Soạn bài Cô bé bán diêm| Văn 6 kết nối tri thức
Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Cô bé bán diêm| Văn 6 kết nối tri thức mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ hiểu rõ hơn về tác phẩm Cô bé bán diêm cũng như tình cảnh khốn khổ đáng thương của cô bé.
1. Soạn bài Cô bé bán diêm: Trước khi đọc
1.1 Tìm hiểu về An-dec-xen
- Hans Christian Andersen sinh ngày 2 tháng 4 năm 1805 mất ngày 4 tháng 8 năm 1875. Ông là một tác giả nổi tiếng người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi.
- Ông đã để lại cho nền văn học thế giới một kho tàng với số lượng rất nhiều tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau:
+ Tác phẩm kịch: Mulatten, Maureipigen,...
+ Tác phẩm truyện thần kỳ: ABC-Bogen, Alferne paa Heden, Alt paa sin rette Plads, Anne Lisbeth, Barnet i Graven,...
+ Tác phẩm tiểu thuyết: At være eller ikke være, De to Baronesser, Improvisatoren,...
+ Tác phẩm tự truyện: Das Märchen meines Lebens ohne Dichtung, Mit Livs Eventyr, The Story of My Life,...
+ Tác phẩm thơ: Barn Jesus i en Krybbe laae, Danmark mit fædreland, Det døende Barn, Hvor Skoven dog er frisk og stor,....
+ Tác phẩm ký sự du hành: En Digters Bazar, Et Besøg i Portugal 1866, I Spanien,...
1.2 Trả lời câu hỏi trước khi đọc
- Truyện kể hoặc bộ phim có nhân vật trẻ em gây ấn tượng là: Hoàng tử bé, cô bé bán diêm, Peter Pan, Doremon,...
- Một vài cảm nhận của em về nhân vật đó:
+ Nhân vật cô bé bán diêm ngoan ngoãn, đáng yêu mà số khổ, đáng thương.
+ Nhân vật Nobita hậu đậu mà thiện lương, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
2. Soạn bài Cô bé bán diêm: Đọc văn bản
2.1 Điều gì sẽ đến với cô bé bán diêm trong đêm giao thừa?
Em dự đoán rằng trong đêm giao thừa đó, cô bé bán diêm sẽ phải chịu cảnh đói rét, cô đơn giữa dòng người qua lại và bơ vơ trên đường phố vì dường như không có ai quan tâm đến cô bé ngồi bán hàng ven đường.
2.2 Sau khi bà mất, gia đình cô bé bán diêm rơi vào tình cảnh như thế nào?
Sau khi người bà mất đi thì tất cả tài sản của gia đình đều tiêu tán một cách nhanh chóng khiến cho tất cả mọi người phải rời khỏi căn nhà xinh đẹp của mình. Sau đó họ phải chui rúc ở bên góc đường tối tăm, vừa xin ăn vừa kiếm việc mà không đủ sống và phải sống trong những lời chửi rủa mắng nhiếc của người qua đường.
2.3 Mỗi lần quẹt diêm cô bé bán diêm nhìn thấy những hình ảnh gì? Đó là thực hay mơ?
- Mỗi lần quẹt diêm thì cô bé lại nhìn thấy một hình ảnh khác nhau.
+ Ở lần đầu tiên khi quẹt diêm, cô bé đã nhìn thấy hình ảnh ấm áp của chiếc lò sưởi.
+ Ở lần thứ hai quẹt diêm, cô bé đã thấy một bàn tiệc ngon lành, nhiều món ăn với con ngỗng quay lớn ở giữa bàn.
+ Ở lần thứ ba quẹt diêm, cô bé thấy hình ảnh một cây thông noel lộng lẫy mà to lớn.
+ Ở lần thứ tư quẹt diêm thì cô bé đã nhìn thấy nhìn ảnh của người bà đã mất.
- Nhưng tất cả những hình ảnh mà cô bé nhìn thấy sau ánh sáng của que diêm đều là trong mơ, hoàn toàn không có thật.
>> Xem thêm: Soạn văn 6 kết nối tri thức
2.4 Điều xảy ra với cô bé bán diêm có giống như dự đoán của em không?
Những điều xảy ra với cô bé bán diêm hoàn toàn đúng với dự đoán của em
(Câu trả lời tuỳ thuộc vào dự đoán ban đầu của mỗi người)
2.5 Có những hình ảnh trái ngược nào trong quang cảnh ngày năm mới?
Trong quang cảnh ngày năm mới, những hình ảnh trái ngược đã xuất hiện. Đó là sự vui mừng chào đón một năm mới của mọi người trái ngược hoàn toàn với hình ảnh lạnh lẽo và cái chết đầy đau thương và cô đơn của cô bé bán diêm ở bên lề đường.
3. Soạn bài Cô bé bán diêm: Sau khi đọc
3.1 Câu 1 trang 65 sgk văn 6/1 kết nối tri thức
Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
Truyện cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể ngôi thứ 3, trong đó người kể đã ẩn mình không xuất hiện trực tiếp.
3.2 Câu 2 trang 65 sgk văn 6/1 kết nối tri thức
Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm như thế nào? Vì sao cô bé không dám trở về nhà?
- Cô bé bán diêm tội nghiệp đã phải ở một mình ngoài đường phố vào một đêm đông lạnh lẽo với tuyết rơi dày cùng với những cơn gió rét dữ dội. Đặc biệt đau lòng hơn khi đó là vào đêm giao thừa, đêm đoàn viên của mọi người.
- Cô bé không dám trở về nhà bởi vì”:
+ Cô bé vẫn chưa bán hết chỗ diêm được giao cho nên khi trở về nhà cô sẽ bị bố mắng, thậm chí là đánh đập.
+ Gia đình của cô bé rất nghèo và dù đang sống với bố nhưng em vẫn phải tự mình đi bán diêm để kiếm sống.
Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!
3.3 Câu 3 trang 65 sgk văn 6/1 kết nối tri thức
Nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm? Những chi tiết đó giúp em hình dung như thế nào về cuộc sống của nhân vật.
- Những chi tiết có tác dụng miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm: Cô bé nhỏ dù trời giá rét vẫn ra ngoài với cái đầu trần, chân đi đất và đỏ ửng tím bầm do giá rét, trên người em mặc một cái tạp dề cũ kỹ,...
- Tất cả những chi tiết đó đã cho người đọc thấy được chân dung của một cô gái bé nhỏ phải sống trong cảnh nghèo khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc và đặc biệt không được sự quan tâm của gia đình, của xã hội.
3.4 Câu 4 trang 65 sgk văn 6/1 kết nối tri thức
Những hình ảnh xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm thể hiện những ước mong nào của cô bé bán diêm? Theo em, có thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh đó không.
Những hình ảnh xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm đã thể hiện những ước mong của cô bé bán diêm:
- Lần quẹt đầu tiên:
+ Hình ảnh chiếc lò sưởi bằng đất đã hiện lên với những hình nổi bằng đồng bóng loáng. Trong lò vui mắt vui tai với tiếng lửa và đặc biệt là sự ấm áp được toả ra từ chiếc lò sưởi đó.
+ Hình ảnh trên đã thể hiện được mong ước cấp thiết nhất của em là sự ấm áp. Em muốn được về nhà, muốn được ngồi gần nguồn nhiệt vì em đã quá rét rồi, vì em đang phải lang thang trong đêm đông giá buốt.
- Lần quẹt thứ hai:
+ Bức tường lạnh giá bỗng biến thành tầm rèn bằng vải màn. Qua lớn vải đó, cô bé nhìn thấy một bàn ăn với khăn trải bàn trắng muốt cùng với những bộ bát đĩa bằng sứ quý giá. Đặc biệt trên chiếc bàn đó có một con ngỗng quay to lớn và rất hấp dẫn.
+ Lần này, dường như bụng em một lần nữa lại biểu tình, em mong được ăn một bữa no sau một ngày vất vả và cũng vì rất lâu rồi em không còn biết cảm giác được ăn no là gì.
- Lần quẹt thứ ba:
+ Cô bé nhìn thấy một cây thông noel cao lớn đã được trang trí một cách lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến lấp lánh trên cành cây xanh tươi. Và đằng sau đó còn có rất nhiều những bức tranh có màu sắc rực rỡ.
+ Với hình ảnh này, cô bé mong muốn có được một đêm giáng sinh đúng nghĩa, được đón khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng bởi vì một năm qua em đã phải sống quá khổ sở và cô đơn giữa hai bức vách tường lạnh lẽo.
- Lần quẹt thứ tư:
+ Cô bé nhìn thấy hình ảnh người bà hiền hậu đang nở nụ cười mà lâu rồi em không còn được nhìn thấy nữa.
+ Cô bé đã quá nhớ bà của mình, bé nhớ nụ cười của bà, nhớ sự ấm áp của bà, nhớ những tháng ngày được sống trong tình yêu thương và bao bọc của bà.
Chúng ta không thể thay đổi trình tự xuất hiện của mỗi hình ảnh sau mỗi lần quẹt diêm bởi vì bốn hình ảnh trên đã được sắp xếp rất hợp lý rồi. Theo logic của mỗi người bình thường thì chúng ta cần thoát khỏi giá lạnh trước sau đó sẽ nghĩ đến việc được ăn uống, được vui chơi rồi sẽ nhớ đến sự đoàn tụ của gia đình. Nếu cố tình thay đổi trình tự đó thì câu chuyện sẽ không còn hợp lý nữa.
3.5 Câu 5 trang 65 sgk văn 6/1 kết nối tri thức
Nêu cảm nhận của em về thái độ của người kể chuyện với cô bé bán diêm. Phân tích một vài chi tiết làm cơ sở cho sự cảm nhận đó.
- Cảm nhận của em về thái độ của người kể chuyện với cô bé bán diêm là sự cảm thông và thương xót cho số phận đau thương của cô bé nhỏ.
- Các chi tiết làm cơ sở cho cảm nhận trên:
+ Cô bé đáng thương khổ sở khi đói rét vẫn phải lang thang ngoài đường
+ Ở một bên góc đường, những người qua lại nhìn thấy một cô bé có đôi má ửng hồng do giá rét vẫn đang mỉm cười.
+ Trên mái tóc của em đang có rất nhiều bông tuyết bám đầy thành từng búp trên lưng em. Nhưng em đã quá lạnh không thể để ý đến.
3.6 Câu 6 trang 65 sgk văn 6/1 kết nối tri thức
Đọc lại một số câu văn miêu tả lại cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của cô bé bán diêm. Em nghĩ gì về cách ứng xử của họ.
- Cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của cô bé bán diêm:
+ Nhưng trời rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em cả
+ Suốt ngày em chẳng bán được gì và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh
+ Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. [...] Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi ấm".
- Mọi người đi qua lại với một thái độ thờ ơ, lạnh lùng, không nỡ ban phát một chút lòng thương cho một sinh mạng nhỏ bé tội nghiệp.
3.7 Câu 7 trang 66 sgk văn 6/1 kết nối tri thức
Trong truyện, tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh, chi tiết tương phản như: cảnh đoàn tụ của các gia đình trong đêm giao thừa với cảnh đói rét, đơn độc ngoài đường phố của cô bé bán diêm; không khí tươi vui ngày đầu năm mới với cảnh tượng em bé chết rét nơi xó tường... Em hãy chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của một vài chi tiết, hình ảnh đó.
- Sự tương phản của những hình ảnh mà tác giả đã sử dụng đã nhấn mạnh hơn sự tội nghiệp và tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
- Đó là sự tương phản giữa quá khứ hạnh phúc và êm đềm của cô bé khi bà cô còn sống với hiện thực bất hạnh cô đơn không ai quan tâm chăm sóc.
3.8 Câu 6 trang 66 sgk văn 6/1 kết nối tri thức
Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu: nhân vật chính được hưởng cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Theo em, truyện cổ tích Cô bé bán diêm có kết thúc giống như vậy không? Vì sao.
- Theo em, truyện cổ tích Cô bé bán diêm đã kết thúc không có hậu.
- Bởi vì:
+ Cô bé bán diêm đã ra đi trong đêm gió rét giữa hai bức tường lạnh lẽo. Cô đã không còn cơ hội thấy được ánh sáng của năm mới.
+ Nhân vật chính đã đoàn tụ với bà, với gia đình mình nhưng lại là ở một thế giới khác.
4. Viết kết nối với đọc trang 66 sgk văn 6/1 kết nối tri thức
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”.
Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”, người đã viết nên câu chuyện cổ tích cháu yêu thích nhất. Trong đêm đông giá rét, và lòng người lạnh lẽo như những bông tuyết rơi,cô bé bán diêm cô đơn co ro trong góc tường thật tội nghiệp biết bao. (3) Lần lượt những hình ảnh tương phản mãnh liệt được ông đưa ra, khiến càng lúc cháu càng thêm thương xót cho số phận của cô bé. Những điều mà trước đây dường như tự nhiên như việc được ấm áp, no nê, hay sum vầy bên người thân giờ đây đã trở nên xa xôi tới mức không thể tin nổi với cô bé kia. Hình ảnh nụ cười trên môi của cô bé khi đã ra đi vĩnh viễn khiến em thảng thốt tột cùng. Vậy là sinh mệnh bé nhỏ ấy đã được đoàn tụ cùng người mà mình yêu thương, chờ mong nhất. Nhưng có lẽ, đó là kết thúc hợp lý nhất và nhân đạo nhất để trong thực tại này sẽ ít đi và tốt hơn là biến mất những đứa trẻ phải sống cuộc đời bất hạnh như thế.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Qua bài viết phía trên VUIHOC đã giúp các em biết cách Soạn bài Cô bé bán diêm| Văn 6 kết nối tri thức. Các em hãy thường xuyên tương tác với các bài viết trong website vuihoc.vn hoặc trực tiếp đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm:
- Bức tranh của em gái tôi
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố miêu tả và tự sự
- Củng cố và mở rộng trang 56