img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp| Văn 7 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 17:02 06/05/2024 2,600 Tag Lớp 7

Những cái nhìn hạn hẹp gồm hai câu chuyện là Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng dạy cho ta bài học thiết yếu về việc cần mở rộng tầm nhìn, đánh giá khách quan sự việc. Hãy cùng VUIHOC theo dõi bài soạn cụ thể dưới đây để hiểu rõ hơn về bài học này.

Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp| Văn 7 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp: Chuẩn bị đọc 

1.1 Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau. 

Phương pháp giải:

Liên hệ với thực tế, câu chuyện mà em từng chứng kiến.

Lời giải chi tiết:

Bầu trời khi được nhìn từ các vị trí khác nhau thì sẽ có những vẻ đẹp, những điều khác biệt:

+ Khi em nhìn bầu trời ở dưới thấp: bầu trời cao và rộng bao la. Những đám mây trôi lững lờ và bàn tay em khó có thể chạm tới.

+ Khi em nhìn bầu trời ở trên cao: bầu trời trở nên gần hơn bao giờ hết, cảm giác như mình chạm đến được tận mây xanh vậy.

1.2 Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa?

Phương pháp giải:

Em cần phải nhớ lại các bộ phim, truyện tranh, sách báo mà có xuất hiện hình ảnh các ông thầy bói.

Lời giải chi tiết:

Theo hình dung của em thì các ông thầy bói ngày xưa thường là những người già- những người đã đứng tuổi. Họ luôn đeo một cặp kính màu đen, mặc những trang phục xưa như áo dài the đen. Ngoài ra, vật bất ly thân trên tay họ có thể là: quyển sách, mấy đồng xu, quẻ bói hay mai rùa để bói theo kinh dịch hay mai hoa dịch số. Bên cạnh họ còn có nghiên mực và bút dùng để viết và giải quẻ xăm. Họ thường ngồi trên một tấm chiếu cũ và hành nghề ở đền, chùa, miếu, những nơi linh thiêng và có người qua lại...

>> Xem thêm: Soạn văn 7 chân trời sáng tạo

2. Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp: Trải nghiệm cùng văn bản 

2.1 Do đâu mà chú ếch này “cứ tưởng” trời “là cái vung”, còn mình “là chúa tể”?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản Ếch ngồi đáy giếng

Lời giải chi tiết:

Chú ếch này “cứ tưởng” trời “là cái vung nhỏ bé”, còn chú ta chính  “là chúa tể” vì chú đã sống lâu ngày trong một cái giếng. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ, dễ bắt nạt. Chính vì vậy hễ nó cất kiếng kêu ồm ộp là những con vật kia hoảng sợ.

2.2 “Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ như thế nào? 

Phương pháp giải:

Đọc thật kĩ văn bản “Thầy bói xem voi”.

Lời giải chi tiết:

“Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ mó” thì kết quả sẽ không những không được rõ ràng mà còn sẽ thiếu đi sự chính xác. Do đó mỗi người sẽ có một nhận định khác nhau.

3. Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp: Suy ngẫm và phản hồi 

3.1 Câu 1 trang 35 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo:

Tóm tắt nội dung và xác định đề tài của hai văn bản trên

Phương pháp giải:

Dựa vào văn bản, em hãy cố gắng tìm ra những chi tiết chính và tóm tắt lại, dựa vào kiến thức em đã biết và phần tri thức Ngữ văn để xác định đề tài.

Lời giải chi tiết:

 

Tóm tắt

Đề tài

Ếch ngồi đáy giếng

Một con ếch lâu năm sống trong một chiếc giếng. Nó luôn có suy nghĩ rằng mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Mỗi khi cất tiếng kêu, thấy các con vật bé nhỏ xung quanh đều khiếp sợ, ếch ta tưởng mình là chúa tể thế giới, trung tâm của vũ trụ. Đến khi bị một cơn mưa to khiến nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp dí.

Phê phán thói huênh hoang, kiêu ngạo. Quan trọng hơn cả là tầm hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì. Bài học về tính khiêm nhường, không được chủ quan và luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi cũng như chủ động mở rộng tầm hiểu biết.

Thầy bói xem voi

Năm ông thầy bói mù góp tiền lại với nhau để biếu người quản tượng để được cho xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của con voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tua tủa như cái chổi sể cùn. Chính vì mỗi người một ý nên năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.

Phải biết nhìn sự vật dưới cái nhìn khách quan, toàn diện nhất có thể; không nên nhìn nhận mọi việc với cái nhìn phiến diện, một chiều.

 

3.2 Câu 2 trang 35 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo:

Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn (SGK trang 32) và tóm tắt câu chuyện để tìm ra chi tiết thể hiện hành động sai lầm từ đó suy luận ra tình huống truyện

Lời giải chi tiết:

Tình huống trong văn bản:

- Ếch ngồi đáy giếng: khi bị nước đẩy lên mặt đất, con ếch lâu năm “ngồi đáy giếng” không có gì thay đổi mà vẫn quen thói nhâng nháo tự phụ,  xem bầu trời là cái vung và bản thân là chúa tể nên đã bị một con trâu giẫm chết tươi. 

- Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù rủ nhau xem thử con voi có hình thù như thế nào. Bởi vì mỗi người sờ một bộ phận khác nhau và mỗi người lại một ý không ai chịu nhường ai dẫn đến đánh nhau toác đầu chảy máu.

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

3.3 Câu 3 trang 36 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo:

Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi). Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại những chi tiết miêu tả từng nhân vật, nêu ấn tượng của bản thân em về những nhân vật đó. Từ đó rút ra những đặc điểm chung nhất của các nhân vật trong truyện ngụ ngôn\

Lời giải chi tiết:

- Ếch ngồi đáy giếng: là một con vật nhỏ bé, không những có thói kiêu căng, ngạo mạn, mà còn nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp, thiếu hiểu biết, suy nghĩ nông nổi.

- Thầy bói xem voi: Là những người bị mù, rảnh rỗi, không có việc gì làm. Họ còn thiếu sự hiểu biết, bảo thủ, luôn cho mình là đúng. Hơn cả là không tôn trọng ý kiến người khác, không biết lắng nghe.

- Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm của nhân vật trong truyện ngụ ngôn là: 

+ Nhân vật xuất hiện trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật hoặc con người.

+ Các nhân vật thường không có tên riêng mà sẽ được tác giả gọi bằng các danh từ như: con ếch, cua, ốc, thầy bói,…

+ Các nhân vật cũng không được tác giả miêu tả quá chi tiết về ngoại hình của mình

+ Tác giả mượn các nhân vật trong truyện ngụ ngôn để nêu lên một bài học về cách ứng xử hoặc vấn đề đạo đức của con người.

3.4 Câu 4 trang 36 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo

Em rút ra được những bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi?

Phương pháp giải:

Đọc thật kĩ hai văn bản để rút ra bài học

Lời giải chi tiết:

 

Ếch ngồi đáy giếng

Thầy bói xem voi

Bài học rút ra

- Sự quan trọng của hoàn cảnh sống sẽ tác động đáng kể đến lối suy nghĩ, lối sống của mỗi người.

- Phê phán những người có thái độ cao ngạo, tinh tướng và coi thường người khác, chủ quan, suy nghĩ thiếu hiểu biết, nông cạn,…

- Mỗi người cần phải biết khiêm tốn, không được chủ quan, huênh hoang, coi mình là nhất, là trung tâm của xã hội.

- Ở trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì cũng cần có sự thích nghi, luôn luôn tìm tòi, học hỏi và mở rộng tầm hiểu biết của bản thân.

Cách nhìn nhận, đánh giá sự việc trong cuộc sống hàng ngày.

 

- Phải biết nhìn sự vật dưới cái nhìn khách quan, toàn diện nhất; không nên đánh giá mọi việc với cái nhìn phiến diện, một chiều.

 

- Phải có sự thấu hiểu, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác.

 

3.5 Câu 5 trang 36 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo:

Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?

Phương pháp giải:

Dựa vào sự hiểu biết của bản thân em, hoặc những gì đã học về truyện cổ tích hay truyện ngụ ngôn, em hãy đưa ra sự khác nhau về cách đọc hiểu hai thể loại truyện.

Yếu tố

Đọc hiểu truyện ngụ ngôn

Đọc hiểu truyện cổ tích

Cốt truyện

Cần nắm được các loại đặc điểm riêng: xoay xung quanh một hành vi ứng xử, một quan niệm hay một nhận thức phiến diện, sai lầm,... Cũng có thể có tính chất cường điệu, tạo một ấn tượng rõ rệt, hướng đến một bài học, một lời khuyên ý nghĩa.

Cần nắm được các đặc điểm riêng: có mở đầu “ngày xửa ngày xưa”, có sự xung đột đấu tranh giữa cái thiện và cái ác; thường có xuất hiện thêm các yếu tố kì ảo và cái kết là hướng đến một kết thúc có hậu.

Nhân vật

Tìm hiểu những ngộ nhận, sai lầm, thói hư tật xấu của nhân vật để rút ra bài học cho người đọc. Từ đó biết cách điều chỉnh nhận thức và cách ứng xử sao cho đúng đắn và chuẩn mực với xã hội.

Phân biệt nhân vật theo hai tuyến: thiện - ác; tốt - xấu.
Người đọc có thể tìm hiểu đặc điểm của nhân vật qua cách họ vượt qua khó khăn, gian nan và thử thách.

Nội dung, ý nghĩa

Hiểu và tự đúc rút được bài học để tránh những sai lầm trong cuộc đời. 

Hiểu, chia sẻ ước mơ về công lý và hạnh phúc của tác giả

 

3.6 Câu 6 trang 36 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo

Chọn một trong hai bài tập sau:

- Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có)

- Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa,...

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của cá nhân, hoặc tìm trên mạng internet để tìm ra những văn bản truyện ngụ ngôn, tranh ảnh, phim có liên quan

Lời giải chi tiết:

-  Sưu tầm: 

Câu chuyện rùa và thỏ

Câu chuyện cáo và quạ

 

Trong tất cả những câu truyện ngụ ngôn nổi tiếng thế giới mà em từng đọc qua, có lẽ câu chuyện khiến em ấn tượng nhất, vẫn in đậm trong tâm trí của em đó là câu chuyện “Rùa và thỏ”. Câu chuyện này kể về một cuộc chạy đua giữa rùa và thỏ trong một khu rừng nọ. Chỉ vì sự kiêu ngạo của bản thân mà thỏ đã phải thua thảm trước rùa, đặc biệt là trước sự chứng kiến của tất cả các loài vật trong khu rừng. Từ đó, em rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa cho bản thân của mình đó là không nên kiêu ngạo, coi thường người khác dù bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa. Đồng thời ca ngợi những người như rùa, luôn có sự kiên trì, cần cù, chịu khó,…vượt qua mọi gian nan, thử thách để đem về chiến thắng, quả ngọt cho bản thân mình.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Những cái nhìn hạn hẹp Văn 7 chân trời sáng tạo. Văn bản đã mang đến cho mọi người bài học rằng trong cuộc sống, chúng ta cần mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết của mình, nên nhìn mọi việc theo hướng khách quan và tổng thể để đưa ra được kết luận chính xác nhất. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Hotline: 0987810990