img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh| Văn 8 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 14:42 12/03/2024 11,305 Tag Lớp 8

Đối với mỗi con người, có lẽ tình mẫu tử là một trong những tình cảm phải nói là thiêng liêng mà gần gũi nhất. Và tác phẩm Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh là một trong những tác phẩm viết về chủ đề này. Cùng theo dõi phần Soạn bài Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh| Văn 8 tập 2 Cánh diều dưới đây của VUIHOC để tìm hiểu kỹ hơn về tác phẩm này.

Soạn bài Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh| Văn 8 tập 2 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh: Chuẩn bị 

Đọc trước văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư), tìm hiểu thêm về những văn bản nghị luận viết về chủ đề tác phẩm Nắng mới.

Phương pháp giải:

Đọc trước văn bản sau đó tìm hiểu thêm những văn bản có viết về tác phẩm Nắng mới

Lời giải chi tiết:

Một số văn bản nghị luận viết về tác phẩm Nắng mới:

https://www.qdnd.vn/van-hoa/sach/nang-moi-thi-pham-hay-ve-nguoi-me-709974

2. Soạn bài Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh: Đọc hiểu

2.1 Người viết đã bàn về những yếu tố nào ở trong bài thơ của phần (1)?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại phần (1)

Lời giải chi tiết:

Người viết đã bàn đến những yếu tố đó là mô típ của bài thơ.

2.2 Nội dung trong các phần 2 và 3 đã làm rõ hơn cho nhan đề của văn bản như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại phần (2) và (3)

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính ở trong tác phẩm ở những mục 2 và 3 đã góp phần giúp cụ thể hóa nội dung phần đề cập ở trong nhan đề của bài thơ. Người viết đã mở ra cho người đọc về một cái nhìn cụ thể hơn, chi tiết hơn, để từ đó, hiểu kỹ hơn về cụm từ "nắng mới" xuất hiện ở trong bài thơ.

2.3 Phần 5 trong văn bản đã khái quát vấn đề nghị luận như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại phần (5)

Lời giải chi tiết:

Nắng mới là một bài thơ hết sức thành thực về một tâm hồn chất chứa sự mơ mộng.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 cánh diều

3. Soạn bài Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 94 SGK Văn 8/2 cánh diều

Vấn đề trọng tâm mà bài viết này muốn nêu lên là gì? Những yếu tố nào đã giúp cho người đọc có thể xác định nhanh được vấn đề ấy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ văn bản

Lời giải chi tiết:

Vấn đề trọng tâm mà bài viết này đã nêu lên chính là làm rõ được chi tiết nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh ở trong bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư.

Nhan đề chính là yếu tố giúp cho người đọc có thể xác định nhanh được vấn đề ấy.

3.2 Câu 2 trang 94 SGK Văn 8/2 cánh diều

Hệ thống luận điểm ở bài viết đã được triển khai như thế nào (chú ý vào nhan đề, bố cục bài viết cùng với lí lẽ và bằng chứng đã được sử dụng cho mỗi luận điểm)?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ văn bản

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề bao quát được toàn bộ nội dung của bài.

- Bố cục của bài viết:

+ Phần 1: Hồn thơ ở trong bài thơ Nắng mới.

+ Phần 2: Chi tiết "Nắng mới" cùng với cái "áo đỏ" ở trong bài thơ Nắng mới.

+ Phần 3: Nét cười ở trong bài thơ Nắng mới.

+ Phần 4: Khái quát lại toàn bộ nội dung của bài.

Luận điểm

Lý lẽ

Bằng chứng

Nắng mới đã hội tụ được tất cả những vẻ đẹp ở nơi tâm hồn thơ tác giả Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu ở trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan ở trên mặt giấy.

Nắng mới đã rọi vào cái tình cảm muôn thuở mà bao giờ cũng mới mẻ.

- Mô típ của bài thơ.

- Chủ thể ở trong bài thơ.
 

Hai chữ "nắng mới" vừa được ghi nhận ở một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy của thời gian, lại vừa diễn tả không gian.

Thời điểm ấy, trong cuộc đời mỗi con người, cuộc sống một gia đình, dễ nhớ kĩ, nhớ sâu lắm. Bởi nó gắn với sự bừng nở, sự rộng rãi, phơi phóng. Nỗi nhớ của Lưu Trọng Lư cũng được gợi lên từ đó. Song có một điều lạ: Nắng mới lúc này sao mà buồn, mà mung lung đến thế.
 

Phân tích chi tiết hai khổ thơ: "Mỗi lần nắng mới hắt bên song... những ngày không." cùng với "Tôi nhớ mẹ tôi...trước giậu phơi."

+ Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.

+  Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.
 

Mẹ chính là tâm điểm của nỗi nhớ về tuổi thơ ở trong nắng mới, là nét son xuất hiện trong "những ngày không" đi theo suốt cuộc đời với nhà thơ.
 
Dáng vào ra của người mẹ như đang hiện lên rõ rệt trong tâm tưởng đứa con đa cảm.
 

- Phân tích về khổ thơ:
Hình dáng me tôi chửa xóa mờ

Vẫn còn mường tượng lúc vào ra:

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.


- So sánh với bài thơ của tác giả Hoàng Cầm.
 

 

3.3 Câu 3 trang 94 SGK Văn 8/2 cánh diều

Những nhận xét dưới đây nói về cách thức thể hiện của văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của tác giả Lưu Trọng Lư) là đúng hay là sai? Tại sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ văn bản

Lời giải chi tiết:

a. Đúng. Bài được chia thành những luận điểm cụ thể cùng với lí lẽ và dẫn chứng đầy đủ khiến cho người đọc dễ dàng theo dõi được.

b. Đúng. Ở mỗi luận điểm, tác giả đều đã trích dẫn những câu thơ cụ thể sau đó phân tích chúng nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm ấy. Trong mỗi bài luận điểm đều để ý đến việc phân tích những chi tiết, hình ảnh và giọng điệu của bài thơ.

c. Đúng. Có sự so sánh với thơ của tác giả Hoàng Cẩm.

d. Sai. Bài phân tích ít sử dụng đến những biện pháp tu từ.

3.4 Câu 4 trang 94 SGK Văn 8/2 cánh diều

So với lúc đọc bài thơ Nắng mới (Bài 2), văn bản nghị luận đó giúp cho em có thêm hiểu biết gì về nội dung hay nghệ thuật của bài thơ?

Phương pháp giải:

Trả lời dựa theo ý hiểu của bản thân

Lời giải chi tiết:

Sau khi đọc toàn bộ văn bản nghị luận này, em thấy rằng mình đã hiểu sâu hơn về nội dung lẫn nghệ thuật của bài thơ Nắng mới đồng thời cũng thấy rõ được hơn về tài năng của nhà thơ Lưu Trọng Lư

3.5 Câu 5 trang 94 SGK Văn 8/2 cánh diều

Hãy nêu đoạn văn mà em cảm thấy yêu thích nhất ở trong bài nghị luận văn học này và trình bày ra lí do khiến em cảm thấy yêu thích.

Phương pháp giải:

Chọn ra đoạn văn mà em cảm thấy yêu thích nhất

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn mà em cảm thấy thích nhất đó là: “Ai từng ở làng quê mới thấy những trưa hè tĩnh lặng, trống vắng đến dường nào. Cái động của tiếng gà trưa xao xác chỉ thêm rõ cái tĩnh, vẻ mung lung mà thôi. Các từ láy “xao xác”, “não nùng”, “chập chờn” gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm, một tâm trạng quạnh hiu, xa vắng. “Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng” – nhịp điệu thơ trôi nhẹ như ru hồn về một thời xa xăm. Chữ “ngày không” đầy sức gợi. Nó tương tự như “chiều thưa” trong “Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần” ở bài Thơ duyên của Xuân Diệu. Phải chăng đó là những ngày vắng lặng, đơn điệu, chẳng có sự kiện gì đáng nhớ? Mà chính vì thế, hình dáng, việc làm của người mẹ ở những “ngày không” càng ám ảnh đứa con đa cảm. “Mỗi lần” lại nhắc nhớ “mỗi lần”. Nói là “chập chờn sống lại” nhưng người con nhớ rõ lắm. Nhớ tiếng reo của nắng mới tưng bừng ngoài nội.”

Đoạn trích ấy đã phân tích được chi tiết về khổ thơ:

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.

Việc phân tích này giúp làm nổi bật được cái tĩnh lặng của khung cảnh làng quê vào buổi trưa, cái nhịp điệu hết sức nhẹ nhàng của bài thơ thông qua việc phân tích từ ngữ và giọng điệu thơ. Đoạn văn đó cũng có sự so sánh và mở rộng với những tác phẩm khác giúp cho bài phân tích trở nên sinh động và thú vị hơn rất nhiều.

Trên đây là toàn bộ phần soạn bài Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh Văn 8 tập 2 Cánh diều. Tác phẩm Nắng mới đã hội tụ được rất nhiều vẻ đẹp ở nơi tâm hồn thơ của tác giả Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu ở trong cõi mộng, cứ để cho lòng mình tràn lan ở trên mặt giấy. Ngoài bài soạn này, nếu các em cần tham khảo những bài soạn khác không chỉ trong chương trình ngữ văn mà kể cả những bài soạn khác thuộc các môn học khác nói chung, các em hãy nhanh tay truy cập vào website chính thức của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể tự đăng ký khoá học cho mình một cách nhanh chóng và được trực tiếp giảng dạy những dạng bài tập thường gặp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng nhiệt huyết.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990