Soạn bài À ơi tay mẹ| SGK Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều
Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài À ơi tay mẹ cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn Cánh diều lớp 6 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

1. Soạn bài À ơi tay mẹ| SGK Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều: Phần chuẩn bị
- Lục bát là một trong những thể thơ truyền thống của nền văn học dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ bao gồm ít nhất hai dòng với số tiếng được cố định: dòng 6 tiếng (gọi là dòng lục) và dòng 8 tiếng (gọi là dòng bát).
- Khi đọc một bài thơ lục bát:
+ Bài thơ được chia thành 6 khổ thơ. Số dòng thơ ở trong bài:
-
Khổ thơ số 1, 5 được chia thành hai dòng thơ.
-
Khổ thơ số 2, 3, 4, 6 được chia thành bốn dòng thơ.
+ Cách gieo vần đặc biệt ở trong bài thơ: Tiếng thứ sáu của dòng lục được gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếp đến tiếng thứ tám của dòng bát được gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. (ví dụ: sa – qua; màng – dàng – vàng; ngon – tròn – còn; nôi – đời – Trời; con – mòn – còn; ru – thu – mù; cây – đầy – ngày; nhau – mầu – dầu; thôi – bồi – ngồi; khâu – đau – câu)
+ Các dòng được ngắt nhịp theo các nhịp chẵn như 4/2 hoặc 4/4.
+ Bài thơ viết về hình ảnh của người mẹ và sự hi sinh, vất vả của người mẹ dành cho đứa con của mình.
+ Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng ở trong bài thơ:
-
Biện pháp nghệ thuật nhân hóa hình ảnh: cái trăng còn nằm nôi, đời nín cái đau,…
-
Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ hình ảnh: bàn tay mẹ; trăng, Mặt Trời,…
+ Từ ngữ được sử dụng ở trong bài thơ êm đềm, nhẹ nhàng tựa như một lời ru, giàu tính gợi hình,…
→ Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ ở trong bài thơ: Tạo ra những âm điệu nhẹ nhàng tựa như lời hát ru dịu dàng, giàu hình ảnh, khiến cho bài thơ mang giàu tính biểu tượng cao, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý…
+ Tác giả( hay còn gọi là nhân vật trữ tình) đang bày tỏ những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của mình ở trong bài thơ.
→ Đó là những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả bày tỏ về tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý và sự hi sinh cao cả của người mẹ dành cho người con của mình.
- Đọc trước toàn bộ văn bản À ơi tay mẹ và tìm hiểu thêm đôi nét về tác giả Bình Nguyên:
+ Tác giả Bình Nguyên sinh năm 1959, quê của ông ở Ninh Bình. Tên thật của tác giả là Nguyễn Đăng Hảo. Ông là nhân vật vô cùng tài năng, vừa là một trong những hội viên xuất sắc của Hội Nhà văn Việt Nam và vừa ở trong Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện nay ông đang là Chủ tịch của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình.
+ Các tác phẩm chính đã được xuất bản của tác giả: Hoa thảo mộc (2001), Trăng đợi (2004), Đi về nơi không chữ (2006), Lang thang trên giấy (2009).
+ Những giải thưởng trong sự nghiệp văn chương của tác giả:
-
Giải A của cuộc thi về thơ Lục bát vào năm 2002-2003 của báo Văn Nghệ.
-
Giải chính thức của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam cho tập thơ mang tên "Trăng đợi” vào năm 2004.
-
Giải chính thức trong cuộc thi thơ "Bác Hồ của chúng ta” vào năm 2003-2004 của báo Văn Nghệ.
-
Giải chính thức của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam vào năm 2006 cho tập thơ mang tên "Đi về nơi không chữ”
-
Giải chính thức cho thơ Lục bát mang tên "Ngàn năm thương nhớ” vào năm 2010 do Báo Văn Nghệ cùng với 5 cơ quan báo chí khác phối hợp cùng tổ chức.
+ Khi còn bé, em đã rất nhiều lần được nghe bà và mẹ ru em mỗi khi ngủ, và nghe được những lời ru đằm thắm, dịu dàng ấy. Đối với em, những lời ru ấy chính là những lời ru ấm áp và tuyệt vời nhất mà em từng được nghe.
- À, ru hời ơi hời ru
Mẹ thương con có hay chăng?
Thương từ khi thai nghén trong lòng
Mấy nắng sớm chiều mưa ròng
Chín tháng so chín năm
Gian khó tính khôn cùng
A Á ru hời ơi hời ru”,
- À ơi, công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
- À ơi
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
À ơi
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
À ơi
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục Đau lòng cò con
- Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh.
- Con cò, cò bay lả, lả, bay la
Bay từ từ cửa phủ,
Bay ra, ra cánh đồng
Tình tính tang, là tang tính tình
Duyên tình rằng, ấy duyên tình ơi,
Rằng có nhớ, nhớ hay chăng?
Rằng có biết biết hay chăng
→ Tiếng ru của mẹ luôn dịu dàng, ngọt ngào, đưa chúng ta vào giấc ngủ ngon lành. Trong từng lời hát ấy, không chỉ có tình yêu vô bờ bến của mẹ mà còn là tình cảm sâu sắc dành cho quê hương đất nước. Những lời ru ấy là những câu ca dao,tiếp tục ngữ được truyền lại từ bao thế hệ ông bà, cha mẹ, không chỉ phản ánh những bài học, kinh nghiệm sống mà còn mang đậm hình ảnh về con người và thiên nhiên Việt Nam. Dù chúng ta có lớn lên và đi xa đến đâu thì những lời ru ấy vẫn mãi là kỷ niệm ngọt ngào, ấm áp, là tình yêu vô điều kiện mà mẹ dành cho chúng ta. Nó như một phần ký ức không thể phai mờ, luôn tồn tại trong tâm hồn của mỗi người con như chúng ta.
2. Soạn bài À ơi tay mẹ| SGK Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều: Phần đọc hiểu
2.1 Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em cảm nhận gì?
Câu trả lời chi tiết:
Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em cảm nhận hiện lên những cảm xúc ấm áp, yêu thương về tình mẫu tử.
- Trong nhan đề bài thơ cụm từ "À ơi" gợi đến những lời ru ngọt ngào của mẹ, đưa con vào giấc ngủ bình yên. Hình ảnh "Tay mẹ" biểu tượng cho sự chăm sóc, che chở, ân cần của người mẹ dành cho con. Cả nhan đề hiện lên hình ảnh người mẹ dịu dàng, hy sinh, luôn nâng niu con bằng tất cả tình yêu thương.
- Bức tranh khắc họa hình ảnh người mẹ đang ôm con, ru con ngủ hoặc đôi tay mẹ tảo tần, chăm sóc con, thì điều đó càng làm nổi bật tình mẫu tử cao quý.
2.2 Chú ý các biện pháp tu từ, cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ.
Câu trả lời chi tiết:
- Các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng ở trong bài thơ:
+ Biện pháp nghệ thuật nhân hóa ví dụ cái trăng còn nằm nôi, đời nín cái đau,…
+ Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ ví dụ bàn tay mẹ; trăng, Mặt Trời,…
- Cách gieo vần khéo léo ở trong bài thơ: Tiếng thứ sáu của dòng lục được gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếp đến tiếng thứ tám của dòng bát được gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. (ví dụ: sa – qua; màng – dàng – vàng; ngon – tròn – còn; nôi – đời – Trời; con – mòn – còn; ru – thu – mù; cây – đầy – ngày; nhau – mầu – dầu; thôi – bồi – ngồi; khâu – đau – câu)
- Các dòng được ngắt nhịp chẵn theo hai nhịp 4/2 hoặc 4/4.
Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!
2.3 Hãy chú ý các phép nhiệm mầu từ tay mẹ được thể hiện trong các khổ thơ như thế nào.
Câu trả lời chi tiết:
Các phép nhiệm mầu từ tay mẹ được thể hiện ở trong các khổ thơ sau:
- Chắn mưa sa, chặn bao qua mùa màng.
- Thức cả một đời, mai sau thế nào tay mẹ vẫn còn hát ru, ru cho mềm ngọn gió thu, cho tan đám sương mù, cho con lớn khôn.
2.4 Những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ?
Câu trả lời chi tiết:
Những từ ngữ được tác giả lặp lại nhiều lần ở trong bài thơ đó là: bàn tay mẹ, à ơi, ru cho
3. Soạn bài À ơi tay mẹ| SGK Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều: Phần trả lời câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 trang 39 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Cánh diều
Tìm hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ?
Câu trả lời chi tiết:
- Hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ xuất hiện ở trong bài thơ:
+ Chắn mưa sa, chặn bao qua mùa màng.
+ Thức cả một đời, mai sau thế nào tay mẹ vẫn còn hát ru, ru cho mềm ngọn gió thu, cho tan đám sương mù, cho con lớn khôn.
- Những dòng thơ xuất hiện nói lên đức hi sinh của người mẹ ở trong bài thơ:
- Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng.
- Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con…
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
- Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.
- Ru cho sóng lặng bãi bồi
Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu
Ru cho đời nín cái đau
À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình.
>> Xem thêm: Soạn văn 6 Cánh diều
3.2 Câu 2 trang 39 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Cánh diều
Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?
Câu trả lời chi tiết:
- Em nhỏ ở trong bài thơ được tác giả gọi bằng những từ ngữ như: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng, Mặt Trời bé con.
- Qua cách gọi đó, ta có thể thấy được tình cảm yêu thương dạt dào, bao la vô bờ bến của người mẹ dành cho đứa con của mình.
3.3 Câu 3 trang 39 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Cánh diều
Trong bài thơ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.
Câu trả lời chi tiết:
Tác dụng của việc lặp lại cụm từ “à ơi” nhiều lần ở trong bài thơ:
- Mô tả âm điệu lời ru đầy sự ngọt ngào: "À ơi" là tiếng ru quen thuộc của mẹ, gắn liền với những câu hát ru dân gian Việt Nam. Sự lặp lại này giúp bài thơ mang âm hưởng du dương, nhịp nhàng, giống như một lời ru thực sự, đem lại cảm giác ấm áp, thân thương.
- Nhấn mạnh tình mẫu tử là nền móng: Mỗi lần cụm từ "à ơi" xuất hiện là mỗi lần ta cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương của mẹ dành cho con. Nó không chỉ là âm thanh để ru con ngủ mà còn thể hiện tình yêu thương bao la mà mẹ dành cho con từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành.
- Tạo nhịp điệu nhẹ nhàng, sâu lắng: Lặp lại cụm từ "à ơi" giúp bài thơ có nhịp điệu mềm mại giống như tiếng lòng của mẹ, khiến người đọc có thể dễ dàng cảm nhận được sự dịu dàng trong từng câu chữ.
- Tăng sự bền bỉ và vĩnh cửu của tình mẹ: Lời ru của mẹ không chỉ là những thanh âm nhất thời mà còn là biểu tượng của sự hy sinh và tình yêu to lớn. Việc lặp lại cụm từ "à ơi" nhấn mạnh rằng tình mẹ luôn hiện hữu, luôn song hành cùng con trong suốt cuộc đời.
3.4 Câu 4 trang 39 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Cánh diều
“Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?
Câu trả lời chi tiết:
Em hoàn toàn đồng ý với tác giả về ý nghĩa của câu thơ: “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi” . Bởi vì, người mẹ phải trải qua biết bao vất vả, dầm mưa dãi nắng, hy sinh cả cuộc đời mà không hề nghĩ đến bản thân. Đôi bàn tay mẹ không chỉ mang vác mọi gánh nặng mà còn nâng cao niu, bao bọc con, chịu gian khó để mang đến cho con một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc, tốt đẹp nhất.
3.5 Câu 5 trang 39 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Cánh diều
Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?
Câu trả lời chi tiết:
Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho những gian truân, vất vả mà mẹ đã trải qua, đồng thời thể hiện sự dịu dàng, ấm áp của tình mẫu tử. Đó là biểu tượng thiêng liêng, vĩ đại, gợi lên bao hy sinh lặng lẽ mà mẹ dành trọn cho con, mong con có cuộc sống hạnh phúc.
3.6 Câu 6 trang 39 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Cánh diều
Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?
Câu trả lời chi tiết:
Em rất thích khổ thơ cuối vì nó thể hiện tình cảm bao la của mẹ và cường điệu hóa lời ru. Lời ru ấy không chỉ tha thiết, xuất phát từ tình yêu thương mà còn có sức mạnh diệu kỳ, xua tan mọi bão giông của cuộc đời, mang đến cho con một cuộc sống bình yên. Đó chính là biểu tượng thiêng liêng cho sự hy sinh cao cả của người mẹ.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài À ơi tay mẹ trong sách giáo khoa Ngữ văn Cánh diều lớp 6 . Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm:
