img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?| Văn 8 tập 1 cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 17:08 22/04/2024 1,248 Tag Lớp 8

Bài "Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?" trích từ sách Ngữ văn lớp 8 tập 1, thuộc chương trình "Cánh diều". Hãy cùng VUIHOC tìm hiểu kĩ hơn tác phẩm qua Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?| Ngữ Văn 8 tập 1 cánh diều dưới đây.

Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?| Văn 8 tập 1 cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?: Chuẩn bị 

Đọc trước văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Dương Trung Quốc.

Trả lời:

- Tác giả Dương Trung Quốc (2/6/1947) được biết đến là nhà nghiên cứu lịch sử và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam và là một trong 21 người ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam trúng cử.

- Năm 2016, Dương Trung Quốc là ứng cử viên đại biểu Quốc hội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử.

- Ông còn là đại biểu Quốc hội thâm niên của Việt Nam qua 4 khóa XI, XII, XIII, XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai.

2. Soạn bài Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?: Đọc hiểu

2.1 Vì sao tác giả nhắc tới Đại cáo bình Ngô?

Trả lời:

Việc tác giả Dương Trung Quốc  nhắc tới tác phẩm Đại cáo bình Ngô, đưa ra nhận định và hành động của các nhân vật lịch sử vào trong bài viết “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” với mục đích để dẫn dắt vào nội dung chính của bài viết.

Bên cạnh đó, việc này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định sức mạnh và truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam, đồng thời bác bỏ quan điểm cho rằng Việt Nam là một nước nhỏ bé. Ngoài ra, việc sử dụng dẫn chứng lịch sử còn giúp bài viết tăng tính thuyết phục và khơi gợi lòng tự hào dân tộc trong mỗi người đọc.

2.2  Tác giả nêu những câu chuyện lịch sử này nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Tác giả nêu những câu chuyện lịch sử này nhằm mục đích đưa ra những dẫn chứng khẳng định nước Việt Nam ta chính là một quốc gia đáng tự hào từ rất lâu về trước. Chúng ta vừa là một dân tộc hào hùng, vừa có độc lập, chủ quyền, có lịch sử, truyền thống, văn hóa... người Việt Nam chúng ta giàu lòng yêu nước.

2.3 Chú ý đến những yếu tố tạo nên sức mạnh của dân tộc.

Trả lời:

Những yếu tố tạo nên sức mạnh của dân tộc là: cuộc chiến tranh vệ quốc liên tiếp trong suốt hơn bốn thập kỉ với biết bao xương máu khi đã không còn con đường lựa chọn nào khác ngoài ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

2.4 Tác giả bài viết đặt ra vấn đề gì trong phần (3)?

Trả lời:

- Trong phần (3) của bài, tác giả đã đặt ra vấn đề: Vì sao lại có nhiều người so sánh công cuộc 20 năm đổi mới được biểu dương như những thành tựu to lớn với những chiến công của lịch sử giữ nước, đến cuối cùng vẫn không giúp nước ta tránh được nguy cơ tụt hậu?

→ Lí do cùng với nỗi nhục của sự tụt hậu, nghèo hèn trước sự phát triển mạnh mẽ của nhân loại và ý chí vươn lên.

2.5 Vị Đại tướng đó là ai và ông nhắc nhở chuyện gì?

Trả lời:

- Vị đại tướng đó chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

- Ông đã nhắc nhở: “Có một thế hệ hằng ngày nhìn vết đạn của ngoại xâm trên thành Cửa Bắc để nuôi chí rửa sạch nỗi nhục mất nước.” Thế hệ trong câu nói đó là thế hệ anh hùng đã đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước. Đại tướng đã nhắc nhở mọi người hãy luôn nhớ đến sự hi sinh cao cả của họ và bày tỏ lòng biết ơn vì chính họ đã cho ta nền hòa bình như bây giờ để từ đó cố gắng phát triển đất nước đi lên.

2.6 Em hiểu “quốc danh” là gì? Cho một vài ví dụ.

Trả lời:

- Quốc danh là tên gọi chính thức của một quốc gia, được quy định trong Hiến pháp hoặc văn bản pháp lý có giá trị pháp lý cao nhất của quốc gia đó. Quốc danh có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện chủ quyền lãnh thổ, danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao, thể chế và mục tiêu chính trị của một nước.

- Một số ví dụ về quốc danh:

  • Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp, Nhật Bản…

  • Đại Việt, Âu Lạc, Văn Lang,...

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

3. Soạn bài Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 123 SGK văn 8/1 Cánh diều:

“Em hiểu nhan đề văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? như thế nào? Hãy xác định luận đề và các luận điểm của bài viết.”

Trả lời:

- Về nhan đề văn bản “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”: Đây không phải là việc tranh luận về diện tích đất nước ta nhỏ hay không nhỏ (so với nhiều quốc gia khác trên thế giới thì diện tích nước ta không nhỏ) mà vấn đề được đặt ra ở đây chính là vị thế của nước ta trong thời kì hội nhập với thế giới. Đây chính là cách nghĩ để thoát ra khỏi sự tự ti dân tộc, cho rằng nước ta là nước nhỏ, nước nghèo, luôn luôn lép vế trước các cường quốc trên thế giới.

- Xác định luận đề và các luận điểm của bài viết “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”:

+ Luận đề của văn bản chính là vấn đề được đặt ra ngay từ đầu và ở nhan đề của bài viết: “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”. Xuyên suốt toàn bộ bài viết bàn luận xoay quanh luận đề này.

+ Các luận điểm của bài viết:

• Phần 1: Sự phấn đấu để tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam chính là cơ sở cho niềm tự hào dân tộc.

• Phần 2: Sức mạnh của nỗi nhục nước mất nhà tan và công cuộc giải phóng dân tộc, chiến thắng giặc ngoại xâm.

• Phần 3: Lí do cùng nỗi nhục của sự lạc hậu, tụt lùi, nghèo hèn trước sự phát triển của nhân loại và ý chí vươn lên.

• Phần 4: Tâm thế tự hào dân tộc cùng ước vọng lớn sẽ quyết định tầm vóc dân tộc.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 cánh diều 

3.2 Câu 2 trang 123 SGK văn 8/1 Cánh diều:

“Phần (1) và (2) của bài viết nhắc lại lịch sử nhằm mục đích gì? Đâu là điều đã tạo nên sức mạnh dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng?”

Trả lời:

- Ở cả phần (1) và phần (2) của bài viết, tác giả  Dương Trung Quốc đều nhắc lại lịch sử nhằm động viên, khích lệ tinh thần tự hào dân tộc. Đây chính là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, giúp cha ông ta vượt qua được nỗi nhục mất nước để cùng nhau tập hợp lại trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, đứng lên bảo vệ Tổ quốc.

- Điều đã tạo nên sức mạnh của một dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng đó chính là lòng yêu nước, lòng tự hào về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông ta và nỗi nhục mất nước.

3.3 Câu 3 trang 123 SGK văn 8/1 Cánh diều:

“Theo tác giả bài nghị luận, những nguyên nhân nào dẫn tới sự tụt hậu của đất nước trong thời kì mới? Dẫn ra ý kiến chủ quan của người viết và các lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) trong văn bản.”

Trả lời:

- Theo tác giả bài nghị luận, những nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu của đất nước ở trong thời kì mới là:

+ Do hậu quả của chiến tranh gây ra.

+ Do nếp nghĩ và hành xử của mỗi chúng ta. Đó là tâm lí đất nước nhỏ dẫn đến sự tự ti, ỷ lại.

- Ý kiến chủ quan của người viết: “Mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa vời”. Dù cho chúng ta vẫn biểu dương những thành tựu to lớn mà đất nước ta đạt được, dù mức tăng trưởng GDP vẫn nhất nhì khu vực. Nhưng nguy cơ tụt hậu vẫn còn bởi có hai nguyên nhân cơ bản như đã nêu ở trên. 

- Các lí lẽ, bằng chứng khách quan là:

+ Chiến tranh kéo dài đã tàn phá của cải vật chất, để lại hậu quả vô cùng nặng nề trên mọi phương diện: mất mát, hi sinh, thậm chí cả di chứng tinh thần,...

+ Tâm lí đất nước nhỏ: “Không ít những phát biểu của các quan chức” khiến chúng  ta luôn nghĩ rằng nước ta nhỏ bé, thuộc diện nghèo, cần được hưởng trợ giúp của thế giới, của các cường quốc năm châu, mà “không thấy nỗi hèn nhục của một nước nghèo và tụt hậu”.

⇒ Đó là những lí lẽ, bằng chứng có thể kiểm nghiệm trong thực tế, chứng minh cho sự đúng đắn của các lí lẽ, quan điểm mà tác giả bài viết đã nêu ra.

3.4 Câu 4 trang 123 SGK văn 8/1 Cánh diều:

“Vấn đề tác giả đặt ra trong bài viết có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ hiện nay? Theo em, làm thế nào để có thể thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự ti của “một nước nhỏ”?”

Trả lời:

- Các vấn đề được tác giả Dương Trung Quốc đặt ra trong bài “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với thế hệ trẻ hiện nay bởi tính thời sự của vấn đề:

+ Có rất nhiều các bạn trẻ do không nắm bắt được các vấn đề của xã hội, của thời đại, ít có sự hiểu biết sâu sắc về tình hình trên thế giới, luôn có ý thức tự ti dân tộc, hoặc có thái độ bàng quan trước vận mệnh dân tộc, thậm chí còn không hiểu gì về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, hoặc lạc quan tếu táo cho rằng nước ta đã phát triển ngang bằng với các nước phát triển trên thế giới. Chính vì vậy, việc xác định cho bản thân mình một cách hiểu đúng đắn về tình hình của đất nước và vị thế của Việt Nam ở trên trường quốc tế là một điều vô cùng quan trọng.

+ Nguy cơ tụt hậu sẽ càng kéo dài nếu như chúng ta không thấy và không khắc phục được những tồn tại, vướng mắc, nhất là trong nhận thức của lớp trẻ hiện nay.

-  Để có thể thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự ti của “một nước nhỏ”, chúng ta cần:

+ Chính niềm tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc ta cùng sức mạnh của lòng yêu nước sẽ giúp chúng ta vượt qua được sự tự ti cùng nỗi nhục của một đất nước tụt hậu sống bằng việc luôn chờ mong sự trợ giúp của các cường quốc, để vươn lên là một nước độc lập, tự chủ về mọi mặt, tiến tới xây dựng đất nước Việt Nam thành một quốc gia hùng cường.

+ Thế hệ trẻ ngày nay phải biết chăm lo việc học hành để có thể làm chủ đất nước, đưa đất nước Việt Nam ta trở thành một quốc gia phát triển, giàu mạnh. Có như vậy thì chúng ta mới có thể thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự ti của “một nước nhỏ”.

3.5 Câu 5 trang 123 SGK văn 8/1 Cánh diều:

“Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày quan điểm của em về vấn đề “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”.”

Trả lời:

Trong xã hội ngày nay, “Việt Nam là nước nhỏ hay không nhỏ”? là một trong những vấn đề đáng được quan tâm. Với những trang lịch sử hào hùng, đầy tự hào từ thuở cha ông ta khai sinh lập địa tới nay, mỗi người chúng ta đều có thể ngẩng cao đầu với các quốc gia khác khi giới thiệu và khẳng định về đất nước nghìn năm văn hiến của chúng ta. Mặc dù vậy, đất nước ta vẫn có nguy cơ tụt hậu vì chiến tranh và tâm thế nhỏ ở một số người vẫn còn mặc cảm về đất nước. Nhưng đừng vì những điều nhỏ bé đó mà lại làm đánh mất đi sự vẻ vang, tự hào khi nói về hai tiếng Việt Nam. Hãy nhìn vào những mặt tích cực cùng những điều tốt đẹp mà cha ông ta dành cho thế hệ sau này, những điều mà biết bao nhiêu thế hệ phải đánh đổi bằng xương máu của mình để lại cho con cháu bây giờ. Để rồi từ đó, mỗi người chúng ta hãy cần phải biết phát huy, gìn giữ và bảo vệ những điều vốn có để giúp đất nước ngày một phát triển hơn.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?| Ngữ Văn 8 tập 1 cánh diều.Tác phẩm đã khẳng định niềm tự hào dân tộc, khơi gợi lòng yêu nước trong mỗi người, đồng thời giúp học sinh hiểu rõ giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990