img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Điều không tính trước| Văn 6 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 15:24 14/01/2025 15 Tag Lớp 6

Qua bài viết dưới đây, Vuihoc sẽ mang đến cho các em Soạn bài Điều không tính trước| Văn 6 Cánh diều. Bài soạn này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm mình đang học.

Soạn bài Điều không tính trước| Văn 6 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Điều không tính trước: Chuẩn bị 

- Truyện ngắn được viết theo thể loại văn xuôi, ít nhân vật và ít tình tiết phức tạp,...

- Trong truyện có các nhân vật: tôi, Nghi, Phước,...mỗi nhân vật lại có tính cách khác nhau.

- Truyện được viết theo ngôi thứ nhất, có tác dụng bộc lộ suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật chính.

2. Soạn bài Điều không tính trước: Đọc hiểu

2.1 Chú ý ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó.

Tác phẩm được viết theo ngôi thứ nhất. Việc sử dụng ngôi thứ nhất giúp cho nhân vật có thể bộc lộ rõ ràng và chân thực suy nghĩ hay tâm trạng của chính mình.

2.2 Tình huống dẫn đến ý định “đánh nhau” là gì?

Ý định đánh nhau xuất hiện khi bàn thắng của nhân vật tôi đã không được công nhận khi Nghi cho rằng tình huống đó đã phạm vào lỗi việt vị. Không chỉ vậy Nghi còn đùa cợt trêu tức nhân vật tôi.

2.3 Chú ý các lời đối thoại của hai nhân vật, từ đó có thể thấy rõ hơn đặc điểm nhân vật “tôi”.

Khi chú ý các lời đối thoại của hai nhân vật ta có thể thấy rõ được đặc điểm trong tính cách của nhân vật “tôi” là sự nóng nảy và hiếu thắng.

2.4 So với dự định ban đầu thì sự việc xảy ra ở phần 3 khác như thế nào?

So với dự định ban đầu cả hai nhân vật muốn đánh nhau để giải quyết tranh chấp thì hành động của “tôi” đã khiến cho Nghi phải nhớ đời bởi Nghi đã mang cuốn luật đá bóng và rủ tất cả mọi người cùng nhau xem phim về tình bạn.

>> Xem thêm: Soạn văn 6 Cánh diều

2.5 Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?

Tranh minh hoạt cho chi tiết sự việc nhân vật “tôi” đã chăn đường Nghi và có cảm giác lo lắng khi Nghi tìm mình vì sợ bị trả thù.

2.6 Trong phần 4, điều gì khiến người đọc hồi hộp?

Điều khiến người đọc hồi hộp trong phần 4 chính là chi tiết Phước giương ná thun, kéo sợi dây thun thật căng để chuẩn bị bắn vào Nghi. Khi đó Phước hoàn toàn không nhận ra dấu hiệu ngừng bắn đến từ nhân vật “tôi”.

2.7 Qua phần 4, em thấy Nghi là người như thế nào?

Thông qua phần 4, em cảm thấy Nghi là một người tuy có tính cách nóng giận và sự đùa cợt trêu chọc trong trận đá bóng nhưng lại là người có suy nghĩ thấu đáo và chín chắn khi luôn tìm cách để giải quyết vấn đề theo hướng có lợi cho cả hai phía.

2.8 Tranh minh họa nhắc em nhớ tới câu tục ngữ nào về sự đoàn kết?

Tranh minh hoạ đã nhắc em nhớ đến một câu tục ngữ nói về sự đoàn kết chính là:

Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

3. Soạn bài Điều không tính trước: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 74 sgk văn 6/2 Cánh diều

Câu chuyện được kể theo ngôi nào? Dẫn ra một ví dụ về lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện Điều không tính trước.

- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất.

- Một ví dụ về lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện Điều không tính trước:

+ Lời người kể chuyện: Tôi đưa cái kềm cho Nghị và liếc lại phía bụi cây.

+ Lời nhân vật: Mày làm gì vậy?

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!

3.2 Câu 2 trang 74 sgk văn 6/2 Cánh diều

"Điều không tính trước" trong câu chuyện là điều gì? Qua đó em thấy nhân vật Nghi là người như thế nào?

- "Điều không tính trước" trong câu chuyện chính là việc Nghi đã đưa cuốn sách về luật bóng đá cho nhân vật “tôi” và rủ tất cả đi xem phim.

- Qua chính tình tiết đó em đã thấy được Nghi là một người tốt bụng, chín chắn, luôn bình tĩnh trước mọi tình huống và không hề có tính chấp nhặt.

3.3 Câu 3 trang 74 sgk văn 6/2 Cánh diều

Nhân vật "tôi" trong truyện là người như thế nào? Hãy chỉ ra một số chi tiết (hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,...) mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm nhân vật "tôi".

- Nhân vật “tôi” trong truyện là người hiếu chiến và nóng nảy.

- Một số chi tiết (hình dáng, lời nói, suy nghĩ, hành động,...) mà nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm nhân vật "tôi" có thể kể đến:

+ Ức nhất là lúc đó bên tôi đang bị dẫn trước một bàn.

+ "Được rồi, nếu mày muốn gây sự, ông sẽ cho mày biết tay!".

+ Cuối cùng, tôi tìm thấy "vũ khí" trong hộp đồ nghề của anh Nghĩa.

+ "Chiều nay mày có đi đánh nhau với tao không?"

+ Tôi khích "Chẳng lẽ mày sợ thằng Nghi! Chính nó đã ăn gian trận bóng hôm nọ, lại còn chọc tức tụi mình nữa! Bỏ qua sao được!"

+ Tôi lên giọng đàn anh.

3.4 Câu 4 trang 75 sgk văn 6/2 Cánh diều

Điều gì tạo nên sự hấp dẫn trong kết thúc của câu chuyện (phần 4).

Điều đã tạo nên sự hấp dẫn trong kết thúc của câu chuyện (phần 4) chính là chi tiết Phước đã không nhận ra được hiệu lệnh dừng lại của “tôi” mà suýt chút nữa vẫn thực hiện theo kế hoạch.

3.5 Câu 5 trang 75 sgk văn 6/2 Cánh diều

Theo em, qua câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Điều gì đối với em là thấm thía và sâu sắc nhất? Vì sao?

- Qua câu chuyện, tác giả muốn ngợi ca sự bản lĩnh, bình tĩnh và điềm đạm khi luôn suy nghĩ thấu đáo trong mọi tình huống cũng như sự đoàn kết của tình bạn. Quà đó còn phê phán sự hiếu thắng và bốc đồng.

- Với em, điều thấm thía nhất chính là sự đoàn kết trong tình bạn bởi đây là một tình cảm vô cùng tốt đẹp và đáng quý.

3.6 Câu 6 trang 75 sgk văn 6/2 Cánh diều

Em hiểu như thế nào về kết thúc truyện: "Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ(…)”?

Kết thúc truyện "Nắng chiều hắt bóng ba đứa xuống mặt đường thành một khối, giống như người khổng lồ trong truyện cổ(…)” là một tình bạn đẹp và những khoảnh khắc vô cùng đáng yêu trong cuộc sống. Hình ảnh ba cậu bé ngồi cạnh nhau khiến cho em tưởng tượng được sự đồng đều và thân thiết với nhau.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Điều không tính trước Văn 6 Cánh diều. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Hotline: 0987810990