ý trên

Câu 5: (1đ) Trước đây, để lên đỉnh Fansipan, du khách cần có những tố chất gì?

Trả lời: ……………………………………………………………………………………

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau:

“Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch được khách du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích.”

a/ Trong năm 2017, Sapa;

b/ Một trong những điểm du lịch.

c/ Sapa;

d/ Khách du lịch trong nước và quốc tế

Câu 7: (1đ) Câu sau đây có mấy trạng ngữ:

“Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt.”

a/ Một trạng ngữ, đó là: ……………………………………………………………………

b/ Hai trạng ngữ, đó là: ……………………….……………………………………………

Câu 8: (0,5đ) Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau:

“Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt.”

Câu 9: (0,5đ) Những hoạt động nào được gọi là du lịch?

a. Đi chơi ở công viên, bể nước gần nhà 

b. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh

c. Đi làm việc xa nhà một thời gian 

d. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn

Câu 10: (1đ) Cho câu kể: “Ngân chăm chỉ học tập.” Em hãy chuyển câu kể ấy thành câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến.

Câu hỏi: ………………….…………………...………………………………………….

Câu cảm: ………………….……………..……………………………………………….

Câu khiến: ………………….…………………………………………………………….

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (nghe - viết): (2 điểm) - 20 phút

Bài viết: Con chuồn chuồn nước (Đoạn viết từ: Rồi đột nhiên ... đến hết.)

(Tiếng Việt lớp 4, tập 2, trang 127)

2. Tập làm văn: (8 điểm) - 35 phút

Đề: Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.

ĐÁP ÁN

I. KIỂM TRA ĐỌC:

1. Phần đọc tiếng: 3 điểm

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Phần đọc hiểu: 7 điểm

Câu 1: (0,5đ) Đến Sapa, du khách được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp nào?

Trả lời: Đến Sapa, du khách được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp: Những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt; đặc biệt nhất là đỉnh Fansipan.

Câu 2: (1đ) Đỉnh Fansipan có độ cao bao nhiêu mét và còn được gọi với cái tên nào khác?

Trả lời: Đỉnh Fansipan cao 3143m. Đỉnh Fansipan còn được gọi là “Nóc nhà Đông Dương”.

Câu 3: (0,5đ) Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi nào?

Trả lời: Đỉnh Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Câu 4: (0,5đ) Theo tiếng địa phương Fansipan có nghĩa là gì?

b. Phiến đá khổng lồ chênh vênh

Câu 5: (1đ) Trước đây, để lên đỉnh Fansipan, du khách cần có những tố chất gì?

Trả lời: Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt.

Câu 6: (0,5đ) Dòng nào nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu sau:

“Trong năm 2017, Sapa là một trong những điểm du lịch được khách du lịch trong nước và quốc tế đặc biệt yêu thích.”

c/ Sapa ;

Câu 7: (1đ) Câu sau đây có mấy trạng ngữ:

“Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan, du khách phải có sự can đảm, ý chí và quan trọng nhất là một thể trạng sức khỏe tốt.”

b/ Hai trạng ngữ, đó là: Trước đây, để chạm tay vào nóc nhà Fansipan.

Câu 8: (0,5đ) Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau:

“Nơi đây sở hữu những dãy núi hùng vĩ hay ruộng lúa bậc thang uốn lượn hút tầm mắt.”

Câu 9: (0,5đ) Những hoạt động nào được gọi là du lịch?

b. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh

Câu 10: (1đ) Cho câu kể: “Ngân chăm chỉ học tập.” Em hãy chuyển câu kể ấy thành câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến.

Câu hỏi: Ngân chăm chỉ học tập không?

Câu cảm: Ồ, Ngân chăm chỉ học tập ghê!

Câu khiến: Ngân hãy chăm chỉ học tập đi!

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả: 2 điểm

- Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cữ chữ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch, đẹp: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,25 điểm toàn bài

2. Tập làm văn: 8 điểm

A - Yêu cầu:

- Học sinh viết được bài văn tả con vật với bố cục rõ ràng: dàn ý có đủ 3 phần gồm mở bài, thân bài, kết bài. (Khuyến khích những em biết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng)

- Dùng từ chính xác, biết dùng từ gợi tả, biết sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa,… khi miêu tả, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả.

- Diễn đạt lưu loát.

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

B - Biểu điểm:

- Mở bài: 1 điểm

- Thân bài: 4 điểm

+ Nội dung: 1,5 điểm;

+ Kỹ năng: 1,5 điểm; Cảm xúc: 1 điểm

- Kết bài: 1 điểm

- Chữ viết: 0,5 điểm

- Sáng tạo: 1 điểm.

Nguồn: VNdoc.com

Đề số 8:

A. Kiểm tra đọc:

I. Đọc thành tiếng:

- HS bốc thăm chọn và đọc một đoạn khoảng 55 - 60 tiếng trong các bài tập đọc ở học kì II (SGK Tiếng Việt 4 - Tập II.)

II. Đọc thầm bài văn sau:

HOA TÓC TIÊN

Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...

Theo Băng Sơn

Câu 1: (0,5 đ M1) Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu?

A. Do cây xanh tốt quanh năm
B. Do những cô tiên không bao giờ già
C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc
D. Do thầy giáo chăm sóc tốt

Câu 2: (0,5 đ M1) Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì?

A. Mùi thơm mát của sương đêm
B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương
C. Mùi thơm của một loại bánh
D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành

Câu 3: (0,5 đ M1) Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì?

A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, tóc tiên
B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà

Câu 4: (0,5 đ M2) Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì?

A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc
B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên
C. Tưởng như nếp sống của thầy
D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo

Câu 5: (1 đ M2) Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?

...................................................................................................................................................................

Câu 6: (1đ M1). Dòng nào dưới đây là những đồ dùng cần thiết cho cuộc thám hiểm?

A. Quần áo bơi, la bàn, lều trại, điện thoại, dụng cụ thể thao.
B. Va li, cần câu, bật lửa, vũ khí, đồ ăn.
C. Dụng cụ thể thao, la bàn, lều trại, thiết bị an toàn
D. Quần áo, đồ ăn, nước uống, vũ khí, đèn pin, la bàn, lều trại.

Câu 7: (0.5đ M2): Trạng ngữ có trong câu: "Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen" là:

A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
D. Trạng ngữ chỉ mục đích

Câu 8: (1đ M3). Câu: "Cuộc đời tôi rất bình thường." Là kiểu câu:

A. Ai làm gì?
B. Ai là gì?
C. Ai thế nà?
D. Câu cảm.

Câu 9: (M4)(1 đ) Theo em, nội dung chính của bài văn là gì?

.................................................................................................................................

Câu 10: (M3)(0,5 đ) Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết.

..................................................................................................................................

B. Kiểm tra viết:

I. Chính tả:

Đường đi Sa Pa

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Trích: Đường đi Sa Pa (TV4 - Tập II - trang 102)

II. Tập làm văn:

Em hãy tả một loài cây mà em yêu thích.

ĐÁP ÁN

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (3 điểm)

HS đọc lưu loát các bài tập đọc đã học từ HKII, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản.

GV tùy theo lỗi của HS mà có thể trừ mỗi lỗi từ 0,1 đến 0,2 ...

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu 1: (0,5 đ M1) 

C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc

Câu 2: (0,5 đ M1)

B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương

Câu 3: (0,5 đ M1)

B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên

Câu 4: (0,5 đ M2)

D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo

Câu 5: (1 đ M2) 

Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo tác giả quan sát bằng những giác quan như: thị giác, khứu giác

Câu 6: (1đ M1).

D. Quần áo, đồ ăn, nước uống, vũ khí, đèn pin, la bàn, lều trại.

Câu 7: (0.5đ M2):

A. Trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 8: (1đ M3).

C. Ai thế nào?

Câu 9: Tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa tóc tiên và nếp sống trong sáng, giản dị của thầy giáo cũ.(1 điểm)

Câu 10: Học sinh chuyển câu đúng yêu cầu được 0,5 điểm.

VD: Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết quá!

Cốc hoa tóc tiên của thầy giản dị, tinh khiết thật!

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: Nghe - viết (3 điểm) -15 phút: Đường đi Sa Pa

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đẹp (2 đ).

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) trừ 0,2 điểm.

- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn, ...trừ 0,25 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: (7điểm) - 25 phút.

- Học sinh tả được một loài cây mà em yêu thích.

- Viết được bài văn đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. (1 điểm).

- Phần mở bài: (0,75đ) Giới thiệu được loài cây yêu thích.

- Phần thân bài: (1,5 đ) Tả được bao quát một loài cây (0,75 điểm).

Tả được một số bộ phận của cây (0,75 điểm).

- Phần kết bài: (0,75 đ) nêu được ích lợi, cách bảo quản, ...

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

Nguồn: Vuidoc.com

Đề số 9:

I. Phần bài đọc

SÁNG NAY CHIM SẺ NÓI GÌ?

Đêm nọ, trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. Rồi bé Na vượt suối băng rừng, thỏa thích lắng nghe muông thú. Bé Na thích nhất là câu nói của bác Sư Tử. Câu ấy thế này: “Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi”…

Sáng sớm hôm ấy, bé Na thức dậy, bước về phía cửa, nơi chiếc chuông gió đang khúc khích cười. Và kia! Một chú Chim sẻ đang đậu trên dây điện chằng chịt tự nhiên bay sà xuống ban công. Chim sẻ quẹt quẹt cái mỏ nhỏ xinh xuống nền nhà. Chim sẻ mổ mổ những hạt cát. Chim Sẻ ngẩng lên, tròn xoe đôi mắt nhìn bé Na. Và rồi bé Na thoảng nghe trong gió:

- Chị ơi, em đói lắm!

- Ai thế? – Bé Na ngơ ngác nhìn quanh. Ai đang nói chuyện với Na thế?

- Em là Chim sẻ nè. Em đói…

Bé Na nhìn sững chú chim nhỏ vài giây. Quả thật, cái mỏ nhỏ cũng vừa mấp máy. A, mình nghe được tiếng Chim sẻ thật rồi! Bé Na vô cùng thích thú, bé chạy vội xuống nhà bếp nắm một nắm gạo rồi chạy lên ban công.

- Ôi, em cám ơn chị!

Chim Sẻ nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập.

Theo Phan Đăng Đăng

(Báo Nhi đồng số 8/2009)

II. Em đọc thầm bài “Sáng nay Chim sẻ nói gì?” rồi khoanh tròn vào chữ cái trước ý em chọn là đúng nhất hoặc trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho vật gì, yật đó có giá trị ra sao?

A. Viên đá quý rất đắt tiền.

B. Một vật giúp bé Na học giỏi.

C. Viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật.

D. Một vật là đồ cổ có giá trị.

Câu 2. Bé Na thích nhất điều gì sau khi có viên ngọc quý?

A. Đi khắp nơi trong rừng nghe tiếng nói của các loài chim

B. Nghe được câu nói của bác Sư Tử.

C. Nghe được nhiều câu nói của nhiều người ở xa.

D. Nghe được tiếng chân di chuyển của loài thú dữ, nguy hiểm.

Câu 3. Chim Sẻ đã nói gì với chị bé Na?

A. Chị ơi, em đói lắm!

B. Em là Chim sẻ nè. Em đói…

C. Ôi, em cám ơn chị!

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 4. Câu nói của bác Sư Tử: “Đâu nhất thiết chúng tối phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được cliúng tôi. Chỉ cần một chút yếu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi” muốn nhắn gửi đến loài người điều gì?

……………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5. Nghĩa trong bài của cụm từ “Vượt suối băng rừng” là:

A. Đi chơi xa để ngắm phong cảnh thiên nhiên đẹp.

B. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm hiểu về đời sống của muông thú và nghe được tiếng nói của chúng.

C. Đi thám hiểm để thăm dò dấu vết cổ từ các con suối, khu rừng xa lạ.

D. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm những loài thú quý hiếm về nuôi.

Câu 6. Tìm và viết ra một câu cảm có trong bài đọc thầm.

- Câu cảm là: ………………………………………………………………………………

Câu 7.

a) Tìm trong bài đọc thầm 1 câu kể có dạng Ai là gì?

b) Xác định chủ ngữ của câu vừa tìm được

- Câu kể có dạng Ai là gì?…………………………………………………….

- Chủ ngữ của câu trên là: …………………………………………………...

Câu 8. Thêm trạng ngữ cho các câu sau:

a)…………………………………………………………………………………, em chăm chú nghe cô giảng bài.

b)………………………………………………………………………, muôn loài hoa đua nhau nở.

III. Tập làm văn

Đề bài: Tả một con vật nuôi ở vườn thú.

ĐÁP ÁN

Phần đọc thầm

1. C

2. B

3. D

4. Câu nói của bác Sư Tử muôn nhắn gửi đến loài người rằng: “Con người phải yêu quý thiên thiên, biết bảo vệ môi trường thì vạn vật trên trái đất sẽ được hạnh phúc. ”

5. B

6. Ôi, em cám ơn chị!

7-

a) Em là Chim sẻ nè.

b) Chủ ngữ của câu trên là: Em

8.

a) Trong lớp học, em chăm chú nghe cô giảng bài.

b) Mùa xuân, muôn loài hoa đua nhau nở.

TẬP LÀM VĂN. Tham khảo Tập làm văn lớp 4 trang 91, 92.

Tả con voi trong vườn thú

Cứ cuối tuần là em được bố và mẹ cho đi công viên chơi. Ở đó em được vui chơi thoả thích, được ngắm nhìn những con vật kì lạ. Đặc biệt là em thích thú với chú voi có tuổi ở đó.

Chà, chú mới to làm sao! Mẹ nói chú phải nặng đến vài tấn chứ chẳng chơi. Nhìn chú mà em tưởng tượng ra cả một toà nhà lớn. Bốn cái chân to lớn như cái cột đình. Còn cái tai thì chẳng khác gì một cái quạt lúc nào cũng phe phẩy. Thích nhất là chiếc vòi dài, càng về đỉnh lại càng nhỏ đi và có nhiều vòng tròn rất đều nhau. Mõm nép dưới cái vòi to tướng, nhìn sơ qua khó mà có thể thấy được. Hai chiếc răng nanh sắc nhọn, cong cong hình con tôm, chìa ra khỏi hàm răng, trông thật giống một con ác thú. Chú có cái đuôi dài thượt, dẻo như chiếc roi mây của cô em. Cùng với thân hình vạm vỡ, tròn tròn, nước da nhăn nheo, tựa như màu đất bùn ở những đồng ruộng xâm xấp nước đưa lên.

Cái kiểu chú ăn trông thật kì lạ. Đầu tiên, chú gắp thức ăn lên. Dùng vòi cuộn tròn lại rồi quăng tuột vào mồm. Chiếc vòi hữa ích ấy còn giúp chú làm được nhiều việc nữa cơ, chẳng hạn: “Bắt tay, chào ngưới lớn…”

Mỗi lần ra về em lại có cảm giác nuối tiếc. Cuộc vui nào rồi cũng phải tàn, em chia tay chú mà lòng buồn rười rượi. Mẹ nói nếu em cứ học tập tốt rồi tuần nào mẹ cũng đưa đi chơi vườn bách thú, nô đùa với chú voi to lớn và thật dễ thương.

Nguồn: Vuidoc.com

Đề số 10:

I. Viết

1/ Chính tả (nghe – viết): Bài Nghe lời chim nói. (Trang 124) (4 điểm)

2/ Tìm tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi vào ô trống thích hợp? (1 điểm)

- Hồ nước ngọt lớn nhất thế  . . . . . . là hồ Thượng ở giữa Ca-na-đa và Mĩ. Nó . . . . . . . .trên 80 000 ki-lô-mét vuông

2/ Tập làm văn ( 5 điểm)

Cho hai đề tài như sau: (chọn 1 trong 2)

1. Tả một con vật mà em thích

2. Tả một cây bóng mát, cây hoa và cây ăn quả.

II. Đọc thầm

A/ Đọc thành tiếng: (5 điểm)

HS bốc thăm 1 trong 5 bài sau:

- Đường đi Sa Pa. (Trang 102)

- Trăng ơi. . .từ đâu đến (Trang 107)

- Hơn một nghìn ngày vòng quay trái đất (Trang 114)

- Dòng sông mặc áo (Trang 118)

- Con chuồn chuồn nước. (Trang 127)

B/ Đọc thầm bài “Ăng-co Vát” và trả lời câu hỏi: (5 điểm)

Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.

Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo chơi kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo vọt vuông góc và lựa ghép vào nhau kín thít như xây gạch vữa.

Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng - co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.

2. Dựa và nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Ăng-co Vát là công trình của nước nào? (0,5 điểm)

a/ Cam-pu-chia

b/ Việt Nam

c/ Thái Lan

d/ Lào

Câu 2: Khu đền quay về hướng nào? (0,5 điểm)

a/ Phía đông

b/ Phía Tây

c/ Phía nam

d/ Phía bắc

Câu 3: Ăng-co Vát được xây dựng từ thế kỉ thứ mấy? (0,5 điểm)

a/ XI

b/ VIII

c/ IX

d/ XII

Câu 4: Khu đền chính gồm có ba tầng với? (0,5 điểm)

a/ Những ngọn tháp lớn.

b/ Những ngọn tháp nhỏ.

c/Những tảng đá lớn.

d/ Những tảng đá nhỏ.

Câu 5: Khu đền chính gồm có bao nhiêu gian phòng? (0,5 điểm)

a/ 1 500

b/ 368

c/ 398

d/ 897

Câu 6: Những cây tháp lớn được bao bọc bên ngoài bằng đá gì? (0,5 điểm)

a/ Đá ong

b/ Đá lớn

c/ Đá nhỏ

d/ Đá nhẵn

Câu 7: Động từ trong câu: “Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc” là: (1 điểm)

a/ Suốt

b/ Sẽ

c/ xem

d/ dạo

Câu 8: Hoàng hôn, Ăng-co vát thật huy hoàng. Danh từ trong câu là từ nào? (1 điểm)

a/ thật

b/ huy hoàng

c/ hoàng hôn

d/ Ăng – co vát

III. Đọc tiếng

1/ Đọc thành tiếng: (5 điểm)

HS bốc thăm 1 trong 5 bài sau:

- Đường đi Sa Pa. (Trang 102)

- Trăng ơi. . .từ đâu đến (Trang 107)

- Hơn một nghìn ngày vòng quay trái đất (Trang 114)

- Dòng sông mặc áo (Trang 118)

- Con chuồn chuồn nước. (Trang 127)

Hướng dẫn đánh giá cho điểm:

+ Đọc đúng tiến, đúng từ: 1 điểm.

 ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

( Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm, ngắt nghỉ hơi không đúngt từ 4 chỗ chở lên: 0 điểm )

+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm

( Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc chưa thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)

+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.

( Đọc quá 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

+ Trả lời đúng  ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm.

ĐÁP ÁN

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

B

D

A

C

D

D

D

A

A

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

I/- Chính tả: 4 điểm

- Bài viết không sai chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. (4 điểm)

- Cứ sai 1 lỗi chính tả thông thường (phụ âm, đầu, vần, dấu thanh…) trừ 0,5 điểm.

- Chữ viết không rõ ràng, không đúng độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn tuỳ mức độ có thể trừ toàn bài đến 1 điểm.

2/ Tìm tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi vào ô trống thích hợp? (1 điểm)

- Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới là hồ Thượng ở giữa Ca-na-đa và Mĩ. Nó dài trên

80 000 ki-lô-mét vuông.

Đúng 1 từ  0,5 điểm

II/- Tập làm văn: 5 điểm.

1/ Hình thức: 1 điểm.

- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 0,25 điểm.

- Bài viết có đủ các phần: mở bài, thân bài và kết bài: 0,5 điểm.

- Không sai quá 5 lỗi chính tả: 0,25 điểm.

2/ Nội dung: 4 điểm.

- Học sinh viết được phần mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp): 1 điểm.

- Học sinh viết được thân bài, miêu tả có trình tự bao quát đến chi tiết, tả được những đặc điểm tiêu biểu nổi bật của cây bóng mát (2 điểm).

- Hoc sinh viết được phần kết bài (mở rộng hoặc không mở rộng): 1 điểm.

Lưu ý đối với phần thân bài:

- Đoạn viết rõ ràng, mạch lạc, sinh động, dùng từ có sự chọn lọc, có những ý văn hay thể hiện rõ đặc điểm của quyển sách, tình cảm của người đối với quyển sách thì được 2 điểm.

- Đoạn viết rõ ràng, mạch lạc, dùng từ chính xác, biết sử dụng các kiểu câu chính xác, sinh động thì được 1,5 điểm.

- Đoạn viết tương đối rõ ràng, mạch lạc, dùng từ khá chính xác thì được 1 điểm.

- Đoạn viết không đúng trọng tâm, dùng từ thiếu chính xác, viết câu không đúng ngữ pháp….. và bài văn mẫu: 0 đ

Nguồn: dethihocki.com


3. 10 đề thi học kì 2 lớp 4 môn tiếng việt tự luyện

Vuihoc.vn giới thiệu 10 đề thi tiếng việt lớp 4 để các em tự ôn tập tại nhà hiệu quả.

Đề số 1:

 A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)

I- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

II- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) (Thời gian 35 phút)

Bốn anh tài

(Tiếp theo)

Bốn anh em tìm tới chỗ yêu tinh ở. Nơi đây bản làng vắng teo, chỉ còn mỗi một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Thấy anh em Cẩu Khây kêu đói, bà cụ nấu cơm cho ăn. Ăn no, bốn cậu bé lăn ra ngủ. Tờ mờ sáng, bỗng có tiếng đập cửa. Biết yêu tinh đã đánh hơi thấy thịt trẻ con, bà cụ liền lay anh em Cẩu Khây dậy, giục chạy trốn. Cẩu Khây bèn nói:

- Bà đừng sợ, anh em chúng cháu đến đây để bắt yêu tinh đấy.

Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi.

Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dâng ngập cả cánh đồng. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt, Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngã cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại cạn khô. Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.

Từ đấy, bản làng lại đông vui.

Truyện cổ dân tộc Tày

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1/ Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai đầu tiên? (M1-0,5đ)

A. Yêu tinh
B. Bà cụ
C. Ông cụ
D. Cậu bé.

Câu 2/ Tại sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? (M2-0,5đ)

A.Vì anh em Cẩu Khây có sức khỏe
B. Vì anh em Cẩu Khây có tài năng phi thường
C. Vì anh em Cẩu Khây có lòng dũng cảm
D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 3/ Yêu tinh có phép thuật gì? (M1-0,5)

A. Phun lửa
B. Phun nước
C. Tạo ra sấm chớp
D. Biến hóa, tàng hình

Câu 4/ Bốn anh em Cẩu Khây làm gì để chống lại yêu tinh ?(M2-0,5đ)

A.Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc, Cẩu Khây nhổ cây, Lấy Tai Tát Nước khoét máng, Móng Tay Đục Máng tát nước.
B. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc, Cẩu Khây nhổ cây, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng khoét máng.
C. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc, Cẩu Khây khoét máng, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng nhổ cây.
D. Nắm Tay Đóng Cọc nhổ cây, Cẩu Khây đóng cọc, Lấy Tai Tát Nước tát nước, Móng Tay Đục Máng khoét máng.

Câu 5/ Tại sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh? (M3-1đ)

Câu 6/ Bài đọc: "Bốn anh tài (tt)" ca ngợi ai, hành động gì? (M4-1đ)

Bài đọc "Bốn anh tài (tt) ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu, quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.

Câu 7/ Các từ gạch chân trong câu: "Con người lao động, đánh cá, săn bắn." thuộc từ loại: (M1-0,5)

A. Danh từ      B. Động từ       C. Tính từ và danh từ     D. Tính từ

Câu 8/ Câu tục ngữ nào có nghĩa: "Hình thức thường thống nhất với nội dung"? (M2-0,5đ)

A. Chết vinh còn hơn sống nhục.
B. Người thanh tiếng nói cũng thanh.
C. Trông mặt mà bắt hình dong.
D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Câu 9/ Em viết một đoạn văn 2 đến 3 câu có sử dụng câu kể Ai là gì? nói về gia đình em. (M4) (1đ)

Câu 10/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu "Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ". (M3-1đ)

- Chủ ngữ:.......................................................................................................

- Vị ngữ:.........................................................................................................

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả: (Nghe – viết) (2 điểm)

Bài: Sầu riêng

(từ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm ... đến tháng năm ta.) (Sách Tiếng Việt 4, tập 2 trang 34)

II. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Tả một loài cây mà em yêu thích.

Nguồn: vndoc.com

Đề số 2:

PHẦN A: ĐỌC

1-    Đọc thành tiếng : 5 điểm.

(GV cho HS đọc các bài tập đọc, học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34 và trả lời một số câu hỏi về nội dung bài đọc.)

2 - Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm.

GV cho HS đọc bài tập đọc “ĐƯỜNG ĐI SA PA” SGK Tiếng Việt lớp 4 - tập II  trang 102 và trả lời các câu hỏi .

Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: SaPa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước

a)     Vùng núi

b)    Vùng đồng bằng

c)     Vùng biển

Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế  ấy?   

a)     Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

b)    Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.

c)     Nắng phố huyện vàng hoe.

d)     Tất cả các câu trên đều đúng.

 Câu 3 : Vì sao tác giả gọiSaPalà “món quà kì diệu của thiên nhiên”

a)     Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.

b)    Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

c)     Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.

Câu 4 :Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?

a)     Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa và ngợi  Sa Pa là món quà kì diệu thiên nhiên dành cho đất nước ta.

b)    Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa.

c)     Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên khi đến Sa Pa.

Câu 5: Câu : “Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

a) So sánh.

b) Nhân hóa.

c) So sánh và nhân hóa.

Câu 6:Câu: “Nắng phố huyện vàng hoe” là kiểu câu kể nào?

a)     Câu kể Ai là gì?

b)    Câu kể Ai làm gì ?

c)     Câu kể Ai thế nào ?

Câu 7: Trong bài văn có bao nhiêu danh từ chung?

a)     Ba.

b)    Hai.

c)     Bốn.

Câu 8: Những hoạt động nào sau đây được gọi là  du lịch?

a) Đi chơi ở công viên gần nhà.

b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

c) Đi làm việc xa nhà.

Câu 9: Bộ phân in đậm trong câu : Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Có chức năng gì trong câu?

a)     Chủ ngữ

b)    Vị ngữ

c)     Trạng ngữ

Câu 10: Trong câu : Nắng phố huyện vàng hoe. Bộ phận chủ ngữ là:

a)     Nắng

b)    Nắng phố huyện

c)     Nắng phố huyện vàng

PHẦN B : VIẾT

1 - Chính tả : 5 điểm

 GV đọc cho HS viết bài :  “Trăng lên” SGK Tiếng Việt4 - tập II - trang 168

2 - Tập làm văn: 5 điểm.

 Hãy tả một con vật mà em yêu thích.

Nguồn: dethihocki.com

Đề số 3:

PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: ( 5 điểm )

Dựa vào nội dung bài đọc “ĂN “MẦM ĐÁ””, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

1    Bài“Ăn “mầm đá””thuộc loại truyện nào?

a.  Truyện dân gian Việt Nam.                       

b. Truyện cổ tích Việt Nam.

c. Truyện cổ dân tộc Tày.

2.     Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”?

a  Vì chúa ăn gì cũng không thấy ngon miệng, lại nghe thấy “mầm đá” là món ăn lạ nên muốn thử.

b.  Vì mầm đá là món ăn lạ cá tác dụng chữa bệnh.

c.  Vì mầm đá là món ăn bổ dưỡng.

3.  Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn mầm đá cho chúa như thế nào?

a .  Cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì về nhà kiếm một lọ tương thật ngon đem giấu trong phủ chúa.

b.  Lọ tương được bịt thật kĩ, ngoài đề hai chữ “đại phong”.

c.  Cả hai ý trên đều đúng.

4. Vì sao chúa không được ăn “mầm đá”?

a.  Vì không hề có món này.                            

b.  Vì món này chưa chín.

c.  Vì món ăn bị hỏng.

5. Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng?

a .  Vì tương là món ăn lạ               

b .  Vì tương của Trạng Quỳnh rất ngon

c .   Vì chúa đói quá

6     Dòng nào dưới đây nhận xét về nhân vật Trạng Quỳnh

a  Là người rất thông minh bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa châm biếm thói xấu của chúa.

b  Là người rất thông minh , bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa kín đáo khuyên chúa.

c  Là người rất thông minh , bản lĩnh , vừa biết cách giúp chúa ăn ngon miệng , vừa giải thích cho chúa biết mắm “Đại phong” là mắm gì.

   Trạng ngữ trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

Có lần trong giờ văn ở trường, thầy giáo bảo một học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời mọc.

a  Vì sao?                                                      

b   Khi nào?

c   Ở đâu?                                                       

d   Với cái gì?

8     Trong câu thơ “Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa” tác giả đã nhân hóa dòng sông bằng cách nào?

a.        Tả dòng sông bằng những từ ngữ chỉ hoạt động của con người.

b.        Nói với dòng sông như nói với người.

c.         Gọi dòng sông bằng một từ vốn để gọi người.

9     Câu cảm sau đây dùng để làm gì?

                Chà, con vẹt có bộ lông mới đẹp làm sao!

a .   Dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng.              

b    Dùng để bộc lộ cảm xúc thán phục.

c   Dùng để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên.

10     Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì bằng cách nối?

a Ôi, bạn Hải đến kìa!                                                       1.  Cảm xúc ngạc nhiên.

b Ôi, bạn Hải thông minh quá!                                          2.  Cảm xúc đau xót.

c Trời, thật là kinh khủng!                                                 3.  Cảm xúc vui mừng.

d Cậu làm tớ bất ngò quá!                                                 4.  Cảm xúc thán phục.

PHẦN KIỂM  TRA VIẾT:

1. Chính tả : (5 điểm)  Nghe viết bài : )  Vương quốc vắng nụ cười( sách Tiếng việt 4 tập 2 trang 132  ). từ : đầu ....đến trên những mái nhà 

2. Tập làm văn: Tả một con vật nuôi của nhà em hoặc của người hàng xóm mà em thích.

Nguồn: dethihocki.com

Đề số 4:

A. KIỂM TRA ĐỌC.

I- Đọc thành tiếng (5điểm)

- Giáo viên cho học sinh gắp phiếu nhận bài đọc từ tuần 29 đến tuần 34 SGK Tiếng Việt 4 - Tập 2, trả lời câu hỏi theo quy định.

II - Đọc thầm và làm bài tập (5điểm)

* Đọc bài văn sau:

VỜI VỢI BA VÌ

          Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, tường giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như một nhà ảo thuật có phép lạ tạo ra một chân trời rực rỡ.

         Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua ... nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo với những đảo Hồ, đảo Sếu ... xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn ... Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Phơi phới ngày hội đua chen của cây cối. Lượn giữa những hồ nước vòng quanh đảo cao, hồ thấp là những con thuyền mỏng manh, những chiếc ca-nô rẽ sóng chở du khách dạo chơi nhìn ngắm. Hơn một nghìn héc-ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căn nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.

Theo VÕ VĂN TRỰC

     Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

1. Bài văn miêu tả cảnh đẹp Ba Vì vào mùa nào

   a) Mùa xuân 

   b) Mùa hè        

2. Dòng nào dưới đây liệt kê đầy đủ các chi tiết cho thấy vẻ đẹp đầy sức sống của rừng cây Ba Vì?

   a) Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân phơi phới mùa hội, rừng trẻ trung.

   b) Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng ấu thơ, rừng thanh xuân, rừng trẻ trung.

   c)Mướt mát rừng keo, xanh ngát bạch đàn, rừng thanh xuân, phơi phới mùa hội, rừng trẻ trung.

3. Vị ngữ trong câu “Tiếng chim gù, chim gáy, khi gần khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.” là những từ nào?

   a) khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài

   b) mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài

   c) như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài

 4. Chủ ngữ trong câu “ Từ Tam Đảo nhìn về phía Tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày” là những từ ngữ nào?

  a) Từ Tam Đảo nhìn về phía tây 

  b) vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng

  c) vẻ đẹp của Ba Vì 

5. Trong đoạn văn thứ nhất (“Từ Tam Đảo ...đến chân trời rực rỡ.”) tác giả sử dụng mấy hình ảnh so sánh để miêu tả Ba Vì?

 a) Một hình ảnh (là: ....................)

b) Hai hình ảnh (là:............................................................)

c) Ba hình ảnh (là:.............................................................) 

6. Trong câu “ Về chiều, sương mù tỏa trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như một vị thần bất tử ngự trên sóng”

   +) Trạng ngữ là:.....................................................................

   +) Trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa:

a) Chỉ thời gian

b) Chỉ mục đích

a) Chỉ nguyên nhân 

7. Bài văn trên có mấy kiểu câu em đã học?

a) Một kiểu câu (là: ....................)

b) Hai kiểu câu (là:............................................................)

c) Ba kiểu câu (là:...........................................................

B. Phần kiểm tra viết (10 điểm)

I . Chính tả (5 điểm)

Nghe - viết bài: “Con chim chiền chiện” 4 khổ thơ cuối)TV4, tập II, trang 148.

II .Tập làm văn (5 điểm)

Đề bài: Tả một con vật mà em yêu thích.

Nguồn: dethihocki.com

Đề số 5:

Bài đọc :

CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN 

             Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I-rơ-pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đáy hồ, mặt nước hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội… Những con chim kơ-púc, mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt, cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Các chú chim piêu có bộ lông vàng xanh lục, đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây. Chim vếch-ka mải mê chải chuốt bộ long vàng óng của mình. Chim câu xanh, chim sa-tan nhẹ nhàng cất tiếng hót gọi đàn. Họ nhà chim đủ các loại, đủ các màu sắc ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ, tiếng hót rộn rã vang cả mặt nước. 

I. ĐỌC THẦM : 25 phút 

  Em đọc thầm bài “CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN”  rồi trả lời các câu hỏi sau :

  (Đánh dấu ´ vào c trước ý trả lời đúng nhất) 

1) Cảnh đẹp của hồ I-rơ-pao được tác giả miêu tả ra sao?

a. Mặt nước chao mình rung động.

b. Bầu trời trong xanh soi bong xuống đáy hồ làm cho mặt nước hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông.

c. Họ nhà chim đủ loại, đủ màu sắc đậu ở những bụi cây quanh hồ, tiếng hót rộn rã.

d. Tất cả các ý trên. 

2) Chim đại bàng có những đặc điểm gì nổi bật?

a. Chân vàng mỏ đỏ              

b. Khi chao lượn, bóng che rợp mặt đất

c. Khi vỗ cánh, phát ra những tiếng vi vu vi vút.                          

d. Tất cả các ý trên.

3) Chim kơ-púc có những đặc điểm nào?

a. Mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt.

b. Tiếng hót lanh lảnh nghe như tiếng sáo.

c. Cả hai ý a và b đều đúng.

d. Các ý trên đều sai.

4) Chim piêu có màu sắc, hình dáng ra sao?

a. Bộ lông màu xanh lục.

b. Đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cây.

c. Mải mê chải chuốt bộ lộng vàng óng

d. Cả hai ý a và b đều đúng

5) Qua bài này, em thấy chim rừng Tây Nguyên như thế nào?

a. Phong phú đa dạng.

b. Có nhiều loại chim đẹp.

c. Cả hai ý a và b đều đúng.

d. Cả hai ý a và b đều sai.

6) Gạch dưới chủ ngữ trong câu sau:

“Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất”

7) Hãy thêm vị ngữ để hoàn chỉnh câu sau:

Dãy núi Trường Sơn………………………………………………………

8) Em hãy đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn.

…………………………………………………………………………….

9) Chuyển câu kể : “Bạn Nam làm bài cẩn thận.” thành

- Câu cảm:……………………………………………………………………..

- Câu khiến: ……………………………………………………………………

B. Viết

I. CHÍNH TẢ : (Nghe đọc) Thời gian : 20 phút

Bài : Ăng-co Vát ( Viết đầu bài và đoạn “Toàn bộ … ngóc ngách” ) Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 123.

II. TẬP LÀM VĂN : Thời gian : 40 phút

Đề bài: Tả một một con vật mà em có dịp quan sát.

Nguồn: dethihocki.com

Đề số 6:

20+ đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm học 2019 - 2020

20+ đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm học 2019 - 2020

Đề số 7:

20+ đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm học 2019 - 2020

20+ đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm học 2019 - 2020

Đề số 8:

20+ đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm học 2019 - 2020

20+ đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm học 2019 - 2020

20+ đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm học 2019 - 2020

Đề số 9:

20+ đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm học 2019 - 2020

20+ đề thi Tiếng Việt lớp 4 năm học 2019 - 2020

Đề số 10:

de-tieng-viet-lop-4

Hy vọng với 20 đề tiếng việt lớp 4 trên, các em sẽ rèn luyện chăm chỉ để đạt được thành tích cao trong kỳ thi học kỳ 2 sắp tới. Đăng ký Vuihoc.vn để học nhiều bài tiếng việt thú vị và bổ ích nữa nhé!

| đánh giá
Hotline: 0987810990