img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Hình có tâm đối xứng toán 6 chương trình mới

Tác giả Hoàng Uyên 15:30 27/08/2024 870 Tag Lớp 6

Theo dõi bài học để nhận biết được hình phẳng có tâm đối xứng và chỉ ra được tâm đối xứng của một hình nếu có. Giải các bài tập liên quan đến hình có tâm đối xứng trong chương trình toán 6 kết nối tri thức, chân trời sáng tạo và cánh diều.

Hình có tâm đối xứng toán 6 chương trình mới
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Hình có tâm đối xứng

- Điểm O ở hình a và điểm I ở hình b đều là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm tương ứng bất kì trên hình đó.

- Ta nói: Đường tròn (O) là hình có tâm đối xứng và O là tâm đối xứng của đường tròn (O). 

- Hình bình hành ABCD là hình có tâm đối xứng và giao điểm I của hai đường chéo là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD.

- Ví dụ: Các hình sau là hình có tâm đối xứng

2. Tâm đối xứng của một số hình

- Đoạn thẳng AB là hình có tâm đối xứng và tâm đối xứng là trung điểm M của đoạn thẳng đó. 

- Đường tròn là hình có tâm đối xứng và tâm đối xứng là tâm của nó. 

- Hình thoi có tâm đối xứng là điểm O. là giao điểm của hai đường chéo. 

- Hình lục giác đều có tâm đối xứng là điểm giao điểm của các đường chéo từ đỉnh. 

3. Bài tập tâm đối xứng của một hình toán 6

3.1 Bài tập tâm đối xứng của một hình toán 6 kết nối tri thức

Bài 5.5 trang 107 sgk toán 6/1 kết nối tri thức

Trong các hình trên, hình a), c), d) có tâm đối xứng:

Bài 5.6 trang 107 sgk toán 6/1 kết nối tri thức

Những hình mà điểm O là tâm đối xứng là: a), c)

Bài 5.7 trang 107 sgk toán 6/1 kết nối tri thức

Những hình có tâm đối xứng là: hình a) và hình b)

Phác họa tâm đối xứng của các hình:

Bài 5.8 trang 107 sgk toán 6/1 kết nối tri thức

Cắt hình theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Chuẩn bị một mảnh giấy hình vuông kích thước 4 cm x 4 cm. gấp đôi mảnh giấy hai lần sao cho các cạnh đối diện của nó trùng lên nhau như hình dưới.

Bước 2:  Vẽ theo hình dưới rồi cắt theo nét vẽ, sau đó mở ra ta được hình cần vẽ:

Bài 5.9 trang 107 sgk toán 6/1 kết nối tri thức

- Dùng thước thẳng (hoặc nhìn lưới ô vuông) để xác định các điểm đối xứng với các đỉnh của phần hình đã cho qua điểm O rồi nối chúng lại với nhau một cách thích hợp

- Vẽ hình để mỗi hình nhận điểm O là tâm đối xứng:


 

Bài 5.10 trang 107 sgk toán 6/1 kết nối tri thức

Khi mở những mảnh giấy này, An nhận được:

a) Chữ H

b) Chữ O.

3.2 Bài tập tâm đối xứng của một hình toán 6 chân trời sáng tạo

Bài 1 trang 58 sgk toán 6/2 chân trời sáng tạo

Tâm đối xứng của các hình được biểu diễn như sau:

Hình a) có tâm đối xứng (như hình vẽ).

Hình b) không có tâm đối xứng.

Hình c)

- Nếu xét tính đối xứng cả màu sắc thì hình c) không có tâm đối xứng.

- Nếu xét tính đối xứng không kể màu sắc thì hình c) có tâm đối xứng (như hình vẽ).

Bài 2 trang 58 sgk toán 6/2 chân trời sáng tạo

Hình a) 

- Nếu xét tính đối xứng cả màu sắc thì hình a) không có tâm đối xứng.

- Nếu xét tính đối xứng không kể màu sắc thì hình a) có tâm đối xứng (như hình vẽ).

Hình b) có tâm đối xứng (như hình vẽ). 

Hình c) không có tâm đối xứng.

Bài 3 trang 58 sgk toán 6/2 chân trời sáng tạo

Những chữ cái có tâm đối xứng là: S, I, O, N.

Hình minh họa:

Những chữ cái vừa có trục đối xứng, vừa có tâm đối xứng là: I và O.

Hình minh họa:

Bài 4 trang 58 sgk toán 6/2 chân trời sáng tạo

- Hình thứ nhất có tâm đối xứng (như hình vẽ).

- Hình thứ hai không có tâm đối xứng.

- Hình thứ ba không có tâm đối xứng.

Vậy trong ba hình trên chỉ có hình thứ nhất có tâm đối xứng.

3.3 Bài tập tâm đối xứng của một hình toán 6 cánh diều 

Bài 1 trang 112 sgk toán 6/1 cánh diều

Tất cả các hình trên, từ Hình 66 đến Hình 69 đều có tâm đối xứng như sau:

+) Hình 66: (chấm đỏ trên hình)

+) Hình 67: (chấm đỏ trên hình)

+) Hình 68: (chấm đỏ trên hình)

+) Hình 69: (chấm đen trên hình)

Bài 2 trang 112 sgk toán 6/1 cánh diều

Các hình 70 a), 70 b) đều có tâm đối xứng, Hình 70 c) không có tâm đối xứng (chú ý màu sắc, hình dạng)

+) Tâm đối xứng của hình 70 a) (chấm trắng trên hình)

+) Tâm đối xứng của hình 70 b) (chấm trắng trên hình)

Bài 3 trang 112 sgk toán 6/1 cánh diều

Trong thực tiễn nhiều hình có tâm đối xứng, chẳng hạn:

+) Hình biển báo giao thông:

+) Hình bông hoa:

+) Hình viên gạch hoa:

 

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây là bài học Hình có tâm đối xứng toán 6 chương trình mới, qua bài học này, các em đã được làm quen với tâm đối xứng của một số dạng hình học để áp dụng giải các bài tập trong sách giáo khoa toán 6. Để làm quen với chương trình toán 6, các em có thể tham khảo khóa học DUO của nhà trường VUIHOC, học online cùng các thầy cô và xây dựng lộ trình học cá nhân ngay từ sớm nhé!  

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Hotline: 0987810990