img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ | Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 09:43 23/02/2024 9,821 Tag Lớp 8

Tác phẩm “Chuyến du hành về tuổi thơ” của nhà thơ Hoài Vũ là một tác phẩm đẹp và đầy ý nghĩa về nói về những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu qua sự hồi tưởng của một người trưởng thành. Dưới đây là tài liệu Soạn văn 8: Chuyến du hành về tuổi thơ do VUIHOC cung cấp giúp các bạn học sinh có thêm những kiến thức bổ ích, mời các bạn cùng tham khảo bên dưới.

Soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ | Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ: Chuẩn bị đọc 

Câu hỏi (trang 46, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Tìm đọc “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh và chia sẻ với bạn những cảm nhận của em về tác phẩm này.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”  của Nguyễn Nhật Ánh gồm những câu chuyện nhỏ xoay quanh những đứa trẻ tiểu học trong một khu xóm nhỏ là cu Mùi, Tủn, Tí, Sún và Hải Cò. Trong đó nhân vật tôi - tức cậu bé cu Mùi đóng vai người kể chuyện. Những câu chuyện về tuổi thơ được kể lại và nhận xét theo ký ức của cu Mùi lúc này đã gần 50 tuổi. Xin các độc giả đừng vội nghĩ cuốn sách này chỉ dành cho đối tượng là lũ trẻ con lít nhít đang còn độ tuổi vui chơi, thực chất cuốn sách này dành cho tất cả chúng ta, ở mọi độ tuổi - những người đã trải qua một tuổi thơ của riêng mình như chính tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã khẳng định trong cuốn sách “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Càng đắm chìm vào cuốn sách, bạn sẽ bắt gặp những hình ảnh quen thuộc mà mình đã trải qua khi còn là một đứa trẻ ngây thơ - là những trò giả vờ ngủ say để được ngủ nướng thêm vài phút trên chiếc giường ấm áp trước khi dậy đi học; rồi sau đó hối hả chạy đi tìm cho đủ sách vở để nhét vào cặp sách trước khi đến trường và còn vô vàn những chiêu trò lém lỉnh khác thời học trò... Sẽ có những khoảnh khắc bạn thấy mình đã từng rất nghịch ngợm giống cậu bé Mùi trong câu truyện và những suy nghĩ thơ dại của chúng ta thời ấu thơ thật giống với những đứa trẻ tiểu quỷ trong câu chuyện.

Chúng ta đã từng có suy nghĩ rằng kho báu có thật và chúng được chôn ở trong bãi cát, trong sân vườn, dưới gốc cây hay nơi nào đó tương tự. Cũng giống như những đứa trẻ đó, chúng ta đã từng thốt lên trong bực bội hững câu nói điển hình như: “Người lớn thật khó hiểu và bất công”. Bạn có từng lập một phiên tòa như nhóm bạn của Cu Mùi trong truyện để kể tội bố mẹ chưa? Chắc chắn một trong số chúng ta đã từng. Chúng ta túm tụm lại với nhau chơi trò diễn kịch, thay phiên đóng giả làm bố mẹ của nhau và cùng nhau nói ra hết những suy nghĩ trong lòng về bố mẹ, những điều mà chúng ta cảm thấy người lớn có vẻ bất công và sai phạm. Sự ngây thơ non nớt đó không có gì là xấu cả. Khi chúng ta còn bé, trong lòng mỗi đứa trẻ đều có một phiên tòa của riêng mình.

Khi chúng ta đã lớn hơn và trưởng thành hơn một chút, chúng ta có thể nảy sinh những cảm xúc, những tình cảm dành cho người khác giới. Đó có thể là cậu bạn trong lớp hay cô bé hàng xóm cùng khu - cũng giống như tình cảm trong sáng dễ thương và sự ghen tuông vô cớ mà cu Mùi dành cho bé Tủn. Và rồi sau này khi đã trưởng thành, chúng ta gặp lại nhau, thú nhận với nhau những cảm xúc ngốc xít thời thơ ấu mới thấy những rung động đầu đời đó thật trong sáng và đáng yêu biết nhường nào.

Chỉ qua 12 chương truyện ngắn ngủi trong tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, Nguyễn Nhật Ánh đã khơi gợi nên những mảnh ký ức đẹp tràn ngập trong tâm trí của mỗi người chúng ta. Sau khi đọc cuốn sách này, tôi tin rằng ai trong số chúng ta cũng đều muốn có được một tấm vé trên chuyến tàu du hành tìm về với quá khứ, để được sống lại khoảng thời gian rất đỗi ngây ngô, bình dị và vô tư vô lo của tuổi thơ. Cũng sẽ có không ít người cảm thấy khi còn bé mình thật khờ khạo, điều đó là hoàn toàn bình thường vậy nên đừng xấu hổ hay cố gắng né tránh bởi vì đó chính là một phần con người, một phần quá khứ của mỗi chúng ta – những kí ức rất đẹp, rất quý giá và đáng được trân trọng. Đó chính là một trong những thông điệp chính mà tác giả muốn gửi gắm thông qua cuốn sách này.

2. Soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ: Trải nghiệm cùng văn bản 

2.1 Xác định nội dung chính của đoạn 2

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính của đoạn 2 là những kỉ niệm đã ùa về trong ký ức của Mùi, Mùi nhớ về những ngày thơ bé bên cạnh những người bạn của mình.

2.2 Mục đích của tác giả ở đoạn văn này là gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản

Lời giải chi tiết:

Mục đích của tác giả trong đoạn văn là hồi tưởng về những ngày tháng hồn nhiên vô lo vô nghĩ, những ngày tháng vô tư của Mùi nói riêng và của tất cả mọi người - những người đã từng là một đứa trẻ nói chung.

Nhà thơ Hoài Vũ muốn đề cập đến những trò chơi và những phi vụ nghịch ngầm, những trò nghịch tai quái mà chỉ những đứa trẻ mới nghĩ ra với người lớn để gợi nhớ lại những ký ức trong thời thơ ấu của mỗi người.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

3. Soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ: Suy ngẫm và phản hồi 3.1 Câu 1 trang 48 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

3.1 Câu 1 trang 48 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Văn bản gồm mấy phần? Tóm tắt nội dung của từng phần.

Phương pháp giải:

Vận dụng kỹ năng đọc hiểu văn bản

Lời giải chi tiết:

Văn bản gồm có 3 phần

Phần 1: Giới thiệu về tác phẩm “Cho tôi một vé về tuổi thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, kể về lời tự thuật của Mùi bé và Mùi lớn về một thế giới màu sắc đầy thú vị của cậu bé và những người bạn của mình. Ở nơi đó chỉ toàn niềm vui, không có nỗi buồn, không bị cha mẹ mắng hay không tồn tại nỗi lo thường trực về vật chất như người lớn,.....

Phần 2:  Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói về sự nhàm chán của cuộc sống, tất cả những thói quen, công việc chỉ là lặp đi lặp lại, không còn sự yêu thích hay phấn khích. Vậy nên những cô bé cậu bé đã bày ra những trò vui chơi thú vị để tạo nên những câu chuyện, những phiên tòa đặc biệt "xét xử" tội danh người lớn.

Phần 3: Kết luận về tác phẩm “Cho tôi một vé đi tuổi thơ” đã chia sẻ câu chuyện tuổi thơ của cu Mùi và thông qua câu chuyện của cậu bé để chiêm nghiệm tới hành trình lớn lên và trưởng thành của mỗi con người.

3.2 Câu 2 trang 48 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Nội dung chính của văn bản này là gì? Nội dung đó được thể hiện qua những chi tiết nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đọc hiểu văn bản

Lời giải chi tiết:

- Nội dung chính của văn bản “Chuyến du hành về tuổi thơ”: tóm tắt nội dung và trình bày cảm nhận cũng như đánh giá của người viết về cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”.

- Nội dung được thể hiện qua những chi tiết dưới đây:

+ Sapo: Chi tiết về đánh giá, cảm nhận của tác giả về cuốn sách.

+ Đoạn 1: Chi tiết về thông tin và nội dung của tác phẩm: tên sách, tên tác giả, ấn tượng chung về cuốn sách.

+ Đoạn 2, 3: tóm tắt nội dung của tác phẩm, hình ảnh minh hoạ cho bìa sách.

+ Đoạn 4: Cảm nhận, đánh giá chi tiết của tác giả về tác phẩm.

+ Đoạn 5: Khẳng định giá trị của tác phẩm và khuyến khích người đọc nên tìm đọc.

3.3 Câu 3 trang 48 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo:

Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong sa-pô và các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 của văn bản; phân tích tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung của đoạn.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các phương thức biểu đạt

Lời giải chi tiết:

 

Phương thức biểu đạt

Tác dụng

Sa-pô

Biểu cảm kết hợp nghị luận.

Thể hiện cảm xúc và đánh giá của tác giả 

Đoạn 1

Thuyết minh kết hợp nghị luận.

Cung cấp thông tin về tác giả, tác phẩm, đồng thời thể hiện nhận xét của tác giả.

Đoạn 2

Thuyết minh kết hợp nghị luận.

Nêu ra nội dung của câu chuyện kết hợp với nhận xét của người viết.

Đoạn 3

Tự sự kết hợp nghị luận.

Thuật lại nội dung của câu chuyện và thảo luận về nó.

Đoạn 4

Nghị luận kết hợp biểu cảm.

Biểu đạt cảm xúc, đánh giá cá nhân của người viết.

Đoạn 5

Nghị luận

Phê bình và đánh giá giá trị của tác phẩm.

 

3.4 Câu 4 trang 48 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và chỉ ra mục đích của việc sử dụng những từ ngữ ấy.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

- Các từ thể hiện cảm xúc của tác giả về tác phẩm: Chiếc vé quý giả trở về những ngày ấu thơ xa vắng; một cuốn sách đáng đọc; thế giới kì diệu kia, lạ lùng thay; thấm đượm dư vị ngọt ngào của những ngày thơ bé, hương thơm dịu ngọt của những kỉ niệm đẹp để khó phai mờ, khiến người đọc bật cười thích thủ; vừa vui sướng khi bắt gặp hình ảnh của chính bản thân ta, vừa ngỡ ngàng vì những tháng ngày xưa; tác phẩm nhỏ xinh, bồi hồi, đắm mình, vui sướng, ngỡ ngàng, lắng đọng, chiêm nghiệm.

- Mục đích của việc sử dụng các từ ngữ này trong văn bản: biểu hiện cảm xúc, quan điểm và  đánh giá của người viết về cuốn sách. Thông qua đó thể hiện sự khích lệ của tác giả đối với người đọc về việc nên tìm đọc cuốn sách.

3.5 Câu 5 trang 48 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách đặt nhan đề của tác giả đã giúp người đọc hình dung được nội dung và chủ đề của tác phẩm hướng tới là những câu chuyện về tuổi thơ. nhà thơ Hoài Vũ đặt tên là “chuyến du hành” thay vì đặt cái tên khác càng thúc đẩy bản thân người đọc tìm hiểu và chiêm nghiệm về những chia sẻ của tác giả về tuổi thơ. Tên của tác phẩm không chỉ tạo sự tò mò và mong đợi từ độc giả mà còn khơi gợi nên một cảm giác phiêu lưu, kỳ thú. Nói chung, cách đặt nhan đề này không chỉ không chỉ thu hút sự chú ý mà còn thúc đẩy sự tưởng tượng của các độc giả khi thưởng thức tác phẩm. 

3.6 Câu 6 trang 48 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Mục đích viết của văn bản này là gì? Cách bố cục và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong văn bản đã thể hiện được mục đích đó như thế nào?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

- Mục đích viết của văn bản là giới thiệu cho người đọc nội dung và cảm nhận của tác giả về cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, từ đó, khuyến khích bạn đọc tìm đọc tác phẩm này.

- Bố cục của văn bản gồm Sa-pô và ba phần đã thể hiện rõ đặc điểm của kiểu văn bản giới thiệu một cuốn sách. Văn bản sử dụng kết hợp nhiều các phương thức biểu đạt, bao gồm: thuyết minh, biểu cảm, tự sự, nghị luận. Cụ thể như sau:

+ Phần thuyết minh: giới thiệu các thông tin về tên sách, tác giả và nhân vật chính trong câu chuyện.

+ Phần tự sự: kể lại một số sự kiện chính trong tác phẩm. 

+ Phần biểu cảm: bộc lộ cảm nhận của tác giả về cuốn sách.

3.7 Câu 7 trang 48 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Dựa vào nội dung văn bản và cảm nhận của em về cuốn Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, hãy thiết kế một áp phích để giới thiệu cuốn sách này với bạn bè.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu và kỹ năng sáng tạo

Lời giải chi tiết:

Học sinh làm việc nhóm thiết kế áp phích giới thiệu cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”. 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết phần soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ sách Ngữ văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo. Mong rằng phần soạn bài này có thể giúp các em hiểu được tính nhân văn và giá trị của tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” mang lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990