img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Nam quốc sơn hà văn 8 kết nối tri thức + chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 14:33 20/02/2024 5,764 Tag Lớp 8

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Nam quốc sơn hà, cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa sách Ngữ Văn 8 kết nối tri thức và chân trời sáng tạo để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Nam quốc sơn hà văn 8 kết nối tri thức + chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Nam quốc sơn hà sách kết nối tri thức

1.1 Câu 1 trang 70 SGK Văn 8/1 Kết nối tri thức

Bài thơ Nam quốc sơn hà được coi là bản “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của đất nước Việt Nam ta. Em đã hiểu thế nào là bản “tuyên ngôn độc lập”?

Lời giải chi tiết:

“Tuyên ngôn độc lập” hay còn được biết đến là lời tuyên bố về chủ quyền của một đất nước, của cả một dân tộc và khẳng định rằng không một thế lực nào có thể được phép xâm phạm vào quyền độc lập của đất nước ấy.

1.2 Câu 2 trang 70 SGK Văn 8/1 Kết nối tri thức

Từ “cư” ở trong nguyên tác có thể được dịch là “ngự” (cai quản), cũng có thể được dịch là “ở” (cư trú). Theo em, cách dịch nghĩa nào sẽ thể hiện được rõ nhất tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập” hơn? Hãy lí giải thêm về ý kiến của em.

Lời giải chi tiết:

Theo cá nhân em, cách dịch nghĩa "ngự" (cai quản) sẽ thỏa đáng hơn trong trường hợp này bởi vì vua của một nước nên sử dụng chữ này có nghĩa là người đứng đầu của một quốc gia và cần phải có trách nhiệm cai quản và vận hành trơn tru cả một đất nước chứ không phải chỉ đơn giản là một người bình thường sinh sống ở đó, từ “ở” (cư trú) sẽ không bao hàm được hết ý nghĩa nguyên tác của bài thơ này.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

1.3 Câu 3 trang 70 SGK Văn 8/1 Kết nối tri thức

Để có thể khẳng định được chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào trong bài thơ?

Lời giải chi tiết:

Để có thể khẳng định được chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ sau đây:

+ Sông núi ở nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa rằng là ở phương Bắc thì sẽ vua Bắc ở. Đất nơi nào sẽ có vua nơi ấy cai quản. Đó là chính là sự hiển nhiên tất yếu và không ai được phép xâm phạm của ai → chân lý của cuộc đời.

+ Trong đời sống và tín ngưỡng của người Việt Nam và Trung Quốc, bầu trời là biểu tượng của sức mạnh tối thượng, là nơi quyết định và chi phối mọi sự vật. Vị trí lãnh thổ của vua Nam, của dân Nam đã được xác định bởi quyết định của thiên địa - một nguyên tắc có nghĩa là không ai được phép vi phạm quy luật thiên nhiên. → chân lý của đất trời.

→ Việc tuyên bố chủ quyền dựa trên những nguyên tắc căn bản của cuộc sống, trên quy luật của thiên nhiên, và trên những điều không thể phủ nhận. Chủ quyền của nước Nam là một sự thật không thể bàn cãi, không thể từ chối.

1.4 Câu 4 trang 70 SGK Văn 8/1 Kết nối tri thức

Theo em, câu thơ cuối đã cảnh báo điều gì đối với bè lũ quân xâm lược? Do đâu mà em có thể khẳng định như vậy?

Lời giải chi tiết:

Câu cuối đã đưa ra lời cảnh cáo tới quân xâm lược là sẽ phải chuốc lấy thất bại, chúng sẽ phải chính mắt chứng kiến được việc thất bại tan tành do chính tay bọn chúng tự gây ra, bởi rằng kẻ đi xâm lược đất nước của một dân tộc khác thì chính là đang làm trái với ý trời. Sự kết thúc của một cuộc chiến tranh phi nghĩa thường dẫn đến thất bại của kẻ xâm lược. Đây là một sự thật lịch sử đã được chứng minh. Câu thơ cuối cùng thể hiện niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của dân tộc, một chiến thắng không thể tránh khỏi.

1.5 Câu 5 trang 71 SGK Văn 8/1 Kết nối tri thức

Câu thơ nào ở trong bài thơ đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Tại vì sao?

Lời giải chi tiết:

Câu thơ khiến em cảm thấy ấn tượng nhất trong bài thơ đó là câu thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” vì đây câu khai mở về vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất Đại Việt thì cần phải do người dân của Đại Việt cai quản, sinh sống và đó là lẽ tất nhiên của đất trời. Ý thơ đã nhằm khẳng định được tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với các đất nước láng giềng, bằng khẩu khí đầy tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn của dân tộc sâu sắc.

1.6 Câu 6 trang 71 SGK Văn 8/1 Kết nối tri thức

Em đã rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi được học bài thơ này?

Lời giải chi tiết:

Tác phẩm 'Nam quốc sơn hà' được coi là biểu tượng của tinh thần độc lập và lòng dũng cảm của dân tộc trong quá trình xây dựng quốc gia độc lập. Được hình thành dưới tác động của bầu không khí đầy khí phách và lòng yêu nước, bài thơ này thể hiện sự khát khao lớn lao của nhân dân. Sau khi đọc xong, người đọc nhận ra trách nhiệm bảo vệ chủ quyền dân tộc trước mọi mối đe dọa và thách thức từ kẻ thù xâm lược.

2. Soạn bài Nam quốc sơn hà sách chân trời sáng tạo

2.1 Chuẩn bị đọc 

Tìm đọc thêm những thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Tống của triều đại nhà Lý và trận chiến dọc phòng tuyến trên sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của lãnh đạo Lý Thường Kiệt (năm 1077).

Lời giải chi tiết:

Trận đánh trên sông Như Nguyệt là một trận đánh rất lớn diễn ra tại một khúc trên sông Như Nguyệt (hay ngày nay là sông Cầu) vào thời gian năm 1077. Đây chính là trận đánh mang tính chất quyết định của cuộc Chiến tranh Tống - Việt, 1075-1077, và đây là trận đánh cuối cùng của quân nhà Tống trên đất nước Đại Việt. Trận chiến đã diễn ra kéo dài trong nhiều tháng, kết thúc bằng chiến thắng của quân đội Đại Việt ta và gây ra biết bao thiệt hại nhân mạng lớn của đội quân Tống, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt xấu xa của họ, buộc họ phải thừa nhận rằng Đại Việt là một quốc gia.

2.2 Trải nghiệm cùng văn bản

Em hiểu như thế nào là “thiên thư”?

Lời giải chi tiết:

- “Thiên” có nghĩa là Trời.

- “Thư” có nghĩa là Sách.

⇒ “Thiên thư” sẽ được hiểu là sách trời.

2.3 Suy ngẫm và phản hồi 

Câu 1 trang 8 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Hãy xác định bố cục của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Bố cục của bài thơ Nam quốc sơn hà có thể được xác định theo hai cách sau:

- Cách 1: có thể chia bố cục của bài thơ thành bốn phần:

+ Khai (câu 1): giới thiệu về vấn đề chủ quyền cùng với giọng điệu rất rõ ràng, cương quyết.

+ Thừa (câu 2): bổ sung thêm ý đã nhắc đến ở câu thứ nhất và giữ liền mạch cảm xúc.

+ Chuyển (câu 3): chuyển ý sang vấn đề xâm lược lãnh thổ nước ta của quân giặc.

+ Hợp (câu 4): khẳng định một kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược vào lãnh thổ của nước Nam.

- Cách 2: cũng có thể chia bố cục bài thơ thành hai phần như:

+ Câu 1 – 2: giới thiệu về vấn đề chủ quyền và khẳng định lại tính tất yếu không thể thay đổi được của chủ quyền đất nước.

+ Câu 3 – 4: cảnh cáo về việc quân giặc sang xâm lược và khẳng định sẽ là một kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi tiến vào xâm lược lãnh thổ của nước Nam.

Câu 2 trang 8 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Theo em, bài thơ đã tuân thủ các quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Luật: Tuân thủ theo quy luật trắc vần bằng

- Số lượng câu: 4

- Số lượng chữ trong câu: 7

- Niêm: Chữ thứ hai của câu câu thứ nhất là “trắc” sẽ niêm với chữ thứ hai của câu thứ 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu thứ 2 là thanh “bằng” sẽ niêm với chữ thứ hai của câu thứ 3 cũng là “bằng”.

- Vần: sẽ chỉ hiệp theo một vần ở trong các câu 1, 2 và 4 (cư – thư – hư)

- Đối: thơ tứ tuyệt không có quy định về đối cụ thể và khắt khe giống như thơ thất ngôn bát cú.

⇒ Kết luận: Bài thơ đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt và tuân thủ luật trắc vần bằng theo luật thời Đường.

Câu 3 trang 8 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Thông qua hai câu thơ đầu, tác giả đã muốn khẳng định điều gì? Từ đó, hãy cho biết:

a. Tác dụng của cách dùng từ, ngắt nhịp ở trong câu: Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

b. Tác dụng của việc nói đến từ “thiên thư” (sách trời) ở trong câu thơ thứ hai.

Lời giải chi tiết:

Hai câu đầu đã giới thiệu về vấn đề chủ quyền và khẳng định được tính tất yếu không thể thay đổi được của chủ quyền đất nước.

a. Câu đầu có thể ngắt nghỉ theo nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. Cách ngắt nhịp ở trong câu theo nhịp 4/3 “Nam quốc sơn hà/ Nam để cư” hoặc “Nam quốc/ sơn hà/ Nam đế cư”: tỏ rõ ra được hai vấn đề quan trọng nhất đó chính là “sông núi nước Nam”, và “vua nước Nam” đã đi liền với nhau ngay ở trong câu mở đầu của bài thơ ấy. Đây chính là cách ngắt nhịp rất tiêu biểu trong thể thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường, tạo nên một âm điệu chậm rãi, trang nghiêm.

b. Việc nói đến từ “thiên thư” (sách trời) ở trong câu thơ thứ hai đã cho thấy được “tính pháp lí” của chủ quyền đất nước đã được ghi rõ, quy định rất rõ bằng văn bản là của “nhà trời”, không phải là chuyện người thường muốn mà có thể thay đổi được và cũng sẽ không thể thay đổi được bằng những hành vi xâm lược.

Câu 4 trang 8 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Ở trong hai câu thơ cuối, tác giả đã nói về điều gì, nói với ai và bằng một thái độ, tình cảm như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Trong hai câu cuối: “Chúng bay hãy chờ xem chúng bay sẽ thất bại như thế nào!”. Tác giả đang truyền đạt thông điệp đầy tinh thần tự hào về dân tộc và tư duy quyết đoán, mạnh mẽ, khẳng định về chủ quyền và tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân.

Câu 5 trang 9 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Nêu lên chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Văn bản này là biểu tượng của niềm tin vào sức mạnh của chính nghĩa và được coi là tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Nó đã khẳng định quyền lãnh thổ của quốc gia và thể hiện ý chí kiên quyết trong việc bảo vệ chủ quyền trước mọi đối thủ xâm lược. Tuy nhiên, qua từng dòng văn, chúng ta cũng cảm nhận được những dòng cảm xúc, tâm trạng sâu sắc của tác giả. Đó là tình yêu nước mãnh liệt, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc và ý thức về chủ quyền của dân tộc.

Câu 6 trang 9 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Nam quốc sơn hà thường được xem như là một “bản tuyên ngôn độc lập” bằng thơ trong văn học của Việt Nam và còn được gọi là bài thơ “Thần”. Hãy phát biểu ý kiến của cá nhân em về điều này.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ 'Nam quốc sơn hà' thường được coi như một 'bản tuyên ngôn độc lập' dưới dạng thơ trong văn học Việt Nam và còn được biết đến với tên gọi 'Thần'. Trong tác phẩm này, tác giả thể hiện sự tự hào và tự tôn của dân tộc, cũng như ý thức sâu sắc về việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của quốc gia. Đồng thời, bài thơ cũng tôn vinh truyền thống anh hùng của dân tộc, những người đã từng hy sinh để bảo vệ đất nước qua hàng nghìn năm lịch sử.

Câu 7 trang 9 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Nêu lên một số dẫn chứng để lấy từ lịch sử hoặc từ những văn chương của nước ta cho thấy được tinh thần và ý chí về độc lập chủ quyền đã trở thành một trong những truyền thống đầy vẻ vang của dân tộc.

Lời giải chi tiết:

Văn bản “Bình Ngô đại cáo”

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Đến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Để khẳng định tiền đề lý luận vững chắc, Nguyễn Trãi tiếp tục tận dụng chân lý về độc lập dân tộc. Chỉ qua một đoạn thơ ngắn gọn, Nguyễn Trãi đã đưa ra sự đánh giá toàn diện với đầy đủ nhân tố gồm văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán và nhân tài. Trong đoạn trích này, Nguyễn Trãi đã sử dụng các cách diễn đạt sóng đôi để có thể khẳng định “Đại Việt và Trung Hoa là hai dân tộc song song tồn tại”. Những gì đất nước Đại Việt ta có được cũng không kém gì với bề dày lịch sử của đất nước Trung Hoa.

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài soạn bài Nam quốc sơn hà sách Ngữ Văn 8 sách kết nối tri thức và chân trời sáng tạo. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990