img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Chiếc lá cuối cùng| SGK Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 11:56 23/12/2024 11 Tag Lớp 6

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Chiếc lá cuối cùng cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn Chân trời sáng tạo lớp 6 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Chiếc lá cuối cùng| SGK Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Chiếc lá cuối cùng| SGK Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo: Phần tìm hiểu về tác giả O’Henry

a. Tiểu sử của tác giả O.Hen-ry

- O. Henry (1862-1910), tên thật là William Sydney Porter, sinh ra tại Greensboro, bang Carolina Bắc, Hoa Kỳ, là một trong những nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng nhất thế giới. 

- Trong quãng thời gian khó khăn này, ông bắt đầu cầm bút viết văn, đặt nền móng cho sự nghiệp văn chương rực rỡ của mình. Đến năm 1899, ông đã bắt đầu nổi tiếng. Năm 1902, ông chuyển đến sống ở thành phố New York, nơi ông sáng tác không ngừng nghỉ và hoàn thành gần 300 truyện ngắn.

- Các tác phẩm của O. Henry phản ánh sâu sắc những cuộc sống đời thường, với những nhân vật đa dạng. 

b. Sự nghiệp văn học của tác giả

- Các tác phẩm chính trong sự nghiệp văn chương của tác giả: O. Henry đã sáng tác gần 400 truyện ngắn cùng một số bài thơ. Các truyện ngắn của ông được độc giả và giới phê bình yêu thích nhất bao gồm “Chiếc lá cuối cùng”, “Món quà Giáng sinh”, “Căn gác xép”, “Tên cảnh sát và gã lang thang”, cùng nhiều tác phẩm khác.

- Phong cách nghệ thuật trong các sáng tác của tác giả: Tình cảm của ông luôn hướng về những người nghèo, những người bất hạnh. Truyện ngắn của ông thường sâu sắc, cảm động và đầy chất thơ.

2. Soạn bài Chiếc lá cuối cùng| SGK Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo: Phần tìm hiểu về tác phẩm

2.1 Tìm hiểu chung

- Thể loại của tác phẩm: thuộc thể loại truyện ngắn, có nội dung cô đọng và sâu sắc. Đây là một trong khoảng 600 truyện ngắn của nhà văn O. Henry, trích đoạn nằm ở phần cuối truyện, được sáng tác trong bối cảnh tác giả muốn khắc họa những giá trị nhân văn cao đẹp trong cuộc sống.

- Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm là tự sự, với đường kể chuyện giản dị nhưng cuốn hút, truyền tải nhiều cảm xúc.

- Tác phẩm được chia thành ba phần:

 + Phần số 1(Từ đầu đến "...kiểu Hà Lan"): Miêu tả sự tuyệt vọng của Giôn-xi khi cô chờ cái chết.

+ Phần số 2 (Tiếp theo đến "...vịnh Na-plơ"): Nói về sự thay đổi của Giôn-xi khi cô vượt qua bệnh tật.

+ Phần số 3 (Còn lại): Tiết lộ bí mật đầy cảm xúc về Chiếc lá cuối cùng.

⇒ Tác phẩm không chỉ khắc họa câu chuyện cảm động về tình người mà còn gửi gắm thông điệp về sự hy sinh thầm lặng và sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống.

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

2.2 Tóm tắt văn bản

Câu chuyện xảy ra ở một bệnh viện nhỏ, nơi cô họa sĩ trẻ Giôn-xi đang điều trị căn bệnh viêm phổi nghiêm trọng. Cô mất hết niềm tin vào cuộc sống và không còn ý chí chiến đấu với bệnh tật. Lúc nào Giôn-xi cũng ủ rũ, tuyệt vọng, không hợp tác điều trị dù người bạn thân Xiu hết lòng quan tâm, động viên và chăm sóc. Giôn-xi bám víu vào một niềm tin kỳ lạ: cô cho rằng khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân ngoài cửa sổ rụng xuống, cô sẽ qua đời. Từng ngày trôi qua, cơ thể Giôn-xi yếu dần. Nhưng sau một đêm mưa bão khủng khiếp, chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám trên cành, kiên cường chống chọi gió tuyết. Hình ảnh đó đã truyền cho Giôn-xi một sức mạnh tinh thần to lớn, giúp cô có thêm niềm tin vào cuộc sống. Nhờ vậy, Giôn-xi bắt đầu phối hợp với bác sĩ để điều trị và sức khỏe cô dần hồi phục. Tuy nhiên, cô cũng hay tin cụ Bơ-men, người họa sĩ già nghèo khổ, đã qua đời. Chính cụ là người vẽ nên chiếc lá thường xuân bất diệt trong đêm mưa giá lạnh. Sự hy sinh thầm lặng và cao cả của cụ Bơ-men đã truyền niềm hy vọng, cứu sống cuộc đời Giôn-xi, thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc về tình thương và nghệ thuật chân chính.

2.3 Giá trị nội dung và nghệ thuật 

- Giá trị nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, ca ngợi tình bạn và tình yêu thương giữa con người với nhau. Qua câu chuyện, nhà văn gửi gắm thông điệp ý nghĩa: hãy luôn thắp sáng ngọn lửa khát khao và hy vọng, luôn yêu thương và sẻ chia trong cuộc sống. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ con người, mang đến niềm tin và giá trị sống tốt đẹp. Nghệ thuật bền vững nhất chính là nghệ thuật hướng đến con người và vì con người.

- Giá trị nghệ thuật của tác phẩm: Truyện có nhiều tình huống hấp dẫn, được xây dựng với lối kể chuyện chặt chẽ, logic. Đặc biệt, nghệ thuật đảo ngược tình huống được nhà văn sử dụng tinh tế, từng bước đẩy câu chuyện lên cao trào, tạo bất ngờ và cuốn hút người đọc, đồng thời làm nổi bật ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.

>> Xem thêm: Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo

3. Soạn bài Chiếc lá cuối cùng| SGK Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo: Phần hướng dẫn đọc 

Đề bài: Dựa vào bảng dưới đây và mục Tri thức đọc hiểu, hãy hoàn chỉnh các câu trong cột thứ nhất về các yếu tố của truyện và chỉ ra đặc điểm ấy trong văn bản Chiếc lá cuối cùng ở cột thứ hai. 

Câu trả lời chi tiết: 

Các yếu tố của truyện Chiếc lá cuối cùng
- Đề tài là Đề tài chủ yếu là tình bạn, tình yêu thương giữa con người với con người ở trong cuộc sống hàng ngày
- Các chi tiết tiêu biểu là:  Chi tiết tiêu biểu là cụ Bơ-men dầm mình trong mưa gió lạnh giá để vẽ chiếc lá thường xuân bên cửa sổ, mang lại hy vọng sống cho Giôn-xi, nhưng cuối cùng cụ qua đời vì căn bệnh viêm phổi.
- Ngoại hình của nhân vật: 
- Ngôn ngữ nhân vật: 
- Hành động của nhân vật:

Ngoại hình của nhân vật Giôn-xi: đôi mắt to thẫn thờ, bàn tay mảnh dẻ.
- Hành động của nhân vật:

- Giôn-xi: nhìn chiếc lá thường xuân ngoài cửa sổ.

- Cụ Bơ-men: ngồi bên cạnh chiếc ấm đun nước, vẽ chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân, mang lại sự sống cho Giôn-xi.

- Xiu: kéo tấm mành xuống che kín cửa sổ, tận tình chăm sóc Giôn-xi.
 

- Ý nghĩa của nhân vật Giôn-xi là  Ý nghĩa của hình ảnh nhân vật cụ Bơ-men: cụ đã hy sinh cả tính mạng của mình để có thể tạo nên một kiệt tác nghệ thuật, nó đã giúp vực dậy, hồi sinh ở đó một thế giới tinh thần ở trong của Giôn-xi, giúp cô có thể lấy lại được niềm tin vào cuộc sống và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Chính cụ Bơ-men đã là người cứu sống lại Giôn-xi

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Chiếc lá cuối cùng trong sách giáo khoa Ngữ văn Chân trời sáng tạo lớp 6. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Hotline: 0987810990