img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Người thầy đầu tiên| Văn 8 tập 2 cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 14:43 07/03/2024 5,412 Tag Lớp 8

Tác phẩm người thầy đầu tiên đã ca ngợi về người thầy Đuy-sen với những tâm huyết cùng sự tận tụy và tình cảm mà thầy dành cho các em học sinh của mình, đặc biệt là cô bé An-tư-nai. Người thầy Đuy-sen đã làm thay đổi cuộc đời của cô bé An-tư-nai, người đã vun trồng được ước mơ và hy vọng cho những học trò nhỏ.

Soạn bài Người thầy đầu tiên| Văn 8 tập 2 cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Người thầy đầu tiên: Chuẩn bị

1.1 Tìm hiểu về nhà văn Trin-gi-dơ Ai-ma-tốp

Chingiz Aitmatov (sinh năm 1928, mất năm 2008) là một nhà văn học và chính trị gia người Kyrgyzstan. Ông được biết tới là một trong những nhà văn hàng đầu Kyrgyzstan và đã viết rất nhiều tác phẩm văn học có sức ảnh hưởng lớn đến văn hóa và xã hội của Kyrgyzstan và nhiều nước khác ở trên thế giới.


 

1.2 Bối cảnh ra đời của tác phẩm

Đây là tác phẩm được sáng tác vào năm 1962, lấy bối cảnh từ cuộc sống ở một vùng Quê miền núi còn vô cùng lạc hậu ở Cư-rơ-gư-đơ-xtan vào đầu những năm thế kỉ XX. Nhân vật chính tên là An-tu-nai, một cô bé mồ côi, phải sống ở nhà chú thím, bị đối xử vô cùng tàn nhẫn.

2. Soạn bài Người thầy đầu tiên: Đọc hiểu 

2.1 Nguyên nhân nào đã khiến cho nhân vật “tôi” thấy “lặng người đi vì kinh hãi”?

Phương pháp giải:

Đọc thật kĩ đoạn văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân khiến cho nhân vật "tôi" thấy "lặng người đi vì kinh hãi" là do cô bé nhận ra điều mà thím cô đang muốn làm với cô.

2.2 Ý nghĩa trong việc trồng hai cây phong là gì?

Phương pháp giải:

Đọc thật kĩ đoạn văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Hai cây phong được gửi gắm với biết bao ước mơ và hi vọng về một thế hệ trẻ và thế hệ mới sẽ làm thay đổi cho làng Ku-ku-rêu. Hai cây phong chính là sự hiện thân vô cùng xúc động cho khoảng trời thơ ấu nghĩa tình, là nơi lưu giữ lại những kỉ niệm của biết bao nhiêu thế hệ học trò ở làng Ku-ku-rêu bé nhỏ.

2.3 Chú ý vào tâm trạng và tình cảm của nhân vật An-tư-nai đối với người thầy.

Phương pháp giải:

Đọc thật kĩ đoạn văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Tâm trạng: bồi hồi và xúc động.

- Tình cảm: trân trọng và kính mến người thầy.

2.4 Hình dung tình huống và sự việc có thể xảy ra trong phần (2).

Phương pháp giải:

Đọc thật kĩ đoạn văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Tình huống đó là những suy nghĩ miên man của nhân vật tôi về việc không biết đến ngày sau sẽ ra sao.

2.5 Chú ý vào ngôn ngữ và hành động của những nhân vật.

Phương pháp giải:

Đọc thật kĩ đoạn văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Ngôn ngữ cùng với hành động:

+ Thầy Đuy-sen: lời nói nhẹ nhàng và ân cần.

+ Thím An-tư-nai: cư xử thô lỗ cùng với lời nói khó nghe.

2.6 Điều gì đã bất ngờ xảy ra?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn bản ứng với câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Điều bất ngờ đã xảy ra đó chính là việc thầy giáo Đuy-sen xuất hiện cùng với hai viên cảnh sát.

2.7 Chú ý vào ngôn ngữ và hành động của thầy Đuy-sen.

Phương pháp giải:

Đọc thật kĩ đoạn văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Thầy Đuy-sen đã giận dữ, nóng nảy và có những hành động vô cùng dứt khoát.

2.8 Những lời nhân vật “tôi” thì thầm mang ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Đọc thật kĩ đoạn văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật "tôi" muốn được nghe theo lời thầy Đuy-sen, muốn quên hết đi những điều tủi nhục mà mình đã phải chịu trong những ngày bị bắt. Cô muốn trở nên thật trong sạch và muốn bắt đầu lại cuộc đời của mình.

2.9 Phần (3) là những lời tâm sự của nhân vật An-tư-nai vào thời điểm nào?

Phương pháp giải:

Đọc thật kĩ đoạn văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Phần 3 là những lời tâm sự của nhân vật An-tư-nai vào thời điểm cô đã trưởng thành và đã lớn.

3. Soạn bài Người thầy đầu tiên: Trả lời câu hỏi cuối bài

3.1 Câu 1 trang 26 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Đoạn trích Người thầy đầu tiên kể về câu chuyện gì? Truyện được kể bằng ngôi thứ mấy? Ngôi kể đó có tác dụng như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Văn bản Người thầy đầu tiên kể về một người thầy giáo tên là Đuy-sen hết lòng vì học trò của mình cùng với cô học trò An-tư-nai vô cùng thông minh lanh lợi. Qua đó người đọc có thể thấy được tình cảm thầy trò thực sự cao quý và thiêng liêng.

Truyện được kể bằng ngôi kể thứ nhất làm cho người đọc có thể nắm bắt được tâm trạng nhân vật một cách sâu sắc, chân thật, sinh động và gần gũi hơn. => Bộc bạch trực tiếp và chân thực cảm xúc của nhân vật.

3.2 Câu 2 trang 26 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Tóm tắt nội dung chính của mỗi phần được đánh số ở trong văn bản. Nội dung của phần (3) cho biết về khác biệt như thế nào về thời gian kể chuyện so với hai phần phía trước? Câu văn nào thể hiện điều đó?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ sau đó tóm tắt nội dung chính

Lời giải chi tiết:

- Tóm tắt nội dung chính của mỗi phần:

+ Phần 1: An-tư-nai được thầy Đuy-sen giúp đỡ hết mực, cho ở cùng mình tại nhà bác Ka-tai-bai để tránh khỏi người thím vô cùng độc ác muốn gả cô đi. Suốt đêm ấy, An-tư-nai cứ bồn chồn và lo lắng không sao có thể ngủ được. Để giúp cho cô thoát ra được những suy nghĩ đen tối, chính thầy Đuy-sen đã cùng cô trồng hai cây và gieo trong cô những hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

+ Phần 2: Thím của An-tư-mai dẫn người tới trường học và muốn cướp cô đi. Thầy Đuy-sen đã chống trả lại lũ người kia và cũng bị đánh trọng thương, An-tư-mai thì đã bị bắt đi. Cô bé tìm mọi cách để trốn đi và thầy Đuy-sen đã xuất hiện cùng với hai viên cảnh sát. An-tư-nai sau đó được cứu ra. Thầy Đuy-sen lại một lần nữa phải khuyên bảo cô quên đi những tháng ngày đen tối và xây dựng cho An-tư-nai niềm hy vọng mới. Dưới làn nước suối, An-tư-mai muốn gột sạch mình, một lần nữa tràn đầy niềm hy vọng vào cuộc sống.

+ Phần 3: Những suy nghĩ, tình cảm và lòng biết ơn của nhân vật An-tư-mai đối với thầy Đuy-sen.

- Nội dung phần 3 thể hiện sự khác biệt về thời gian so với những phần khác: thời gian ở trong phần 3 là tương lai rất xa so với thời điểm mà sự việc ở phần 1 và phần 2 đã xảy ra. Thời gian ở trong nội dung phần 3 chính là thời gian An-tư-nai đã lớn và trưởng thành.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Cánh diều

3.3 Câu 3 trang 26 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Hãy dẫn ra một vài câu văn thể hiện suy nghĩ, tình cảm và mong muốn của thầy Đuy-sen khi trồng hai cây phong nhỏ.

Phương pháp giải:

Đọc sau đó chỉ ra những câu văn thể hiện suy nghĩ, tình cảm và mong muốn của thầy Đuy-sen khi trồng hai cây phong nhỏ.

Lời giải chi tiết:

Một vài câu văn thể hiện suy nghĩ, tình cảm và mong muốn của thầy Đuy-sen khi trồng hai cây phong nhỏ đó là:

"Rồi em sẽ thấy hai cây phong của chúng ta đẹp đến nhường nào! Chúng nó sẽ đứng trên ngọn đồi này, sát cánh nhau như hai anh em. Và mọi người sẽ luôn luôn nhìn thấy chúng và những người lành sẽ thấy lòng vui lên khi nhìn thấy chúng. Đến khi ấy cả cuộc sống cũng sẽ khác, An-tư-nai ạ. Tất cả những gì đẹp nhất đều hãy còn ở phía trước..."

3.4 Câu 4 trang 26 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Phân tích nhân vật thầy Đuy-sen ở trong đoạn trích Người thầy đầu tiên.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản sau đó phân tích nhân vật thầy Đuy-sen

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh một người thầy đáng kính và tốt bụng là cảm nhận sâu sắc nhất trong mỗi chúng ta khi đọc tác phẩm này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai, thầy Đuy-sen còn rất trẻ. Học vấn của thầy lúc ấy chưa cao, nhưng trái tim của thầy dạt dào tình nhân ái cùng với sự sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy đã lao động hằng tháng trời, nào thì phạt cỏ, trát lại vách, rồi sửa cánh cửa và quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang tàn đã lâu ngày thành một trường học khiêm tốn nằm bên hẻm núi, bên cạnh con đường vào ngôi làng nhỏ của người Kir-ghi-di, tại vùng Trung Á nghèo nàn và lạc hậu

Khi An-tư-nai và những người bạn nhỏ tới thăm trường cùng với bao sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy rằng thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen đã “mỉm cười, niềm nở” quệt đi những giọt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi rằng: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước những “vị khách” nhỏ tuổi, thầy đã hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”

Đuy-sen đúng là một người thầy vô cùng vĩ đại, cử chỉ của thầy thì hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói ra những lời ấm áp làm lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới lần đầu gặp các em nhỏ xa lạ mà thầy đã nhìn thấy và đã thấu rõ được cái khao khát muốn học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy thì “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi vào mùa đông..., thầy báo tin vui về trường học đã làm xong và “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay là khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết đến mái trường là gì bằng tất cả tình thương yêu mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Đuy-sen quả là vừa có tài, lại giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài giây phút gặp gỡ cùng với những câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh được tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi gợi trong lòng các em nhỏ người miền núi về niềm khao khát được đi học.

Với An-tư-nai, thầy đã nhìn thấu tâm can em và cảm thông về cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi sau đó khen em với một sự chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói đó cùng với nụ cười hiền hậu của thầy Đuy-sen đã khiến cho cô gái người dân tộc thiểu số bé nhỏ và bất hạnh cũng cảm “thấy lòng ấm hẳn lại”.

Đuy-sen là người thầy đầu tiên cũng là người thầy khai tâm khai sáng cho cô bé An-tư-nai. Thầy hiền hậu và thầy cũng rất yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên ở trong lòng các em một ngọn lửa nhiệt tình khát khao và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh vô cùng tuyệt đẹp của một thầy giáo tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ chính là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng tươi đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta đều được dìu dắt qua rất nhiều thầy và cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn của mỗi chúng ta luôn luôn ghi nhớ về những người thầy hay những Đuy-sen cao đẹp.

3.5 Câu 5 trang 26 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Thông qua cuộc đời của nhân vật An-tư-nai, có thể nêu ra nhận xét gì về số phận của những người phụ nữ được nói đến trong câu chuyện?

Phương pháp giải:

Trả lời dựa theo ý hiểu

Lời giải chi tiết:

Thông qua cuộc đời của nhân vật An-tư-nai, có thể thấy được số phận của những người phụ nữ được nói đến trong câu chuyện vô cùng bất hạnh. Họ bị buộc phải nghe theo sự sắp xếp của người lớn mà không có khả năng phản kháng. Họ bị buộc phải kết hôn từ khi rất sớm.

3.6 Câu 6 trang 26 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Chi tiết hoặc hình ảnh nào ở trong văn bản đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (độ dài khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng đó.

Phương pháp giải:

Lựa chọn và viết đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Văn bản “Người thầy đầu tiên” của tác giả Ai-ma-tốp đã để lại trong em rất nhiều ấn tượng. Chi tiết mà em cảm thấy ấn tượng nhất chính là lúc thầy Đuy-sen sẵn sàng đứng ra để bảo vệ cho học trò của mình. Điều ấy không chỉ cho thấy được về tình cảm chân quý mà người thầy dành cho những nữ sinh mà nó còn thể hiện được sự tiến bộ trong nhận thức của thầy. Trước hoàn cảnh của xã hội đất nước Cư-rơ-gư-xtan thời bấy giờ, phụ nữ đều không được coi trọng và việc để cho phụ nữ đi học lại càng không. Thầy Đuy-sen đã dũng cảm đứng lên để chống lại những suy nghĩ lạc hậu ấy để bảo vệ cho học trò của mình. Chính sự dũng cảm đó đã cứu rỗi được cả cuộc đời của cô bé An-tư-nai, nhờ vào sự giúp đỡ của thầy mà sau này An-tư-nai đã trở thành một người vô cùng có ích cho xã hội, khẳng định về vị thế của người phụ nữ trong xã hội.

Thông qua Soạn bài Người thầy đầu tiên, các em có thể thấy được hình ảnh một người thầy vô cùng đáng kính dám đứng lên đấu tranh cho phụ nữ, cố gắng khơi gợi trong tâm hồn những đứa trẻ miền núi khao khát được đi học. Cùng tìm hiểu truyện ngắn cùng VUIHOC để nắm được nghệ thuật và nội dung vô cùng ý nghĩa ấy. Ngoài bài soạn này ra, khi muốn tham khảo bất kỳ bài soạn nào khác ở trong chương trình ngữ văn nói riêng hoặc những bài soạn khác trong môn học khác nói chung, các em hãy truy cập vào website của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể  đăng ký khoá học một cách nhanh chóng và được giảng bài trực tiếp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng nhiệt huyết.

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990