img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Bồng chanh đỏ | Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 16:20 20/02/2024 27,685 Tag Lớp 8

Bồng Chanh đỏ là một loài chim đẹp và quý hiếm ở Việt Nam, tác giả Đỗ Chu đã viết nên một câu chuyện rất nhân văn và ý nghĩa về tình yêu động vật và bảo tồn những loài vật nhỏ bé trước nguy cơ tuyệt chủng. Để hiểu rõ hơn về giá trị nhân văn ẩn trong câu truyện này, VUIHOC trân trọng mang đến cho các em phần soạn bài Bồng chanh đỏ sách ngữ văn 8 tập 2 bộ Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Bồng chanh đỏ | Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Bồng chanh đỏ: Chuẩn bị đọc 

1.1 Tác giả 

a. Tiểu sử

- Tác giả Đỗ Chu tên thật là Chu Bá Bình, sinh ngày 05/02/1944 tại Phủ Lạng Thương nay là tỉnh Bắc Giang.

- Ông từng theo học trường bồi dưỡng viết văn của Hội nhà văn Việt Nam khóa II (1965). 

- Từng tham gia quân đội và là lính cao xạ thuộc quân chủng Phòng không - không quân những năm chống Mỹ cứu nước.

- Nhà văn Đỗ Chu tham gia viết truyện ngắn từ khi còn là học sinh phổ thông trung học Hàn Thuyên (tỉnh Bắc Ninh).

- Tên tuổi Đỗ Chu nổi lên ngay từ khi 20 tuổi với một số truyện ngắn nổi tiếng đương thời như: Thung lũng cò, Hương cỏ mật, Chiến sĩ quân bưu, v.v

- Năm 1975, ông chuyển sang công tác tại Hội nhà văn Việt Nam và giữ cương vị Ủy viên hội đồng văn xuôi của hội

b. Sự nghiệp

Một số tác phẩm mà tác giả Đỗ Chu đã xuất bản:

  • Hương cỏ mật (1963)

  • Phù sa (1966)

  • Tháng Hai (1969)

  • Trung du (1967)

  • Gió qua thung lũng (1971)

  • Vòm trời quen thuộc (1969)

  • Đám cháy trước mặt (1970)

  • Những chân trời của các anh (1990)

  • Mảnh vườn xưa hoang vắng (1989)

1.2 Tác phẩm 

a. Xuất xứ

Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần 1,2,3 của tác phẩm Bồng chanh đỏ được tác giả Đỗ Chu sáng tác năm 1973.

b. Bố cục: văn bản được chia rõ ràng thành 3 phần: 

  • phần 1 miêu tả về loài chim bồng chanh đỏ

  • phần 2 là cuộc gặp gỡ của hai anh em Hoài, Hiền với tổ chim bồng chanh

  • phần 3 là hành động một mình đi bắt bồng chanh đỏ của Hoài

c. Thể loại: truyện ngắn

d. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

e. Tóm tắt

Hiền và Hoài, hai anh em say mê chim chóc, đặc biệt là Hiền, cậu có kiến thức sâu rộng về vô số loài chim. Một ngày nọ, họ phát hiện một đôi Bồng chanh đỏ hiếm đẹp làm tổ ở đầm sen làng. Niềm vui sướng khiến họ mỗi ngày đều ra ngắm nghía, say mê và mong ước được nuôi đôi chim này. Vào một đêm trăng sáng đầy sao, sau khi ăn cơm, Hiền rủ em ra đầm sen với mục đích bắt đôi bồng chanh đỏ về nuôi. Sau nhiều nỗ lực, Hiền đã bắt được một chú chim. Tuy nhiên, nhìn ánh mắt tiếc nuối của em trai, Hiền đã trả chú chim về tổ. Cậu bé nghĩ đến đàn con nhỏ của đôi chim bồng chanh đỏ. Kể cả khi trưởng thành, Hiền đi nhập ngũ, cả hai anh em vẫn luôn nhớ đến đôi chim và không ngừng yêu thích nó. Qua sự việc này, họ học được bài học quý giá về tình yêu: yêu thương không phải là chiếm hữu mà là để cho điều mình yêu được hạnh phúc. Chiếm hữu xuất phát từ sự ích kỷ, chỉ muốn mua vui cho bản thân, chứ không xuất phát từ trái tim yêu thương. Tình yêu thương chân chính sẽ hướng đến sự phát triển của cái mà ta yêu quý. Quả thực như đã giác ngộ, trước khi đi lính, Hiền quyết định thả hết những chú chim mình nuôi về với tự nhiên. Hành động này thể hiện sự giác ngộ của Hiền về tình yêu thương, sự trân trọng đối với thiên nhiên và tự do.

f. Giá trị nội dung, nghệ thuật

- Giá trị nội dung

Tác phẩm Bồng chanh đỏ của tác giả Đỗ Chu giới thiệu về sự thân thiết của trẻ thơ với thiên nhiên. Tác phẩm này là một trong những tác phẩm viết về tình bạn trong sáng và đáng yêu của trẻ em với các loài vật và cây cỏ.

- Giá trị nghệ thuật

Sử dụng ngôn từ giản dị, thân thuộc

1.3 Chúng ta có nên nuôi nhốt động vật hoang dã không? Vì sao?

Rõ ràng chúng ta không nên nuôi nhốt động vật hoang dã bởi điều này sẽ dẫn đến làm thay đổi thói quen sinh học của chúng. Trước hết, một điều kiện nuôi nhốt đầy đủ thức ăn và không có mối nguy hiểm sẽ khiến động vật hoang dã quen sống trong điều kiện thuận lợi và mai một các bản năng tự nhiên vốn có, khiến chúng khó khăn khi quay lại sinh tồn trong tự nhiên. Thứ hai, việc nuôi nhốt sẽ khiến động vật bị khó chịu và ức chế tâm lý dẫn tới căng thẳng và suy nhược cơ thể. Một lý do nguy hiểm nữa là việc nuôi nhốt động vật hoang dã có thể khiến các mầm bệnh lây lan từ động vật sang người và nguy cơ tạo thành các đợt dịch mới. Ngoài ra còn có những vấn đề về đạo đức, bảo tồn động vật, hành vi trái pháp luật, v.v. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như khi động vật quý hiếm bị thương hoặc cần nhân giống gấp thì việc nuôi nhốt trong thời gian ngắn có thể được cho phép và cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vì vậy, trong phần lớn trường hợp thì chúng ta không nên nuôi nhốt động vật hoang dã mà cần tìm cách bảo vệ bảo tồn chúng.

2. Soạn bài Bồng chanh đỏ: Trải nghiệm cùng văn bản 

2.1 Em hình dung như thế nào về vẻ đẹp của chim bồng chanh đỏ qua lời miêu tả của chú bé Hoài?

Vẻ đẹp của chú chim bồng chanh đỏ qua sự miêu tả của Hoài: Chim bồng chanh đỏ là loài chim có bộ lông đẹp…ở đầm có nhiều thức ăn.

2.2 Điều gì sẽ xảy ra khi hai anh em ra đầm nước, nơi chim bồng chanh làm tổ?

Khi hai anh em bước ra đầu nước, nơi có chú chim bồng chanh làm tổ, hai anh em đã mò tay vào trong tổ chim bồng chanh và tìm được một bé bồng chanh nhỏ.

2.3 Hành động vuốt ve đôi cánh mượt mà của chú chim bồng chanh thể hiện nét tính cách gì của Hoài?

Động tác Hoài nhẹ nhàng vuốt ve đôi cánh mượt mà của chú chim bồng chanh cho thấy rằng cậu bé có một tình yêu thương to lớn dành cho động vật. Điều này cho thấy Hoài là một cậu bé ngoan và giàu lòng nhân ái.

2.4  Em đã bao giờ trải nghiệm cảm giác “tiếc ngẩn tiếc ngơ” khi từ bỏ một thứ mình yêu thích?

Mùa hè năm ấy, khi em mới lên 10 tuổi, bố đã mua tặng em một chiếc diều to sừng sững. Chiếc diều có màu xanh da trời, điểm xuyết những mảng màu đỏ và vàng rực rỡ. Cánh diều dài, cong cong như cánh chim đại bàng. Cái đuôi diều dài thướt tha, tung bay trong gió. Em yêu quý chiếc diều vô cùng. Mỗi buổi chiều, sau khi học xong, em lại cùng các bạn ra cánh đồng rộng lớn để thả diều. Chiếc diều của em bay cao hơn tất cả những chiếc diều khác. Nó chao lượn trên bầu trời như một chú chim đang tự do. Nhìn chiếc diều bay cao, em cảm thấy vô cùng vui sướng và tự hào. Có một hôm, em cùng các bạn thả diều ở bờ sông. Chiếc diều bay cao vút, vút mãi cho đến khi một cơn gió mạnh thổi đến. Chiếc diều chao đảo, chao đảo rồi rơi xuống dòng sông. Nhìn chiếc diều chìm dần xuống nước, em òa khóc nức nở. Lòng em tràn ngập nỗi buồn và tiếc nuối. Chiếc diều không chỉ là một món đồ chơi mà còn là kỷ niệm đẹp của tuổi thơ em. Mỗi khi nhớ đến chiếc diều, em lại cảm thấy tiếc ngẩn tiếc ngơ. Giá như ngày hôm ấy, em cẩn thận hơn, có lẽ chiếc diều đã không bị rơi xuống sông. Từ đó, em học được bài học quý giá: cần phải trân trọng những gì mình đang có. Bởi vì, có những thứ khi đã mất đi, chúng ta sẽ không bao giờ có thể lấy lại được.

3. Soạn bài Bồng chanh đỏ: Suy ngẫm và phản hồi 

3.1 Câu 1 trang 24 SGK văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Đề tài của văn bản đó là miêu tả về chú chim bồng chanh đỏ.

Nội dung chính của toàn văn bản: Thông qua việc hai anh em Hoài bắt gặp chú chim bồng chanh đỏ nhỏ bé, tác giả muốn kể với người đọc kỹ hơn về loài chim quý hiếm này. Trước hết, qua cái nhìn đầu tiên của Hoài ta có thể biết được rằng bồng chanh đỏ là một loài chim có vẻ đẹp tuyệt vời. Sau đó, thông qua trải nghiệm đi tìm và bắt thì ta biết được thêm về môi trường sống, tập tính làm tổ và tập tính sống thành đôi của giống chim này. Qua những thông tin tìm hiểu chi tiết này người đọc càng cảm nhận rõ ràng hơn về tình yêu động vật mà hai anh em Hoài dành cho loài bồng chanh đỏ. Chính vì tình yêu thương động vật to lớn như vậy mà hai anh em đã quyết định thả chú chim đẹp đi thay vì bắt và nuôi nhốt chú.

3.2 Câu 2 trang 24 SGK văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Hoài cảnh


 

 

Chi tiết miêu tả nhân vật Hoài

Nhận xét về sự chuyển biến trong nhân vật Hoài


 

Hành động

Tình cảm

Suy nghĩ

Khi đôi vợ chồng bồng chanh đỏ mới đến làm tổ ở đầm nước.

Hằng ngày ra đầm nước ngắm nhìn vợ chồng chim bồng chanh đỏ

Mê say vẻ đẹp tuyệt vời của bồng chanh đỏ.

Bồng chanh đỏ là một giống chim quý hiếm.

- Về nhận thức: 
bé Hoài ban đầu mong muốn sở hữu một chú chim bồng chanh đỏ làm của riêng, nhưng vì yêu quý và tôn trọng cuộc sống riêng tư của chúng nên cậu đã thả chúng ra

- Về mặt tình cảm: Ban đầu trong Hoài là một tình yêu ích kỷ đối với chim bồng chanh đỏ, nhưng sau đó chuyển hóa thành tình cảm vị tha lo lắng, biết cầu mong điều tốt đẹp cho gia đình bồng chanh đỏ.

Theo chân anh Hiền đi bắt đôi bồng chanh đỏ trong đêm

- Lội xuống bùn mà không ngần ngại.
- Thò tay vào bắt chú chim trong tổ.
- Nhẹ nhàng vuốt ve chú chim khi bắt được nó.

- Cảm thấy hồi hộp, lo lắng khi tham gia bắt chim.
- Tức giận khi thấy anh Hiền thả chim bồng chanh về lại tổ.

Đi bắt chim quý với mong ước được sở hữu chúng cho riêng mình.

Quay trở lại đầm nước một mình sau sự kiện anh Hiền trả chim bồng chanh về tổ cũ.

Một mình đi bắt chim bồng chanh đỏ mà không để cho anh Hiền biết.

- Phấn khởi và hào hứng với kế hoạch đi bắt chim một mình để khoe chiến tích với các bạn.
- Cảm thấy thương chim bồng chanh vì bởi cậu mà chúng phải sơ tán khỏi tổ.

Mình có thể quay trở lại bắt chim bồng chanh đỏ bất cứ lúc nào.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

3.3 Câu 3 trang 24 SGK văn 8/2 Chân trời sáng tạo

- Trong suy nghĩ:

  • Giống nhau: cả hai anh em đều mong muốn được sở hữu và nuôi riêng một cặp chim bồng chanh đỏ.

  • Khác nhau: Anh trai Hiền không chỉ suy nghĩ về cặp chim bồng chanh mà còn lo lắng cho các con của chúng. Cậu không muốn vì sự ích kỷ của bản thân mà phá vỡ hạnh phúc gia đình của chúng. Còn em trai Hoài không quan tâm điều đó mà chỉ muốn sở hữu cặp chim làm của riêng mình.

- Trong hành động:

  • Giống nhau: cả hai anh em đều ngày ngày đi thăm tổ chim bồng chanh

  • Khác nhau: Hiền muốn thả đôi chim về với tổ của chúng, còn em trai Hoài chỉ muốn giữ lại cho bản thân.

- Trong tình cảm:

  • Giống nhau: cả hai anh em đều rất yêu thích động vật. Họ nhẹ nhàng vuốt ve chúng trìu mến trên đôi bàn tay

  • Khác nhau: Hiền suy nghĩ về gia đình của chim bồng chanh trong khi em trai Hoài lại không hề quan tâm điều đó vì quá say mê chúng.

3.4 Câu 4 trang 24 SGK văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Vẻ đẹp của đôi chim bồng chanh đỏ được miêu tả bằng những chi tiết tinh tế, tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Giữa khung cảnh sông nước mênh mông, đôi chim hiện lên như một bức tranh tuyệt mỹ. Màu xanh, đỏ điểm xuyết cùng bộ lông óng ả, bụng vàng-đỏ, lưng xanh đen tạo nên vẻ đẹp rực rỡ, không loài chim nào sánh bằng. Tác giả sử dụng những hình ảnh so sánh ví von độc đáo như "cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút", "toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa" để tô đậm thêm vẻ đẹp của đôi chim.

Hình ảnh đôi chim bồng chanh đỏ còn tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi. Chúng luôn quấn quýt, cùng nhau kiếm mồi, chăm sóc con cái, tạo nên hình ảnh một mái ấm gia đình viên mãn. Qua đó, tác giả gửi gắm thông điệp về tình yêu thương, sự gắn kết và hạnh phúc trong cuộc sống.

3.5 Câu 5 trang 24 SGK văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Chủ đề chính của truyện: Bồng chanh đỏ và tình yêu thương, sự tôn trọng quyền sống tự do đối với loài vật.

Chủ đề trên được xác định thông qua phân tích các yếu tố:

- Sự kiện:

  • Phát hiện chim Bồng chanh đỏ.

  • Đi bắt giống chim quý.

  • Trả chim về tổ cũ.

  • Lén đi bắt chim một mình.

  • Mong ước cuộc sống yên ổn cho gia đình chim Bồng chanh đỏ.

- Nhân vật và mối quan hệ:

  • Chủ bé Hoài:

  • Mối quan hệ với không gian làng quê, đầm sen thơ mộng - nơi sinh sống của chim quý.

  • Mối quan hệ với anh trai - người truyền cho Hoài tình yêu, niềm say mê chim quý.

  • Mối quan hệ với những người xung quanh (lũ bạn cũng say mê chim Bồng chanh).

- Chi tiết và mối quan hệ giữa các chi tiết:

  • Nhan đề Bồng chanh đỏ: Nhan đề gắn liền với hình ảnh chim Bồng chanh đỏ - biểu tượng cho vẻ đẹp, sự quý hiếm.

  • Mối quan hệ với các chi tiết khác như phát hiện, bắt, thả chim, lén bắt chim,...

- Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố:

  • Các sự kiện, nhân vật, chi tiết đều xoay quanh chủ đề tình yêu thương và sự tôn trọng quyền sống tự do của loài vật.

  • Qua các hành động và suy nghĩ của Hoài, tác giả thể hiện quan điểm về việc bảo vệ động vật hoang dã.

3.6 Câu 6 trang 24 SGK văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Lời nhắn nhủ của chú bé Hoài ẩn chứa một tấm lòng cao cả, thể hiện qua hành động thả bồng chanh đỏ về với tự nhiên. Hai anh em Hiền và Hoài đều yêu thích chim, đặc biệt là Hiền, cậu có kiến thức sâu rộng về các loài chim. Khi phát hiện một đôi bồng chanh đỏ hiếm gặp làm tổ ở đầm sen, hai anh em vô cùng vui sướng và mong muốn được nuôi chúng. Vào một đêm trăng sáng, Hiền rủ Hoài đi bắt bồng chanh đỏ. Sau nhiều nỗ lực, Hiền đã bắt được một chú chim. Tuy nhiên, nhìn ánh mắt tiếc nuối của em trai, Hiền lại không nỡ lòng giam cầm chú chim. Thương đàn con nhỏ của bồng chanh đỏ, Hiền quyết định thả chú chim về với tổ ấm. Kể cả khi trưởng thành, Hiền và Hoài vẫn luôn nhớ nhung đôi chim bồng chanh đỏ. Qua sự việc này, họ học được bài học quý giá về tình yêu: yêu thương không phải là chiếm hữu mà là để cho điều mình yêu được hạnh phúc. Chiếm hữu xuất phát từ sự ích kỷ, chỉ muốn thỏa mãn bản thân, chứ không xuất phát từ trái tim yêu thương. Tình yêu thương chân chính sẽ hướng đến sự phát triển của cò mà ta yêu quý.
 

Thông qua bài viết này, VUIHOC đã trình bày cho các em chi tiết phần soạn bài Bồng chanh đỏ ngữ văn 8 tập 2 bộ Chân trời sáng tạo. Rất mong rằng phần soạn bài này sẽ giúp ích cho các em hiểu được sâu hơn những ý chính cũng như học hỏi thêm các nội dung kiến thức mà bài học này đem lại. Để có thể trau dồi thêm thật nhiều kiến thức từ những môn học khác, các em hãy mau chóng nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990