img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Cái bóng trên tường| Văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 15:58 23/09/2024 703 Tag Lớp 9

Bài viết dưới đây Vuihoc sẽ mang đến Soạn bài Cái bóng trên tường| Văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo. Bài soạn này sẽ giúp các em hiểu thêm không chỉ về chi tiết “cái bóng trên tường” mà còn là những thông điệp tác giả muốn gửi đến người đọc.

Soạn bài Cái bóng trên tường| Văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Cái bóng trên tường| Văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo 

1. Câu 1 trang 110 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo

Nêu một số dấu hiệu cho thấy văn bản trên mang đặc điểm của thể loại bi kịch.

Một số dấu hiệu cho thấy văn bản trên mang theo đặc điểm của thể loại bi kịch:

- Sự xung đột trong nội dung và tình huống của kịch.

- Nhân vật kịch: Người chồng, người vợ và con nhỏ. Người chồng gia trưởng, ít học nên đa nghi ngờ vợ kết tội vợ ngoại tình qua sự vô tình của con nhỏ. Người vợ đã lựa chọn cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình.

- Lời thoại kịch gay cấn, thể hiện được bi kịch tột cùng của văn bản.

2. Câu 2 trang 110 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo

Tóm tắt cốt truyện và xác định xung đột/ kiểu xung đột kịch của văn bản.

- Tóm tắt cốt truyện: Sau chiến tranh, Trương Sinh trở về từ chiến trường. Vì đa nghi lại tin theo những câu nói ngây thơ vô tình của của con nhỏ mà hắn đã nghi ngờ vợ mình ngoại tình. Vì không thể giải thích cho chồng hiểu nên Vũ Thị Thiết đã lựa chọn gieo mình tự vẫn để chứng minh sự trong sạch chung thủy của mình. Sau khi vợ ra đi, vào đêm tối ru con mà Trương Sinh đã phát hiện ra sự thật. Hắn đã ân hận làm cỗ cúng vợ nhưng tất cả đã quá muộn màng.

- Xung đột kịch của văn bản: sự mâu thuẫn giữa những tin yêu và đức tính tốt đẹp của Vũ Nương với sự nghi ngờ đa nghi của Trương Sinh.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

3. Câu 3 trang 110 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo

Phân tích thái độ, cách ứng xử của nhân vật người chồng và nhân vật người vợ trong văn bản. Giải thích nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi thái độ, cách ứng xử của người chồng đối với vợ mình ở cuối văn bản.

- Thái độ và cách ứng xử của nhân vật người chồng đã cho người đọc thấy được sự đa nghi, vô tâm không biết phân biệt đúng sai khi tự cho mình là đúng khi nghi ngờ và đuổi vợ ra khỏi nhà. Hắn lạnh nhạt dửng dưng với người đầu ấp tay gối với mình.

- Vũ Nương thì ngược lại hoàn toàn khi là người phụ nữ đẹp người đẹp nết, chung thủy đảm đang hết lòng lo lắng cho gia đình.

- Nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi thái độ, cách ứng xử của người chồng đối với vợ mình ở cuối văn bản chính là do Trương Sinh đã nhận ra mình sai khi nghi ngờ vợ mình và là tác nhân chính dẫn đến cái chết của Vũ Nương.

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

4. Câu 4 trang 110 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo

Phân tích ý nghĩa của hình ảnh “cái bóng trên tường” trong nhan đề và trong các lời thoại dưới đây:

Bóng người vợ - Cứ mỗi tối, anh thắp đèn, thì em sẽ về, cứ mỗi tối anh thắp đèn lên thì sẽ thấy em. Anh thắp đèn lên, sẽ thấy em (biến đi).

Người chồng - (tỉnh dậy) Em ơi, chẳng phải riêng một mình anh mà từ nay, hễ có ai thắp đèn buổi tối, trông lên cái bóng trên tường thì sẽ nhìn thấy em.

Hình ảnh “cái bóng trên tường” trong nhan đề và trong các lời thoại trên chính là nút thắt chính, đẩy tác phẩm lên cao trào và giúp cho tác phẩm thành công. Đây là hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi hình gợi cảm khiến cho người đọc nhớ hơn tác phẩm nhờ vào sự ám ảnh và day dứt của “chiếc bóng”. Khi Trương Sinh nhận ra mình sai, nhớ về vợ thì lại chỉ còn cái bóng xuất hiện mỗi khi đêm tối đến.

5. Câu 5 trang 111 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo

Chỉ ra sự khác biệt về cốt truyện, nhân vật trong kịch bản trên đây so với Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ, xem Bài 4). Theo em, vì sao có sự khác biệt như vậy?

- Cốt truyện tít yếu tố li kì hơn và tập trung vào chính nội tâm sâu sắc của nhân vật.

- Nhân vật được rút gọn lại, tất cả tình huống truyện đều góp phần làm nổi bật lên hai nhân vật chính.

- Sự khác biệt chính bởi hai tác phẩm là hai thể loại khác nhau. Khi mà chính kịch sẽ chủ yếu tập trung làm rõ nội tâm của nhân vật còn bi kịch sẽ đẩy mạnh tình huống truyện.

6. Câu 6 trang 111 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề và thông điệp mà tác giả vở kịch muốn gửi đến người xem, người đọc.

- Chủ đề của văn bản là tình yêu của gia đình.

- Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là tầm quan trọng của sự tin tưởng nhau và sự tỉnh táo cần thiết khi gặp những bất ngờ trong cuộc sống. Phải suy nghĩ kĩ sáng suốt khi nói hay làm bất cứ điều gì.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Bài viết trên chính là Soạn bài Cái bóng trên tường| Văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo mà Vuihoc đã tổng hợp lại để chi tiết và dễ hiểu hơn cho các em. Hy vọng qua bài soạn này không chỉ bổ sung thêm kiến thức cho các em mà còn giúp các em có thể nâng cao điểm số!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Hotline: 0987810990