Soạn bài Ca dao Việt Nam| SGK Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều
Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Ca dao Việt Nam cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn Cánh diều lớp 6 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

1. Soạn bài Ca dao Việt Nam| SGK Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều: Phần chuẩn bị
- Xem lại toàn bộ phần Kiến thức ngữ văn ở trong sách để có thể vận dụng vào phần đọc hiểu của văn bản này.
- Khi đọc các bài ca dao trong văn bản, các em cần phải chú ý các điều dưới đây:
+ Ca dao là một hình thức thơ ca dân gian truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, phản ánh tâm tư, tình cảm và kinh nghiệm sống của người dân qua bao thế hệ.
+ Ca dao là loại hình văn học được truyền miệng, có vần điệu dễ nhớ, dễ thuộc, góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa, đạo đức của dân tộc.
+ Ca dao có thể được sử dụng nhiều thể thơ khác nhau, trong đó thể loại phổ biến nhất là thể thơ lục bát. Mỗi bài ca dao thường có ít nhất hai dòng, thể hiện ở nhiều phương diện tình cảm phong phú, đặc biệt là tình cảm gia đình. Ba bài sau là những bài ca dao tiêu biểu nói về tình cảm gia đình.
2. Soạn bài Ca dao Việt Nam| SGK Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều: Phần đọc hiểu
2.1 Hãy chú ý đến thể thơ, vần, nhịp được sử dụng trong ba bài ca dao.
Câu trả lời chi tiết:
- Bài ca dao số 1:
+ Thể thơ được tác giả sử dụng ở trong bài ca dao trên là thể thơ lục bát.
+ Cách gieo vần đặc biệt ở trong bài thơ: Tiếng thứ sáu của dòng lục được gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếp đến tiếng thứ tám của dòng bát được gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. (trời – ngoài; Đông – mông - lòng).
+ Các dòng được ngắt nhịp theo các nhịp chẵn như 2/2/2 hoặc 2/2/2/2.
- Bài ca dao số 2:
+ Thể thơ được tác giả sử dụng ở trong bài ca dao trên là thể thơ lục bát.
+ Cách gieo vần đặc biệt ở trong bài thơ: Tiếng thứ sáu của dòng lục được gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếp đến tiếng thứ tám của dòng bát được gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. (ông - sông).
+ Các dòng được ngắt nhịp theo các nhịp chẵn như 2/2/2 hoặc 2/2/2/2.
- Bài ca dao số 3:
+ Thể thơ được tác giả sử dụng ở trong bài ca dao trên là thể thơ lục bát.
+ Cách gieo vần đặc biệt ở trong bài thơ: Tiếng thứ sáu của dòng lục được gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếp đến tiếng thứ tám của dòng bát được gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo. (xa – nhà; thân – chân – thân).
+ Các dòng được ngắt nhịp theo các nhịp chẵn như 2/2/2 hoặc 2/2/2/2.
2.2 Cả ba bài ca dao đều sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu trả lời chi tiết:
Cả ba bài ca dao ở trong văn bản đều được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh:
- Bài ca dao số 1, biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng ở trong câu: Công cha như núi ngất trời, / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông
- Bài ca dao số 2, biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng ở trong câu: Con người có cố, có ông, / Như cây có cội, như sông có nguồn
- Bài ca dao số 3, biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng ở trong câu: Yêu nhau như thể tay chân.
Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.
3. Soạn bài Ca dao Việt Nam| SGK Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều: Phần trả lời câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 trang 43 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Cánh diều
Mỗi bài ca dao nói về tình cảm trong gia đình?
Câu trả lời chi tiết:
- Bài ca dao số 1 là bài ca dao tiêu biểu nói về tình cảm của cha mẹ dành cho đứa con của mình vô cùng bao la rộng lớn và không bất cứ điều gì có thể đo đạc được.
- Bài ca dao số 2 là bài ca dao tiêu biểu nói về lòng biết ơn, luôn luôn hướng về avf nhớ về quê hương, nơi cội nguồn sinh ra của mình.
- Bài ca dao số 3 là bài ca dao tiêu biểu nói về tình cảm của anh em ruột thịt thân tình trong cùng một gia đình.
3.2 Câu 2 trang 43 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Cánh diều
Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao.
Câu trả lời chi tiết:
- Bài ca dao số 1: Công cha như núi ngất trời, / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông
→ Bài ca dao sử dụng hình ảnh núi ngất trời và biển rộng mênh mông để nói đến công ơn sinh thành, dưỡng dục to lớn của cha mẹ. Hình ảnh núi tượng trưng cho sự vững chãi, trường tồn, giống như công lao to lớn của cha. Còn biển rộng bao la, không bao giờ cạn, như tình thương yêu vô bờ bến của mẹ. Núi cao chót vót, biển rộng mênh mông mang ý nghĩa biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, cũng như công ơn cha mẹ là vô hạn, không gì có thể so sánh được. Qua hình ảnh so sánh này, bài ca dao nhấn mạnh rằng công lao cha mẹ không thể đong đếm, không có gì đo lường hết được. Đây cũng là lời nhắc nhở con cháu về lòng hiếu thảo, phải luôn trân trọng, biết ơn, đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục.
- Bài ca dao số 2: Con người có cố, có ông, / Như cây có cội, như sông có nguồn
→ Bài ca dao này khẳng định đạo lý "uống nước nhớ nguồn", nhắc nhở con cháu luôn ghi nhớ công ơn tổ tiên, ông bà. Hình ảnh so sánh giữa con người với cây và sông mang ý nghĩa sâu sắc: Cây muốn phát triển tươi tốt, đơm hoa kết trái thì phải có cội, có gốc vững chắc. Sông muốn chảy mãi không cạn thì phải có nguồn cung cấp nước. Cũng như vậy, con người phải có tổ tiên, ông bà, cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng mới có thế hệ con cháu hôm nay. Nhờ cách so sánh cụ thể, giản dị mà bài ca dao trở nên gần gũi, dễ hiểu, dễ ghi nhớ, giúp mọi người nhận thức sâu sắc về truyền thống hiếu nghĩa, biết ơn nguồn cội, từ đó trân trọng và tiếp nối những giá trị gia đình quý báu qua các thế hệ.
- Bài ca dao số 3: Yêu nhau như thể tay chân
→ Bài ca dao này sử dụng hình ảnh tay và chân để so sánh với tình cảm anh em trong gia đình. Tay và chân là hai bộ phận không thể tách rời trên cơ thể con người, luôn phối hợp nhịp nhàng để giúp con người sinh hoạt, lao động. Nếu một trong hai bị tổn thương, cơ thể sẽ gặp khó khăn. Tương tự, anh em trong một nhà cũng vậy, đều cùng chung cha mẹ sinh ra, lớn lên trong một mái ấm gia đình, có sự gắn bó mật thiết và yêu thương nhau. Cách so sánh ngắn gọn, súc tích nhưng rất ý nghĩa, giúp người đọc dễ dàng hiểu được tầm quan trọng của tình anh em ruột thịt. Câu ca dao cũng là lời nhắc nhở con cháu phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, tránh mâu thuẫn, chia rẽ, để giữ gìn mối quan hệ gia đình tốt đẹp.
>> Xem thêm: Soạn văn 6 Cánh diều
3.3 Câu 3 trang 43 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Cánh diều
Em thích bài ca dao nào nhất? Vì sao?
Câu trả lời chi tiết:
Em thích nhất bài ca dao thứ nhất ở trong văn bản vì những hình ảnh được tác giả sử dụng để so sánh vô cùng lớn lao, kì vĩ như hình ảnh của núi cao, biển rộng gợi lên những công lao vô cùng to lớn của cha mẹ đã dành cho mình. Những hình ảnh này khiến cho em nhớ đến tình yêu thương vô bờ bến, sự hy sinh thầm lặng và những hành động chăm sóc ân cần mà cha mẹ đã dành cho em.
3.4 Câu 4 trang 43 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Cánh diều
Nếu vẽ minh họa cho bài ca dao thứ nhất, em sẽ vẽ như thế nào? Hãy vẽ hoặc miêu tả nội dung bức tranh bằng lời.
Câu trả lời chi tiết:
HS có thể tự vẽ hoặc miêu tả nội dung của bức tranh bằng lời dựa vào gợi ý dưới đây:
Những dãy núi cao màu nâu đậm sừng sững vươn lên tận trời xanh nằm bên tay trái bức tranh, tạo cảm giác hùng vĩ, vững chãi. Bên tay phải, phía dưới là dòng nước biển xanh bao la, trải rộng đến tận chân trời. Phía trên, bầu trời cao trong xanh, điểm xuyết những đám mây trắng trôi nhẹ nhàng, tạo nên khung cảnh yên bình. Núi sừng sững uy nghi, biển rì rào vỗ những con sóng bạc đầu. Trên bờ cát, một gia đình đang ngồi ngắm nhìn thiên nhiên, tận hưởng vẻ đẹp hùng vĩ của đất trời.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Ca dao Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn Cánh diều lớp 6 . Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm:
