img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Bếp lửa | Văn 8 Kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 14:25 19/02/2024 4,887 Tag Lớp 8

Dưới đây là bài soạn tham khảo Bếp lửa thuộc chương trình Ngữ Văn 8 sách Kết nối tri thức. Bài thơ đã gợi về những kỉ niệm đầy xúc động về người bà cùng với tình bà cháu. Đồng thời tác giả cũng thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của một người cháu xa quê đối với bà, cũng chính là đối với quê hương, gia đình và đất nước.

Soạn bài Bếp lửa | Văn 8 Kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Bếp lửa: Tìm hiểu chung

1.1 Tác giả 

- Bằng Việt có tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, ông sinh năm 1941, quê tại huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay thuộc địa phận Hà Nội).

- Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý của Đại học Tổng hợp Kiev, thuộc Liên Xô (nay là Đại học Quốc gia Kiev, thuộc Ukraine) vào năm 1965, Bằng Việt trở về Việt Nam, công tác ở Viện Luật học của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam.

- Bằng Việt làm thơ từ những năm ông mới 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên đã được công bố là bài Qua Trường Sa ông viết năm 1961.

- Ông đã thể hiện rất nhiều loại thơ không vần, xuống thang rồi lại bắc thang, tất cả những hình thức đã có ở trong thơ Việt Nam cùng với thơ thế giới.

- Một số tác phẩm nổi bật của ông như:

+ Tập thơ Hương cây - Bếp lửa, (xuất bản năm 1968, 2005), đồng tác giả với nhà văn Lưu Quang Vũ.

+ Đường Trường Sơn, cảnh và người (ký sự thơ, xuất bản năm 1972 - 1973)

+ Đất sau mưa (xuất bản năm 1977)

+ Khoảng cách giữa lời (xuất bản năm 1984)

+ Cát sáng (xuất bản năm 1985), in chung với nhà thơ Vũ Quần Phương

+ Tập thơ Bếp lửa - Khoảng trời (xuất bản năm 1986)

+ Phía nửa mặt trăng chìm (xuất bản năm 1995)

+ Tập thơ Ném câu thơ vào gió (xuất bản năm 2001)

+ Tập thơ Nheo mắt nhìn vào gió (xuất bản năm 2008)

+ Tập thơ Hoa tường vi (tập thơ, xuất bản năm 7 - 2018)...

1.2 Tác phẩm 

1.2.1. Tìm hiểu chung

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ Bếp lửa được sáng tác vào năm 1963, khi tác giả đang là một cậu sinh viên học ngành Luật tại nước ngoài.

- Bài thơ đã được đưa vào trong tập Hương cây – Bếp lửa (năm 1968), tập thơ đầu tay của nhà thơ Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

b. Bố cục  (4 phần)

- Phần 1 (bao gồm ba dòng đầu): Hình ảnh của bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng và dòng cảm xúc về bà.

- Phần 2 (bao gồm bốn khổ thơ tiếp theo): Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ khi được sống bên bà và hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh của bếp lửa.

- Phần 3 (bao gồm hai khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm về người bà và cuộc đời của bà.

- Phần 4 (khổ cuối): Nỗi nhớ nhung khôn xiết về bà.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 kết nối tri thức

1.2.2. Tìm hiểu chi tiết

a. Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu

- Dòng hồi tưởng về người bà bắt nguồn từ hình ảnh của bếp lửa

+ Bếp lửa “chờn vờn sương sớm” đó là bếp lửa thực.

+ Bếp lửa “ấp iu nồng đượm” diễn tả về sự dịu dàng, ấm áp và kiên nhẫn của người nhóm lửa.

+ Biện pháp điệp từ (đó là điệp từ “bếp lửa”) gợi ra hình ảnh sống động lung linh nhưng cũng vô cùng thân thuộc gần gũi với đứa cháu.

=> Hình ảnh về bếp lửa làm trỗi dậy những kí ức về người bà và tuổi thơ.

- Kỉ niệm về tuổi thơ với rất nhiều gian khổ và thiếu thốn

+ “Đói mòn đói mỏi” người cháu thấy rất ám ảnh bởi nạn đói và quá khứ đầy sự đau thương của dân tộc.

+ Ấn tượng về khoảnh khắc khói bếp hun nhèm cả mắt cháu để sau này nghĩ lại “sống mũi còn cay”.

+ Dòng hồi tưởng và kỉ niệm gắn liền với âm thanh tiếng tu hú ở chốn đồng nội: tiếng tu hú đã được nhắc đến 5 lần trong bài khi thì thảng thốt, lúc lại khắc khoải và mơ hồ, tất cả để gợi ra một không gian mênh mông, bao la và buồn vắng tới lạnh lùng.

+ Tâm trạng của cháu vì thế cũng thật tha thiết và mãnh liệt hơn bởi sự đùm bọc và che chở của người bà.

- Tuổi thơ vô cùng khó khăn gian khổ nhưng cháu vẫn được bà yêu thương và che chở

+ “Bà dạy”, "bà chăm” thể hiện vô cùng sâu đậm tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương vô bờ bến cũng như sự chăm chút của người bà đối với cháu.

+ Ngay ở trong gian khó và hiểm nguy của chiến tranh người bà vẫn vững vàng – một phẩm chất hết sức cao quý của những người mẹ Việt Nam anh hùng (thể hiện qua câu Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh).

=> Qua dòng hồi tưởng về người bà, những dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình cũng chính là sự kết hợp và đan xen nhuần nhuyễn giữa những yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nỗi nhớ của người cháu đã thể hiện bằng tình yêu thương vô hạn đối với người bà.

b. Những suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc sống của bà cũng như hình tượng về bếp lửa

Suy ngẫm về cuộc đời của bà:

- Từ những kỉ niệm và hình ảnh của bếp lửa luôn gắn với hình ảnh của người bà

+ Hình ảnh về bếp lửa kết tinh ở trong hình ảnh của ngọn lửa: ngọn lửa của tình yêu thương cùng với sự hi sinh luôn ủ sẵn ở trong lòng bà để làm sáng lên niềm hy vọng và ý chí.

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

+ Điệp ngữ “một ngọn lửa” giúp nhấn mạnh về tình yêu thương ấm áp mà bà dành cho cháu, người bà đã nhen nhóm những điều thiện lương tốt đẹp để dành với cháu.

=> Hình ảnh của người bà trong lòng cháu chính là người thắp lửa, giữ lửa và cả truyền lửa, cũng như truyền niềm tin và sức sống đến thế hệ tương lai.

- Sự tần tảo và hi sinh của bà được thể hiện: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” - sự chiêm nghiệm của người cháu về cuộc đời bà

+ Cuộc đời bà chất chứa đầy những gian truân, vất vả và lận đận trải qua biết bao nắng mưa tưởng như không thể nào dứt.

+ Điệp từ “nhóm” được lặp lại bốn lần: người bà đã nhóm lên cũng như khơi dậy những yêu thương, ký ức cùng với giá trị sống cao đẹp trong lòng người cháu.

- Hình ảnh về bếp lửa kết tinh lại thành hình ảnh của ngọn lửa chất chứa niềm tin và hy vọng của người bà: Người cháu như phát hiện ra được điều kì diệu trong cuộc sống đời thường “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa” - người cháu đã thấm nhuần được tình yêu thương cùng với đức hi sinh của bà.

c. Nỗi nhớ khắc khoải và khôn nguôi về người bà

- Lời tự bạch của đứa cháu khi đã trưởng thành và xa quê hương: người cháu vẫn luôn cảm thấy ấm áp bởi chính tình yêu thương vô bờ của người bà.

- Kết thúc bài thơ tác giả đã tự vấn như sau “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”: niềm tin dai dẳng cùng nỗi nhớ luôn luôn thường trực ở trong lòng người cháu.

d. Giá trị nội dung

- Qua hồi tưởng cùng suy ngẫm của người cháu khi đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi về những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời cũng thể hiện lòng kính yêu trân trọng và sự biết ơn của người cháu dành cho bà và cũng như đối với gia đình, quê hương và đất nước.

e. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố biểu cảm với tự sự, miêu tả và bình luận.

- Thành công của bài thơ còn có ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh của người bà, làm điểm tựa khơi gợi ra mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà cùng với tình bà cháu.

 

2. Soạn bài Bếp lửa: Sau khi đọc 

2.1 Câu 1 trang 25 SGK Văn 8/2 kết nối tri thức 

Bài thơ là lời của ai, thể hiện cảm xúc về nhân vật nào? Cảm xúc ấy được gợi lên từ điều gì?

Lời giải chi tiết:

Bài thơ chính là lời của người cháu ở một nơi xa nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với người bà. Cảm xúc ấy được gợi ra từ hình ảnh của bếp lửa ấm áp và thân thương: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.

2.2 Câu 2 trang 25 SGK Văn 8/2 kết nối tri thức

Hãy xác định được bố cục của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Bố cục của bài thơ:

Bài thơ được chia làm 4 phần, đó là:

- Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh của bếp lửa khơi nguồn cảm xúc cùng với hồi ức của người cháu.

- Phần 2 (Khổ 2, 3, 4, 5): Hồi tưởng về những kỉ niệm tuổi thơ được sống bên bà và hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh của bếp lửa.

- Phần 3 (Khổ 6): Suy ngẫm về cuộc đời của người bà và hình ảnh bếp lửa.

- Phần 4 (Khổ cuối): Người cháu khi đã trưởng thành và đi xa nhưng vẫn luôn nhớ đến bà.

2.3 Câu 3 trang 25 SGK Văn 8/2 kết nối tri thức

Nêu cảm nhận của em về hình ảnh của người bà và tình cảm của người cháu dành cho bà. Những dòng thơ nào đã giúp em có cảm nhận như thế?

Lời giải chi tiết:

- Bà tảo tần, đảm đang và giàu đức hi sinh; yêu thương và luôn luôn chăm sóc cháu; mạnh mẽ, vững tin và cũng là chỗ dựa vô cùng vững vàng cho cháu. Một số từ ngữ và chi tiết ở trong bài thơ thể hiện về hình ảnh người bà: Bà cùng cháu nhóm lửa trong suốt tám năm ròng; bà hay kể chuyện cho cháu nghe; bà nuôi dạy và bảo ban cháu; trong những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt, bà vẫn luôn “vững lòng”; “lận đận đời bà”; đến tận bây giờ bà vẫn luôn giữ thói quen dậy sớm để nhóm lửa,… Hình ảnh của bà cũng chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam – tảo tần sớm hôm, chịu khó, chịu thương, giàu tình yêu thương cùng với đức hi sinh.

- Tình cảm của người cháu dành cho bà đó là tình yêu thương, lòng kính yêu, sự biết ơn và nỗi niềm mong nhớ. Một số từ ngữ và chi tiết ở trong bài thơ thể hiện về tình cảm đó: “cháu thương bà”; cháu cùng bà nhóm lửa trong suốt tám năm ròng; “nghĩ thương bà khó nhọc”; “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”; người cháu dù cho đã đi xa nhưng vẫn luôn nhớ đến bà và bếp lửa,…

2.4 Câu 4 trang 26 SGK Văn 8/2 kết nối tri thức

Trong bài thơ, hình ảnh về bếp lửa đã được lặp lại nhiều lần. Theo em, việc lặp lại như thế có tác dụng gì?

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh của bếp lửa đã được lặp lại trực tiếp 7 lần ở trong bài thơ. Ngoài ra, hình ảnh của bếp lửa còn được xuất hiện gián tiếp thông qua hình ảnh khói, hành động nhóm lửa cùng với hình ảnh ngọn lửa (mùi khói, cháu cùng bà nhóm lửa, khói hun nhèm mắt cháu, một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn, một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng,…). Hình ảnh về bếp lửa xuyên suốt bài thơ gắn liền với hình ảnh người bà và những kỉ niệm tuổi thơ của người cháu. Bếp lửa là tình yêu thương vô cùng ấm áp của bà dành cho người cháu. Hằng ngày, bà vẫn nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên tình yêu, niềm vui và niềm hi vọng trong hoàn cảnh chiến tranh vô cùng khốc liệt. Bà chính là một người thắp lửa và chắt chiu gìn giữ ngọn lửa vô cùng ấm áp của sự sống, của niềm tin cho nhiều thế hệ sau. Như vậy, hình ảnh về bếp lửa vừa thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Vì thế, với người cháu, bếp lửa vô cùng quen thuộc, gắn bó suốt tám năm ròng tuổi thơ nhưng lại mang lại ý nghĩa về sự kì diệu và thiêng liêng: Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

2.5 Câu 5 trang 26 SGK Văn 8/2 kết nối tri thức

Bài thơ đã “vẽ” nên một bức “chân dung cuộc sống” như thế nào? Điều gì ở trong bức chân dung đó gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với em? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Bài thơ đã “vẽ” ra bức chân dung về người bà tần tảo, nhẫn nại và giàu yêu thương; chân dung người cháu khi đã trưởng thành, đi xa nhưng vẫn luôn nhớ đến bà, yêu thương và vô cùng biết ơn bà; chân dung về những kỉ niệm tuổi thơ cùng với cuộc sống thiếu thốn và đầy gian khổ nhọc nhằn; chân dung về tình cảm bà cháu thật ấm nồng, sâu sắc lại thấm thía… Điều em thấy ấn tượng nhất ở trong bức chân dung đó là sự tần tảo, mạnh mẽ, hi sinh, yêu thương và luôn chăm sóc cháu đồng thời cũng là chỗ dựa vô cùng vững vàng cho cháu của bà.

Bài viết phía trên là phần soạn bài Bếp lửa vô cùng chi tiết và dễ hiểu. Khi đọc phần tham khảo này, các em có thể thấy được tình cảm bà cháu luôn luôn được nuôi nấng từ những hoàn cảnh đau khổ và khốc liệt nhất. Ngoài bài soạn phía trên ra, khi muốn tham khảo về nhiều bài soạn khác nữa ở trong chương trình ngữ văn nói riêng cũng như những bài soạn khác của môn học khác nói chung, các em cần truy cập nhanh vào website của VUIHOC chính là vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học thật nhanh chóng và được giảng bài dễ hiểu từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng nhiệt huyết.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990