Soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ| SGK Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều
Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn Cánh diều lớp 6 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

1. Soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ| SGK Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều: Phần chuẩn bị
- Văn bản thuật lại một sự kiện là một dạng văn bản thông tin quan trọng, trong đó người viết sử dụng các phương pháp thuyết minh như trình bày, miêu tả và kể lại nhằm giúp người đọc hiểu rõ về một sự kiện nhất định. Sự kiện được đề cập có thể thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, văn hóa, khoa học,… Việc thuật lại sự kiện giúp truyền tải kiến thức một cách rõ ràng, chính xác và dễ tiếp cận.
- Khi đọc xong một văn bản thông tin thuật lại toàn bộ một sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian cụ thể, chính xác:
+ Thời điểm sáng tác và ra đời của văn bản: 6-5-2019
-
Nơi xuất hiện đầu tiên của văn bản: Trang tin đồ họa – Thông tấn xã Việt Nam infographics.vn
-
Thời điểm xuất hiện tác phẩm đó là vô cùng có ý nghĩa: Chuẩn bị cho ngày kỉ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biện Phủ (7-5-1954 – 7-5-2019)
+ Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc về diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ. Thông tin ấy đã được tác giả nêu ở nhan đề văn bản.
+ Những mốc thời gian xuất hiện được tác giả nhắc đến ở trong văn bản. Tương ứng với mỗi mốc thời gian trong đó là các sự việc được diễn ra theo các trình tự:
-
Đợt tiến công đầu tiên (13 đến 17/3): Tập trung tiêu diệt 2 cứ điểm của địch tại Him Lam và Độc Lập, mở cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến vào trung tâm.
-
Đợt tiến công thứ 2 (30/3 đến 30/4): Có thể coi là đợt tấn công quyết liệt nhất, và kiểm soát được tình thế khiến địch phải rơi vào thế bị động.
-
Đợt tiến công thứ 3 (1 đến 7/5): Tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm của giặc – chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
+ Các yếu tố như nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng, hình ảnh, âm thanh,… trong văn bản đóng vai trò quan trọng trong việc thuật lại các sự kiện theo trật tự thời gian. Chúng giúp trình bày nội dung một cách khoa học, dễ hiểu, sinh động, tạo sự thu hút đối với người đọc. Nhờ đó, người đọc có thể ghi nhớ thông tin nhanh chóng, nắm bắt những sự kiện chính một cách hiệu quả hơn.
+ Sự kiện được thuật lại trong văn bản là ba đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Việc trình bày theo trình tự thời gian giúp người đọc hình dung cụ thể, rõ ràng và đầy đủ về toàn bộ quá trình chiến đấu gian khổ, dẫn đến chiến thắng vẻ vang của quân và dân ta.
- Đồ họa thông tin (infographic) là hình thức trình bày trực quan, thường được sử dụng trong văn bản thông tin. Bằng cách kết hợp hình ảnh, biểu đồ và ký hiệu trực quan, infographic giúp truyền tải dữ liệu, kiến thức một cách ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, giúp người xem tiếp cận nội dung nhanh chóng.
- Bên cạnh cách trình bày thông tin như trong văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” hay tờ lịch ngày 2-9, còn có nhiều phương pháp khác như sử dụng đồ họa thông tin, biểu đồ, sơ đồ tư duy để sắp xếp nội dung rõ ràng.
Sưu tầm các văn bản thuyết minh về một sự kiện lịch sử theo trật tự thời gian:
2. Soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ| SGK Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều: Phần đọc hiểu
2.1 Từ “diễn biến” trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự nào?
Câu trả lời chi tiết:
Từ “diễn biến” trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được trình bày theo trình tự thời gian, bắt đầu từ giai đoạn mở đầu, tiếp đến là quá trình diễn ra các sự kiện quan trọng và cuối cùng kết thúc chiến dịch.
2.2 Chú ý các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm, tương quan lực lượng giữa ta và địch.
Câu trả lời chi tiết:
- Đợt 1 (13 - 17/3): Quân ta tiêu diệt hai cứ điểm phòng ngự vững chắc của địch là Him Lam và Độc Lập, mở đường cho lực lượng ta tiến vào trung tâm từ phía Bắc và Đông Bắc.
- Đợt 2 (30/3 - 30/4): Đây là giai đoạn chiến đấu quyết liệt nhất, mang tính chất cam go, đầy thử thách. Quân ta kiểm soát được các điểm cao, đặt khu trung tâm Điện Biên Phủ vào tầm bắn. Lực lượng địch dần rơi vào thế bị động, tinh thần suy sụp.
- Đợt 3 (1 - 7/5): Quân ta tổng tấn công, tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Quân địch thất bại hoàn toàn, đánh dấu chiến thắng vang dội của chiến dịch.
Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.
3. Soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ| SGK Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều: Phần trả lời câu hỏi cuối bài
3.1 Câu 1 trang 96 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Cánh diều
Thông tin chính mà văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho người đọc là gì? Dựa vào đâu mà người đọc dễ dàng nhận ra thông tin chính ấy?
Câu trả lời chi tiết:
- Thông tin chính mà văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho người đọc là thông tin của 3 đợt tiến công nói về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
- Người đọc có thể dễ dàng nhận ra những thông tin chính ấy dựa vào dòng chữ màu đỏ in hoa 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ dưới sa pô của tờ đồ họa thông tin.
3.2 Câu 2 trang 96 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Cánh diều
Nội dung sa pô có liên quan gì đến nhan đề của văn bản?
Câu trả lời chi tiết:
Nội dung sa pô trình bày ý nghĩa, nhấn mạnh kết quả của quá trình diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng thời liên hệ với nhan đề của văn bản, giúp người đọc hiểu rõ hơn về sự kiện lịch sử quan trọng này.
3.3 Câu 3 trang 96 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Cánh diều
Văn bản trên cung cấp những thông tin cụ thể nào? Cách thức trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày ấy (màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, các kí hiệu,…)?
Câu trả lời chi tiết:
- Phân tích cách trình bày thông tin trong văn bản:
+ Văn bản trên cung cấp đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm, và tương quan lực lượng giữa ta và địch trong ba đợt tiến công của quân ta tại Chiến dịch Điện Biên Phủ:
-
Đợt 1 (13 - 17/3): Quân ta tiêu diệt hai cứ điểm phòng ngự vững chắc của địch là Him Lam và Độc Lập, mở đường cho lực lượng ta tiến vào trung tâm từ phía Bắc và Đông Bắc.
-
Đợt 2 (30/3 - 30/4): Đây là giai đoạn chiến đấu quyết liệt nhất, mang tính chất cam go, đầy thử thách. Quân ta kiểm soát được các điểm cao, đặt khu trung tâm Điện Biên Phủ vào tầm bắn. Lực lượng địch dần rơi vào thế bị động, tinh thần suy sụp.
-
Đợt 3 (1 - 7/5): Quân ta tổng tấn công, tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Quân địch thất bại hoàn toàn, đánh dấu chiến thắng vang dội của chiến dịch.
- Cách thức trình bày thông tin: Các sự kiện được sắp xếp ngắn gọn theo trình tự thời gian, có hình ảnh minh họa đi kèm để người đọc dễ hình dung. Những nét chính, quan trọng nhất của từng đợt tiến công được nêu rõ ràng.
- Nhận xét về cách trình bày:
+ Sử dụng màu sắc để phân biệt các phần, tránh sự trùng lặp, giúp dễ theo dõi.
+ Kí hiệu được sử dụng thống nhất, đảm bảo tính trực quan.
+ Hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung từng đợt tiến công, giúp người đọc dễ hình dung.
+ Cỡ chữ rõ ràng, dễ đọc, giúp nắm bắt và ghi nhớ thông tin quan trọng một cách hiệu quả.
+ Bố cục hợp lý, trình bày từ trên xuống dưới theo thứ tự diễn biến của chiến dịch, tạo sự mạch lạc và dễ tiếp cận.
>> Xem thêm: Soạn văn 6 Cánh diều
3.4 Câu 4 trang 96 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Cánh diều
Vì sao thông tin cụ thể về Đợt 3 lại được in đậm?
Câu trả lời chi tiết:
Thông tin về Đợt 3 được in đậm vì đây là nội dung quan trọng nhất, đánh dấu kết quả cuối cùng của ba đợt tổng tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, khẳng định chiến thắng quyết định của quân và dân ta.
3.5 Câu 5 trang 96 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Cánh diều
Cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ có gì khác so với văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”?
Câu trả lời chi tiết:
Cách trình bày thông tin của hai văn bản:
- Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ: Văn bản được trình bày theo hình thức đồ họa trực quan, sử dụng hình ảnh, sơ đồ chiến thuật và các biểu đồ để truyền tải thông tin một cách ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Nội dung triển khai theo trình tự hợp lý, bao gồm phần mở đầu giới thiệu bối cảnh, diễn biến chiến dịch qua từng giai đoạn quan trọng và kết thúc bằng chiến thắng lịch sử của quân và dân ta.
- Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”: Văn bản trình bày theo trình tự thời gian, tái hiện các dấu mốc lịch sử quan trọng dẫn đến sự kiện ngày 2-9-1945. Nội dung được sắp xếp một cách chi tiết, cụ thể, giúp người đọc hiểu rõ bối cảnh và quá trình ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngoài ra, văn bản còn sử dụng hình ảnh tư liệu để minh họa, thu hút người đọc và tăng tính chân thực.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ trong sách giáo khoa Ngữ văn Cánh diều lớp 6. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm:
