img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội| Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 09:36 24/06/2024 610 Tag Lớp 7

Những kinh nghiệm dân gian được nhân dân ta lưu truyền từ xưa đến nay rất nhiều qua các câu thành ngữ, tục ngữ. VUIHOC sẽ giúp các em tích luỹ thêm vốn sống và kinh nghiệm bổ ích thông qua bài soạn Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội| Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo dưới đây.

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội| Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo 

1. Câu 1 trang 37 SGK Văn 7/2 Chân trời sáng tạo:

Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 1,6,8,9

Phương pháp giải:

Học sinh đọc lại các câu tục ngữ đã cho và xác định theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1 4 1 2
6 8 1 2
8 8 1 2
9 8 2 2

 

2. Câu 2 trang 37 SGK Văn 7/2 Chân trời sáng tạo:

Tìm các cặp vần (nếu có) và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên.

Phương pháp giải:

Học sinh đọc và tìm các cặp vần trong câu tục ngữ, sau đó nhận xét tác dụng của vần.

Lời giải chi tiết:

Câu

Cặp vần

Loại vần

3

thầy - mày

vần cách

4

thầy - tày

vần cách

5

cả - ngã

vần cách

7

non - hòn

vần cách

8

bạn - cạn

vần cách

 

Tác dụng: Giúp cho các câu tục ngữ trở nên có vần có nhịp điệu, tạo sự hài hòa về âm thanh hơn. Khi đọc sẽ tạo ra cảm giác liền mạch, hợp lý và dễ nhớ.

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!

3. Câu 3 trang 37 SGK Văn 7/2 Chân trời sáng tạo:

Em hiểu các cụm từ “ăn quả”, “nhớ kẻ trồng cây”, “sóng cả”, “ngã tay chèo”, “mài sắt”, “nên kim” như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây.

Phương pháp giải:

Học sinh dựa vào suy nghĩ của bản thân để giải nghĩa các cụm từ. Sau đó chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng.

Lời giải chi tiết:

*Giải thích:

- “Ăn quả”: mang nghĩa khi mình được ăn quả ngọt trên cây khi nó chín; những “trái ngọt” đó ẩn dụ cho những thành quả tốt mà ta gặt hái được.

- “nhớ kẻ trồng cây”: nhớ đến công lao của những người đã đổ mồ hôi, công sức trồng cây và chăm sóc cây để cho ra ta được hưởng những trái ngọt. 

→ Từ đó hiểu theo nghĩa rộng hơn là khuyên dạy con người phải luôn biết ơn, trân trọng những người góp phần làm nên những thành quả tốt đẹp mà ta đạt được.

- “sóng cả”: sóng rất lớn và to.

- “ngã tay chèo”:  là chèo không vững, mất sức, sức tay không đủ để chống trọi với cơn sóng. 

→ Khuyên con người không nên chùn bước, sợ hãi trước những khó khăn, thử thách trong cuộc đời mà hãy dũng cảm đối diện và vượt qua nó.

- “mài sắt”: mài một vật được làm bằng sắt.

- “nên kim”: mài cục sắt để thành chiếc kim để thêu thùa, may vá quần áo.

→ Khuyên con người nên kiên trì mài dũa, trau dồi bản thân, thì sau đó sẽ gặt hái được những thành quả xứng đáng như mong đợi.

⇒ Tác dụng: khiến cho các câu tục ngữ trở nên giàu hình ảnh, tượng hình và tính biểu cảm.

* Biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu tục ngữ trên là ẩn dụ. 

>> Xem thêm: Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo

4. Câu 4 trang 37 SGK Văn 7/2 Chân trời sáng tạo:

Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Trả lời dựa vào suy nghĩ bản thân.

Lời giải chi tiết:

Cách diễn đạt "mất lòng khó kiếm" trong câu tục ngữ số 9 đặc biệt ở chỗ: "mất lòng" nghĩa là "làm cho người khác không bằng lòng, không hài lòng vì một hành vi hoặc thái độ không phải nào đó". Ý nghĩa này không phải là phép cộng đơn giản giữa hai thành tố "mất" (không tồn tại) và "lòng". Vì vậy, "mất lòng" và "khó kiếm" dường như không thể kết hợp với nhau. Tuy nhiên, trong câu tục ngữ, "mất lòng" được đặt đối lập với "mất của", và "khó kiếm" được đặt đối lập với "dễ tìm". Do đó, cách kết hợp từ ngữ "mất lòng khó kiếm" vẫn chấp nhận được, tạo ra sự bất ngờ và thú vị cho người đọc. Sự đối lập này làm nổi bật ý nghĩa rằng lòng người khó lấy lại hơn của cải vật chất. Câu tục ngữ không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp mà còn tạo ra một sự bất ngờ thú vị, khiến người đọc suy ngẫm về giá trị của tình cảm so với vật chất.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội| Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo. Bài học này hứa hẹn sẽ mang đến cho học sinh những kinh nghiệm thú vị và bổ ích được truyền đạt qua các câu thành ngữ, tục ngữ lâu đời. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Hotline: 0987810990