img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Giờ Trái Đất| Văn 6 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 15:28 11/02/2025 8 Tag Lớp 6

Giờ Trái Đất không chỉ là một sự kiện mang tính biểu tượng, mà là lời kêu gọi hành động mạnh mẽ, thúc giục chúng ta ý thức được trách nhiệm của mình đối với môi trường. Cùng VUIHOC Soạn bài Giờ Trái Đất| Văn 6 Cánh diều để hiểu rõ hơn về ý nghĩa sâu sắc của phong trào này, từ đó có những hành động thiết thực, góp phần bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.

Soạn bài Giờ Trái Đất| Văn 6 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Giờ Trái Đất: Chuẩn bị 

- Văn bản thuật lại một sự kiện là loại văn bản thông tin, ở đó người viết thuyết minh (trình bày, miêu tả, kể lại) một sự kiện (lịch sử, văn hoá, khoa học,…). 

- Khi đọc văn bản thông tin thuật lại 1 sự kiện theo trật tự thời gian:

+ Thời điểm xuất hiện của văn bản: 29/03/2014

+ Nơi xuất hiện văn bản: Trên báo điện tử baodautu.vn

+ Thời điểm đó có ý nghĩa: Cả đất nước cùng thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất.

+ Thông tin chính mà văn bản cung cấp cho người đọc đó là sự hình thành chiến dịch Giờ Trái Đất. Thông tin ấy được nêu ở trong phần hai của văn bản.

+ Những mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản và các sự việc tương ứng với mỗi mốc thời gian đó là:

+ Tối nay (29/3): 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng với thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất.

+ Năm 2004: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) của Úc tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền.

+ Năm 2005: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) và Công ty Lê-ô Bớc-nét Xít-ni xây dựng 1 dự án lớn tên “Tiếng tắt lớn”

+ Năm 2006: “Giờ Trái Đất” được ra đời.

+ 31-3-2007: Lễ khai mạc Giờ Trái Đất tại Xít-ni kéo dài một giờ đồng hồ.

+ 29-3-2008: Chiến dịch Giờ Trái Đất được mở rộng tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn.

+ 2009: Chiến dịch Giờ Trái Đất đã thu hút hàng trăm triệu người.

+ Cuối năm 2009: Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc diễn ra với sự tham gia của 192 nước, trong đó có Việt Nam.

+ Các yếu tố như nhan đề, sapo, đề mục, chữ đậm, số thứ tự, dấu đầu dòng, hình ảnh, âm thanh,… trong văn bản có tác dụng thuật lại các sự kiện theo trật tự thời gian, trình bày văn bản một cách khoa học, dễ hiểu, sinh động, dễ dàng thu hút người đọc và giúp họ ghi nhớ, nắm bắt những sự kiện chính.

+ Sự kiện hình thành chiến dịch Giờ Trái Đất được thuật lại. Ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện đó là giúp cho người đọc nhận thức, nắm rõ được ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng của nó tới mọi người.

- Thu thập các thông tin liên quan đến việc hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất ở địa phương em và một số nơi khác:

+ Sự kiện tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất sẽ được diễn ra từ 20h30 đến 21h30 ngày thứ 7 (27/3/2021) trên phạm vi toàn quốc.

+ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo Tổng công ty, Công ty Điện lực các tỉnh, thành phố hưởng ứng Chiến dịch năm 2021 và phổ biến tuyên truyền tại các điểm giao dịch khách hàng, trụ sở của các đơn vị điện lực trong tháng 3/2021; 

+ Vận động các cơ quan, tổ chức và khách hàng thực hiện tắt đèn và các thiết bị không cần thiết vào thời gian diễn ra Sự kiện Tắt đèn để hưởng ứng Giờ Trái đất; đồng thời vẫn đảm bảo an toàn lưới điện trong thời gian diễn ra sự kiện.

+ Năm 2020, sau một giờ tắt đèn và giảm thiểu sử dụng thiết bị điện trong Giờ Trái đất, Việt Nam đã tiết kiệm được 436.000kWh.  Kể từ tháng 3/2009, Việt Nam chính thức tham gia sự kiện lịch sử này. Trong 12 năm tham gia sự kiện, Việt Nam đã tiết kiệm được 5.273.000 kWh.

- Trao đổi với mọi người xung quanh để thấy được ý nghĩa của Giờ Trái Đất:

+ Giờ Trái Đất là dịp để mọi người cùng suy ngẫm về tác động của con người đối với môi trường và tầm quan trọng của việc bảo vệ hành tinh.

+ Việc tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ tượng trưng cho hành động tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải CO2, góp phần làm chậm quá trình biến đổi khí hậu.

+ Giờ Trái Đất là dịp để mọi người trên khắp thế giới cùng nhau thể hiện sự quan tâm đến môi trường và cùng nhau hành động vì một tương lai bền vững.

2. Soạn bài Giờ Trái Đất: Đọc hiểu 

2.1 Chú ý thời gian đăng tải và sự kiện nêu ở sa pô của bài viết.

- Thời gian đăng tải: 29/03/2014

- Sự kiện được nêu ở sa pô của bài viết: Tối nay (29/3), 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng cả thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất.

2.2 Chỉ ra thông tin chính của phần 1.

Thông tin chính của phần 1: Tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để có thể đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền.

2.3 Chú ý các mốc thời gian và thông tin cụ thể được nhắc đến ở phần 2.

- Năm 2005: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) và Công ty Lê-ô Bớc-nét Xít-ni xây dựng 1 dự án lớn tên “Tiếng tắt lớn”

- Năm 2006: “Giờ Trái Đất” được ra đời.

- Ngày 31 tháng 3 năm 2007: Sự kiện Giờ Trái Đất đầu tiên được tổ chức tại Sydney, Úc. 2,2 triệu người dân và 2.100 doanh nghiệp đã tắt đèn trong một giờ để hưởng ứng chiến dịch.

- 29-3- 2008: Giờ Trái Đất mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Hơn 50 triệu người ở 371 thành phố và thị trấn thuộc hơn 35 quốc gia đã tham gia.

- Năm 2009: Giờ Trái Đất tiếp tục phát triển và thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người trên khắp thế giới.

2.4 Xác định một số câu có vị ngữ được mở rộng trong văn bản này.

Một số câu có vị ngữ được mở rộng trong văn bản:

- Tối nay (29/3), 63 tỉnh thành Việt Nam… trước biến đổi khí hậu.

- Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn… hoạt động tuyên truyền.

- Tên gọi Giờ Trái Đất… tính bền vững, lâu dài hơn.

2.5 Chú ý các số liệu được đưa vào bài viết.

Các số liệu được đưa vào bài viết:

- Vào ngày 31-3-2007, lễ khai mạc… sự tham gia của 2,2 triệu dân và 2100 doanh nghiệp tại đây…

- Vào ngày 29-3-2008, chiến dịch Giờ Trái Đất mở rộng được tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn thuộc hơn 35 quốc gia trên thế giới với sự tham gia của hơn 50 triệu người.

- Một năm sau đó… sự tham gia của hàng trăm triệu người. Hơn 4000 thành phố và thị trấn thuộc 88 quốc gia trên thế giới…

- Cuối năm 2009… sự tham gia của 192 nước…

2.6 Chỉ ra thông tin mà bức ảnh cung cấp thêm cho bài viết.

- Thông tin mà bức ảnh cung cấp thêm cho bài viết là: Logo của chương trình Giờ Trái Đất được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60.  Đây là con số phút kêu gọi tắt điện. Hiện nay logo của Giờ Trái Đất đã được thêm dấu "+" sau số 60 với ý nghĩa rằng Giờ Trái Đất không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa.

2.7 Ý kiến của ông En-đi Rít-li được đưa vào văn bản có tác dụng gì?

Ý kiến của ông En-đi Rít-li được đưa vào văn bản nhằm mục đích nhắc nhở mọi người rằng ý nghĩa của chiến dịch không chỉ dừng lại ở 1 tiếng tắt đèn mà  đó chính là sự đoàn kết của mọi người trong việc bảo vệ trái đất, tránh biến đổi khí hậu.

2.8 Chỉ ra thông tin chính của phần 3.

Thông tin chính của phần 3 đó là sự phát triển và hưởng ứng của các quốc gia trong việc nhận thức biến đổi khí hậu.

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

3. Soạn bài Giờ Trái Đất: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 99 sgk văn 6/1 Cánh diều:

“Văn bản Giờ Trái Đất thuật lại sự kiện gì? Chỉ ra bố cục của văn bản.”

- Văn bản "Giờ Trái Đất" thuật lại sự kiện ra đời và phát triển của phong trào Giờ Trái Đất trên thế giới.

- Bố cục của văn bản:

+ Phần 1: Từ đầu đến "nơi chúng ta đang sinh sống": giới thiệu về ý tưởng hình thành "Giờ Trái Đất".

+ Phần 2: Tiếp theo đến "bảo vệ hành tinh": Sự ra đời của hoạt động "Giờ Trái Đất" và mức độ ảnh hưởng.

+ Phần 3: Còn lại: Sự phát triển hưởng ứng của mọi người trên thế giới với Chiến dịch "Giờ Trái Đất"

3.2 Câu 2 trang 99 sgk văn 6/1 Cánh diều:

‘Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự thời gian. Hãy nêu các mốc thời gian được nhắc đến và tóm tắt thông tin chính tương ứng với mỗi mốc thời gian đó.”

Các mốc thời gian được nhắc đến trong văn bản Giờ Trái đất và tóm tắt thông tin chính tương ứng với mỗi mốc thời gian đó:

- Năm 2004: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) của Úc tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền.

- Năm 2005: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) và Công ty Lê-ô Bớc-nét Xít-ni xây dựng 1 dự án lớn tên “Tiếng tắt lớn”

- Năm 2006: “Giờ Trái Đất” được ra đời.

- Ngày 31 tháng 3 năm 2007: Sự kiện Giờ Trái Đất đầu tiên được tổ chức tại Sydney, Úc. 2,2 triệu người dân và 2.100 doanh nghiệp đã tắt đèn trong một giờ để hưởng ứng chiến dịch.

- 29-3- 2008: Giờ Trái Đất mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Hơn 50 triệu người ở 371 thành phố và thị trấn thuộc hơn 35 quốc gia đã tham gia.

- Năm 2009: Giờ Trái Đất tiếp tục phát triển và thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người trên khắp thế giới.

- - Cuối năm 2009: Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc diễn ra với sự tham gia của 192 nước, trong đó có Việt Nam.

- Các năm tiếp theo: Giờ Trái Đất trở thành một phong trào toàn cầu, với sự tham gia của hàng tỷ người và hàng ngàn thành phố.

>> Xem thêm: Soạn văn 6 Cánh diều

3.3 Câu 3 trang 99 sgk văn 6/1 Cánh diều:

“Văn bản trên sử dụng những phương tiện nào để cung cấp thông tin cho người đọc? Việc kết hợp các phương tiện đó có hiệu quả như thế nào?”

* Văn bản "Giờ Trái Đất" trong chương trình Ngữ văn 6 sách Cánh diều sử dụng phối hợp nhiều phương tiện để cung cấp thông tin cho người đọc, bao gồm:

- Ngôn ngữ:

+ Câu trần thuật: Văn bản sử dụng nhiều câu trần thuật để trình bày các sự kiện, thông tin một cách khách quan, rõ ràng và dễ hiểu. Ví dụ: "Năm 2007, Giờ Trái Đất đầu tiên được tổ chức tại Sydney, Úc."

+ Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn: Việc sử dụng các trạng ngữ này giúp người đọc dễ dàng hình dung được thời gian và địa điểm diễn ra các sự kiện, từ đó nắm bắt thông tin một cách chính xác và có hệ thống. Ví dụ: "Ngày 31 tháng 3 năm 2007", "tại Sydney, Úc".

+ Ngôn ngữ khoa học, chính xác: Văn bản sử dụng ngôn ngữ khoa học, chính xác để diễn đạt các khái niệm, thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường. Ví dụ: "Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF)", "biến đổi khí hậu".

- Hình ảnh  minh họa: Văn bản có thể sử dụng hình ảnh minh họa về các hoạt động Giờ Trái Đất, biểu tượng của sự kiện, hoặc hình ảnh về Trái Đất để tăng tính trực quan, sinh động và thu hút sự chú ý của người đọc.

* Việc kết hợp các phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh trong văn bản đã có hiệu quả to lớn:

- Ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc kết hợp với hình ảnh trực quan giúp người đọc dễ dàng tiếp thu và hiểu được nội dung của văn bản.

- Các thông tin được trình bày một cách khoa học, chính xác cùng với hình ảnh minh họa sinh động giúp tăng tính thuyết phục của văn bản, khiến người đọc tin tưởng vào những thông tin được cung cấp.

- Hình ảnh về Trái Đất, về các hoạt động Giờ Trái Đất có thể khơi gợi cảm xúc, ý thức trách nhiệm của người đọc đối với vấn đề bảo vệ môi trường.

3.4 Câu 4 trang 99 sgk văn 6/1 Cánh diều:

“Thông tin từ văn bản trên có ý nghĩa gì đối với bản thân em? Chỉ ra ít nhất một việc em sẽ làm để thể hiện ý nghĩa đó.”

- Thông tin từ văn bản "Giờ Trái Đất" có ý nghĩa rất lớn đối với em, giúp em nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Cụ thể:

+ Văn bản cho em thấy rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến tất cả mọi người và cần có sự chung tay của cả cộng đồng để giải quyết.

+ Giờ Trái Đất không chỉ là một sự kiện mang tính biểu tượng mà còn là lời kêu gọi hành động mạnh mẽ. Em hiểu rằng mỗi hành động nhỏ bé của mỗi người đều có thể góp phần tạo nên sự khác biệt lớn.

+ Văn bản giúp em ý thức được trách nhiệm của mình đối với môi trường và hành tinh. Em cảm thấy cần phải hành động để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.

- Việc em sẽ làm để thể hiện ý nghĩa đó: Em sẽ cố gắng sử dụng điện, nước một cách tiết kiệm nhất có thể trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, em sẽ tắt đèn khi ra khỏi phòng, rút phích cắm các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng Soạn bài Giờ Trái Đất| Văn 6 Cánh diều. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử ra đời, quá trình phát triển và những thông điệp ý nghĩa mà Giờ Trái Đất muốn truyền tải. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Hotline: 0987810990