img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh| Văn 6 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 11:11 25/11/2024 10 Tag Lớp 6

VUIHOC hướng dẫn các em cách Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh| Văn 6 kết nối tri thức chi tiết và dễ hiểu. “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện giải thích cho hiện tượng lũ lụt mỗi năm của nước ta và thể hiện được sức mạnh và ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn và ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh| Văn 6 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh kết nối tri thức: Trước khi đọc 

Câu 1 trang 10 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

Đối với cuộc sống của con người, tuỳ vào từng thời điểm cụ thể, những hiện tượng tự nhiên có thể sẽ bộc lộ một trong hai mặt đó là ích lợi và tác hại. Nêu một vài ích lợi và tác hại của những hiện tượng đó.

Phương pháp giải:

Quan sát những hiện tượng tự nhiên ở xung quanh em, liệt kê ra những ích lợi và tác hại của chúng.

Lời giải chi tiết:

Đối với cuộc sống của con người, tuỳ vào từng thời điểm cụ thể, những hiện tượng tự nhiên có thể bộc lộ ra một trong hai mặt đó là ích lợi hoặc tác hại. Một số ích lợi và tác hại của những hiện tượng đó:

Nắng là một hiện tượng thiên nhiên đem lại rất nhiều lợi ích như: đem đến cho con người sự thoải mái và dễ chịu, nắng giúp làm khô quần áo, màn, chăn, làm khô thực phẩm để có thể bảo quản được lâu hơn như: lạc, ngô, vừng, gạo...Nhưng ngược lại nếu như trời quá nắng và nắng kéo dài sẽ gây ra cho con người sự nóng bức vô cùng khó chịu và dẫn tới thiếu nước cho cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất, gây ra hạn hán hoặc cháy rừng… khi ra ngoài trời nắng chúng mình cần phải đội mũ và nón để tránh bị ốm.

Mưa là một hiện tượng thiên nhiên cũng đem đến lợi ích cho cuộc sống con người như sau: Cung cấp nước cho việc ăn, uống và sinh hoạt, lao động sản xuất...làm cho cây cối xanh tốt, phát triển, đâm chồi nảy lộc. Nhưng nếu mưa quá nhiều sẽ cũng dẫn tới rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như là lũ lụt gây chết người, tài sản và phá hỏng rất nhiều công trình…

Những hiện tượng tự nhiên như là nắng và mưa đều có ảnh hưởng sâu rộng tới cuộc sống của con người, cần phải biết cân nhắc cũng như tận dụng một cách hiệu quả để hạn chế được các tác hại tiềm ẩn và tận dụng được mọi lợi ích mà chúng mang đến.

 

Câu 2 trang 10 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức

Hãy nêu ra những hoạt động của con người giúp hạn chế được tác hại của các hiện tượng tự nhiên mà em biết.

Phương pháp giải:

Suy nghĩ sau đó liệt kê ra những hoạt động mà con người có thể làm được để hạn chế tác hại của tự nhiên.

Lời giải chi tiết:

Một số hoạt động của con người nhằm hạn chế được tác hại của những hiện tượng thiên nhiên:

  • Xây dựng được hệ thống cống rãnh và kênh mương: Điều này giúp dẫn nước khi mưa lớn hoặc khi xảy ra lũ lụt ra biển một cách nhanh chóng, giảm nguy cơ ngập úng khi nước dâng cao.

  • Xây dựng được cơ sở hạ tầng thủy điện và bể chứa nước: Việc này giúp dự trữ được nguồn nước, sử dụng trong mùa khô hay hạn hán, cũng như chứa một lượng nước lớn khi mưa lũ kéo dài.

  • Trồng cây xanh: Đây là biện pháp giúp giữ đất và giảm thiểu được tác động của mưa lớn bằng cách hấp thụ nước cũng như bảo vệ đất đai.

  • Quản lý rừng: Bảo vệ và phục hồi rừng giúp giảm rủi ro sạt lở đất, lụt và cân bằng cho hệ sinh thái.

  • Bảo vệ môi trường: Thực hiện những hoạt động và chiến dịch bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu cường độ của những thiên tai, bảo vệ sự đa dạng sinh học và giảm thiểu được tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên.

  • Nâng cao nhận thức về sự biến đổi khí hậu: Thúc đẩy những hoạt động giúp giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng đến năng lượng tái tạo cũng như bảo vệ môi trường.

  • Thực hiện những biện pháp ứng phó khẩn cấp: Xây dựng được kế hoạch ứng phó với thiên tai, cung cấp những thông tin cảnh báo và hướng dẫn sơ tán khi cần thiết.

→ Những biện pháp này giúp cho con người ứng phó cũng như hạn chế được tác động tiêu cực của những hiện tượng tự nhiên, đồng thời tạo ra được môi trường sống bền vững và an toàn hơn đối với tất cả mọi người.

>> Xem thêm: Soạn văn 6 kết nối tri thức 

2. Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh kết nối tri thức: Đọc văn bản

2.1 Chú ý đến thời gian diễn ra của câu chuyện.  

Hướng dẫn trả lời:

Thời gian diễn ra câu chuyện là vào thời Hùng Vương thứ 18 - cách đây rất lâu về trước.

2.2 Sính lễ ở đây có điểm gì đặc biệt?  

Hướng dẫn trả lời:

Sính lễ bao gồm "Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao"

→ Đặc điểm của sính lễ chính là: số lượng lớn, là những món vô cùng quý hiếm và khó tìm. Điều này chỉ ra sự trang trọng và tầm quan trọng của sính lễ này, với những món ăn đặc biệt chỉ có thể tìm thấy ở trên cạn, tạo nên sự độc đáo cũng như trang trọng của nghi lễ. 

2.3 Điều gì đã xảy ra lúc Thủy Tinh tức giận? Sơn Tinh đã ngăn chặn dòng nước lũ ấy bằng cách nào? 

Hướng dẫn trả lời:

- Khi Thủy Tinh tức giận, hắn ta đã đem quân đuổi theo Sơn Tinh rồi đòi cướp lại Mị Nương. Thủy Tinh đã sử dụng đến sức mạnh của mình để có thể hô mưa, gọi gió, tạo ra những cơn giông bão kinh khủng làm dịch chuyển cả đất trời. Nước sông cuồn cuộn dâng lên đánh Sơn Tinh, khiến nước ngập lụt khắp ruộng đồng, tràn vào cả nhà cửa, dâng lên lưng đồi và sườn núi, gây ra những trận lũ lụt và họa lớn cho toàn thể đồng bào.

- Để ngăn chặn được dòng nước lũ, Sơn Tinh đã sử dụng đến phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để xây dựng nên lũy đất để có thể ngăn chặn được dòng nước lũ. Bằng sự mạnh mẽ và khéo léo của bản thân, Sơn Tinh đã đánh bại được Thủy Tinh và bảo vệ được mọi người ra khỏi thiên tai và họa lớn mà Thủy Tinh đã gây ra.

3. Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh kết nối tri thức: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 12 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Những sự kiện trong một câu chuyện dân gian thường được kết nối với nhau bằng quan hệ nguyên nhân và kết quả. Hãy tóm lược cốt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh dựa theo chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả và thể hiện chuỗi quan hệ ấy theo mẫu như sau:

Nguyên nhân (Vua Hùng tổ chức kén rể) —> Kết quả/ nguyên nhân (Hai chàng trai tài giỏi cùng tới thi tài, không ai chịu nhường ai) —> Kết quả (Vua Hùng ra điều kiện rằng ai mang sính lễ tới trước thì gả con gái cho)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ văn bản và tìm ra những quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Lời giải chi tiết:

Tóm lược cốt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh dựa theo mẫu: 

Nguyên nhân (Vua Hùng tổ chức cuộc thi kén rể) —> Kết quả/nguyên nhân (Hai chàng trai tài giỏi cùng tới thi tài, không ai chịu nhường ai) —> Kết quả (Vua Hùng ra điều kiện rằng ai mang sính lễ đến trước thì sẽ gả con gái cho) —> Kết quả/nguyên nhân (Sơn Tinh mang lễ vật tới trước, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh tới sau, không lấy được vợ)—> Kết quả (Thủy Tinh nổi giận, đem quân đánh đuổi theo để đòi cướp lại Mị Nương, làm cho thành Phong Châu bị ngập chìm trong nước) —> Kết quả (Sơn Tinh không hề có sự nao núng, hai bên đánh nhau hết sức kịch liệt) —> Kết quả/nguyên nhân (Thủy Tinh đuối sức mà chịu thua)  —> Kết quả (oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh luôn tạo bão lụt, mưa gió, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng đều thất bại trở về).

3.2 Câu 2 trang 12 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Trong câu chuyện ở trên, những nhân vật nào được gọi là thần? Hãy chỉ ra những đặc điểm khiến cho họ được gọi là những vị thần.

Phương pháp giải:

Nhớ lại tất cả các nhân vật trong truyện.

Lời giải chi tiết:

- 2 nhân vật Sơn Tinh và Thủy tinh được coi là thần. 

- Đặc điểm khiến cho họ được coi là thần: 

+ Đến từ những vùng xa thẳm của tự nhiên: 1 người là chúa của miền non cao (vùng núi Ba Vì), còn 1 người là chúa của vùng nước thẳm (tận miền Biển Đông) 

+ Đều có phép lạ cùng với tài năng phi thường (Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi; còn Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về) 

+ Nhân vật trẻ mãi không già (tính bất biến và không trôi chảy của thời gian thần thoại): Cả hai nhân vật này đều không già đi theo thời gian và tính bất biến của họ thể hiện thông qua việc duy trì sức mạnh và lòng thù oán không bao giờ mất. Thường xuyên thực hiện những hành động như làm mưa gió và gây bão lụt để đánh nhau cũng như duy trì sự thù hận và oán giận.

Những đặc điểm này cùng với sức mạnh hết sức phi thường và khả năng kiểm soát tự nhiên khiến cho Sơn Tinh và Thủy Tinh được coi là những vị thần ở trong câu chuyện dân gian này.

3.3 Câu 3 trang 12 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện này có điểm gì đặc biệt?

Phương pháp giải:

Theo dõi cuộc thi tài giữa hai vị thần sau đó xem có điểm gì đặc biệt.

Lời giải chi tiết:

Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện này đặc biệt là bởi lý do vua Hùng Vương đời thứ 18 có một người con gái vô cùng xinh đẹp nết na, được muôn vạn người mê tên là Mị Nương. Nàng xinh giống như một tiên nữ giáng trần, đã vậy tính nết còn vô cùng thục nữ, lại may vá thêu thùa nữ công gia chánh đều vô cùng tài giỏi hoàn mỹ. Do đó, vua Hùng Vương muốn kén cho nàng một người chồng cũng phải thật như ý. Rồi một ngày nhà vua đã gặp được hai chàng trai, một người đến từ vùng biển cả mênh mông, vô cùng tài giỏi và xuất chúng với tài hô mưa gọi gió, vô cùng thần thông quảng đại. Một người thì là tướng lĩnh của vùng non cao, có thể xây núi lấp sông, dựng thành xây lũy chẳng kém phần tuấn tú và tài giỏi. Hai chàng trai mười phân vẹn mười khiến cho vua Hùng Vương vô cùng suy nghĩ không biết nên chọn ai. Rồi cuối cùng vua Hùng Vương nói cả hai người đều tài giỏi cả, mà ta chỉ có duy nhất một cô con gái vì thế ta đưa ra sính lễ như sau. Ai mang đến trước ta gả con gái ta cho người ấy.

⇒ Sự độc đáo của cuộc thi: Cuộc thi không chỉ đơn thuần là một cuộc cạnh tranh về tài năng hoặc sức mạnh vật lý mà còn là một cuộc thi tìm kiếm người phù hợp với Mị Nương - một cô gái vô cùng xinh đẹp, tài năng và phẩm hạnh.

⇒ Sự đặc biệt trong yêu cầu đặt ra: Vua Hùng Vương quyết định lựa chọn chồng cho con gái theo một cách hết sức độc đáo là yêu cầu ai mang đến trước những sính lễ nhà vua đưa ra sẽ được gả Mị Nương cho. Điều này tạo ra một tình huống hết sức căng thẳng và hấp dẫn cho cuộc thi.

⇒ Sự cạnh tranh giữa hai thí sinh hết sức tài năng: Hai chàng trai đều có tài năng phi thường cùng với khả năng siêu phàm, từ nơi biển cả mênh mông và nơi non cao. Cuộc thi giữa họ không chỉ là một cuộc thi tài năng mà còn là cuộc thi đua về tình cảm và đáp ứng được sự lựa chọn của vua.

3.4 Câu 4 trang 12 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Sơn Tinh phải giao tranh với Thuỷ Tinh là vì lí do gì? Ai là người thắng cuộc và vì sao người thắng cuộc lại xứng đáng được xem là một anh hùng?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn văn bản và chú ý đến chi tiết hai vị thần giao tranh.

Lời giải chi tiết:

- Lúc đầu Sơn Tinh và Thủy Tinh chỉ thi tài để xem ai được Vua Hùng ưng mà gả công chúa cho. Khi không lấy được công chúa, Thủy Tinh đã nổi giận và gây chiến, đem quân đuổi theo đòi cướp lại Mị Nương. Lúc này Sơn Tinh và Thủy Tinh mới thực sự phải giao tranh. 

- Hai nhân vật giao tranh với lí do cá nhân, nhưng việc Thủy Tinh dâng nước lên và làm ngập nhà cửa, khiến cho thành Phong Châu nổi lềnh bềnh ở trên một biển nước. Sơn Tinh giao chiến với Thủy Tinh là vì lí do cá nhân nhưng cũng đồng thời để ngăn chặn được một thảm họa thiên nhiên, bảo vệ cho sự sống của con người, cỏ cây và sinh vật. Cuối cùng, Sơn Tinh đã chiến thắng Thủy Tinh thì Sơn Tinh xứng đáng là một anh hùng của cộng đồng. 

- Sơn Tinh cuối cùng chiến thắng đã Thủy Tinh trong trận đấu, và anh ta được xem là một anh hùng xứng đáng là vì:

+ Anh ta không chỉ chiến thắng để cho bảo vệ lãnh thổ và danh dự cá nhân mà còn để bảo vệ cho cộng đồng khỏi những thảm họa thiên nhiên mà Thuỷ Tinh gây ra.

+ Sơn Tinh đảm bảo được sự an toàn cho mọi người cũng như cảnh quan tự nhiên, thể hiện được tinh thần yêu nước và trách nhiệm của một anh hùng đối với cộng đồng và thiên nhiên.

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

3.5 Câu 5 trang 12 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Chủ đề trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?

Phương pháp giải:

Từ nội dung của văn bản, em hãy nêu ra chủ đề của truyện.

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh tập trung miêu tả cuộc chiến giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Trong câu chuyện này, chủ đề chính được xoay quanh sự đối đầu giữa hai thế lực đại diện cho hai yếu tố thiên nhiên quan trọng khác nhau là núi và nước.

- Sơn Tinh và Thuỷ Tinh không chỉ đại diện cho hai yếu tố mà còn thể hiện về sự đối lập và cạnh tranh giữa hai yếu tố này ở trong tự nhiên. Chủ đề này thường được sử dụng nhằm truyền đạt những thông điệp về sự cân bằng, sự tương tác và sức mạnh của thiên nhiên, cũng như ý nghĩa về việc duy trì được sự hài hòa giữa những yếu tố tự nhiên khác nhau.

- Truyện gắn liền với thời đại Vua Hùng, tại địa bàn dựng nước Văn Lang thời xưa, nhằm đề cao cũng như tôn vinh những chiến công của người Việt cổ trong công cuộc phòng chống bão lụt, chế ngự và sử dụng nguồn nước (ở lưu vực sông Đà và sông Hồng) nhằm phát triển chăn nuôi, trồng trọt, ổn định cuộc sống và dựng xây đất nước. 

3.6 Câu 6 trang 12 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Truyền thuyết cũng thường lí giải nguồn gốc của những sự vật, hiện tượng hoặc nguyên nhân của một hiện tượng thời tiết ở trong năm. Theo em, truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lí giải về hiện tượng tự nhiên nào? Tác giả dân gian cho rằng do đâu mà có hiện tượng tự nhiên ấy?

Phương pháp giải:

Chú ý về hiện tượng tự nhiên được nêu ra trong truyện để có thể trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

- Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, hiện tượng tự nhiên được lí giải chính là hiện tượng lũ lụt xảy ra mỗi năm ở nước ta. Theo tác giả dân gian, nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do sự oán nặng thù sâu, và Thủy Tinh hàng năm đã dâng nước lên để đánh Sơn Tinh.

- Tuy nhiên, thực chất đây chỉ là một thủ pháp nghệ thuật trong việc kể chuyện để tạo ra tính xác thực cho câu chuyện. Người kể chuyện sử dụng những hiện tượng tự nhiên phổ biến như lũ lụt nhằm tô điểm cho câu chuyện và đồng thời nhấn mạnh về sự truyền thống và giá trị, công lao của những người đi trước. Điều này giúp cho người đọc nhớ về quy luật tự nhiên và trân trọng những công lao của các bậc cha ông.

3.7 Câu 7 trang 13 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Thử tưởng tượng em là Thuỷ Tinh và nêu ra những suy nghĩ cũng như cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc.

Phương pháp giải:

Thử nhập vai bản thân thành Thủy Tinh sau đó nêu ra cảm nghĩ.

Lời giải chi tiết:

Tham khảo một số cách trả lời như sau:

- Sau khi bị thua cuộc, tôi thực sự căm giận. Có thể không căm giận hay sao khi mà tôi đã thất bại trong cuộc chiến giành lấy người đẹp và thua cả trong cuộc chiến với Sơn Tinh sau đó. Nhìn thần dân của tôi hết sức mệt nhọc sau trận đấu, nhìn bao nhiêu công sức mà tôi đã bỏ ra, lòng tôi lại cảm thấy cay đắng thêm muôn phần. Mối thù to lớn này tôi làm sao có thể rửa hết đây. Tôi không quan tâm đến ruộng đồng, nhà cửa mà tôi chỉ cần biết đến lòng tự trọng một khi đã bị tổn thương thì cần phải tìm cách để khôi phục. Hằng năm tôi sẽ dâng nước để đánh Sơn Tinh, đánh để trả thù và hơn thế nữa là rửa nỗi nhục ngày hôm nay. Không sớm thì muộn, tôi tin rằng với sự kiên trì của mình, Sơn Tinh cũng sớm phải nếm mùi thất bại. 

- Sau khi thua cuộc, tôi thấy vô cùng nhục nhã. Thật buồn đau cho chính con dân và binh lính đã kề vai chiến đấu và hy sinh ở trong trận thủy chiến này. Tôi đã bỏ biết bao nhiêu công sức, chiến đấu với tất cả sức mạnh cũng như quân lực mà mình có những vẫn không thể chiến thắng được Sơn Tinh. Tôi căm hờn, và thề sẽ trả thù cho nỗi nhục nhã mà tôi đã phải chịu đựng ngày hôm nay. Vì thế năm nào tôi cũng sẽ dâng lũ lên đất liền để thổi bay tất cả hoa màu, thậm chí là tính mạng của con dân chúng, cho chúng phải nếm mùi đau khổ. Rồi chúng sẽ phải hối hận khi đã dám chống lại Thủy Tinh tôi đây.

- Sau khi bị Sơn Tinh đánh bại trong cuộc chiến vừa qua, ta đã vô cùng giận dữ. Hàng trăm nghìn binh lính thủy quân của ta đã phải hy sinh trong trận thủy chiến này một cách vô ích. Để trả thù cho họ, mỗi năm, ta sẽ dâng lũ lên, bắt Sơn Tinh cùng với thần dân của hắn phải nhận lại những đau khổ mà ta phải nếm trải ngày hôm nay. Sớm muộn gì, Sơn Tinh cũng sẽ nhận lấy hậu quả của việc dám gây thù chuốc oán với ta.

4. Viết kết nối với đọc trang 13 sgk văn 6/2 kết nối tri thức 

Đây là tưởng tượng của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp về hình ảnh của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh:

Sơn Tinh có một mắt ở trán

Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì

Một thần phi bạch hổ trên cạn

Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.

Điều này cho thấy, từ những thông tin về nhân vật ở trong câu chuyện, mỗi chúng ta đều có thể tưởng tượng ra được ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh theo một cách riêng. Hãy ghi lại tưởng tượng của bản thân bằng một đoạn văn (độ dài khoảng 5 - 7 câu).

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn đáp ứng được hình thức theo yêu cầu và tưởng tượng về hai nhân vật để có thể viết được đoạn văn hoàn chỉnh.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

- Mở đoạn: Giới thiệu chung về nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh - nhân vật mà em cảm thấy ấn tượng ở trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh để miêu tả

- Thân đoạn:

Nêu ra những thông tin cơ bản về nhân vật mà em muốn miêu tả (đến từ đâu, có tên gọi là gì và vì sao có tên gọi đó, có năng lực gì đặc biệt...)

Miêu tả về đặc điểm ngoại hình của nhân vật đó dựa theo trí tưởng tượng của em, về vóc dáng, kiểu tóc, màu da, kiểu trang phục... - nêu ra lý do vì sao em lại tưởng tượng như thế (liên quan tới mốc lịch sử của câu chuyện, về năng lực đặc biệt của nhân vật ấy)

Miêu tả về đặc điểm tính cách của nhân vật thông qua những hành động trong câu chuyện

- Kết đoạn: Nhận xét chung về hình tượng của nhân vật và tình cảm của em đối với nhân vật đó

Đoạn văn tham khảo 1:

Ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh - hai vị thần luôn gây ra sự tò mò cho bạn đọc. Vị thần núi Sơn Tinh thì có đến ba mắt. Mắt thứ ba kia như nhìn thấy được mọi thứ để có thể thấy được toàn cảnh nhân dân lầm than trong dòng nước lũ và quyết tâm phải chiến thắng kẻ thù Thủy Tinh. Thần Sơn Tinh thì phi bạch hổ và oai phong lẫm liệt. Còn thần Thủy Tinh thì mang theo một dáng vẻ phong trần với bộ râu quăn xanh rì. Màu xanh của biển cả đã nhuốm trên làn da chàng. Cưỡi rồng uy nghi càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của Thủy Tinh - vẻ đẹp của sự quyền lực và bão tố. Hai chàng trai là hai vẻ đẹp khác nhau, hai bức họa sống động về thiên nhiên muôn màu. 

Đoạn văn tham khảo 2:

Sau khi đọc xong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, chắc hẳn ai cũng cảm thấy vô cùng tò mò về ngoại hình cũng như tài năng của cả hai nhân vật. Vị thần núi Sơn Tinh có đến ba mắt, riêng con mắt thứ ba có thể nhìn thấy được cảnh nhân dân lầm than trong dòng nước lũ và quyết tâm phải giành chiến thắng trước kẻ thù chính là nhân vật Thủy Tinh. Ở thần Sơn Tinh toát ra khí thế oai phong và cường tráng lẫm liệt. Còn thần biển Thủy Tinh thì mang theo chút vẻ phong trần bụi bặm cùng với râu ria quăn xanh rì và có thể thấy được màu xanh của biển cả đã nhuốm trên mình chàng. Hình ảnh Thủy Tinh cưỡi rồng uy nghi tô đậm thêm cho vẻ đẹp của anh chàng, đó chính là vẻ đẹp của quyền lực và bão tố. Có thể thấy được rằng hai chàng trai tượng trưng cho hai vẻ đẹp và hai bức tranh sống động về thế giới thiên nhiên muôn màu.

Đoạn văn tham khảo 3:

Sơn Tinh và Thủy Tinh là hai nhân vật hết sức quen thuộc đối với nhân dân ta mang đến những nét đẹp hấp dẫn riêng biệt thông qua cả ngoại hình và tài năng. Khi đọc truyện truyền thuyết cùng tên, em đã có những tưởng tượng hết sức rõ nét về ngoại hình của hai vị thần ấy. Thần Sơn Tinh thì có thân hình vô cùng cao lớn, vạm vỡ, khuôn mặt thì hết sức cương nghị cùng với nước da ngăm trông rất khỏe khoắn. Thần có tài năng đặc biệt đó là vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; còn vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Còn thần Thủy Tinh cũng chẳng thể kém cạnh khi anh có biệt tài hô mưa mưa về và gọi gió gió đến. Tuy nhiên, vẻ ngoài của thần lại mang theo dáng vẻ phong trần cùng với mái tóc dài và chòm râu quăn xì, thoạt nhìn có vẻ hết sức đáng sợ. Tóm lại, cả hai vị thần mỗi người đều có một vẻ riêng, thậm chí lại trái ngược với nhau nhưng đã mang tới những màu sắc cũng như nét cuốn hút riêng. 

Đoạn văn tham khảo 4:

Truyện truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là một trong số những truyện truyền thuyết quen thuộc đối với tuổi thơ mỗi người. Đặc biệt, chúng ta sẽ không thể quên được ngoại hình của hai nhân vật chính đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh trong hình dung của mình. Đối với trí tưởng tượng của bản thân, Sơn Tinh hiện ra là một thần núi với khuôn mặt vô cùng chất phác, khí thế phi thường cùng với cơ thể vạm vỡ và cường tráng, có thể dời núi để lấp biển. Đặc biệt, thần có đến ba mắt, mắt thứ ba kia có thể quan sát được những điều đang xảy ra dù ở bất cứ khoảng cách nào. Trái với Sơn Tinh, Thủy Tinh là một vị thần của biển cả có thân hình nhuốm màu xanh của biển cả cùng với khuôn mặt gian ác, đầy âm mưu và tính toán. Tuy nhiên, tài năng của Thủy Tinh cũng không thua kém so với Sơn Tinh khi có thể hô mưa gọi gió. Dù có trái ngược nhau về mặt ngoại hình, nhưng cả hai vị thần đều mang những nét hấp dẫn riêng biệt và tài giỏi hơn người bình thường. 

Đoạn văn tham khảo 5:

“Sơn Tinh, Thủy Tinh” là truyện truyền thuyết mà em hết sức yêu thích bởi hình tượng của cả hai nhân vật chính. Đầu tiên là anh chàng Sơn Tinh – chúa tể miền non cao với thân hình vô cùng khỏe khoắn và cường tráng cùng với khuôn mặt tuấn tú. Tài năng của Sơn Tinh chính là có thể dời núi để lấp biển. Tiếp đến là anh chàng Thủy Tinh – chúa tể vùng nước thẳm. Sức mạnh của anh cũng chẳng hề kém cạnh khi có thể tự mình hô mưa và gọi gió, nhưng khuôn mặt lại toát lên vẻ gì đó vô cùng hung ác và không nhận được mấy thiện cảm. Hai vị thần đều ngang tài ngang sức và hết sức tài giỏi.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Bài viết phía trên của VUIHOC chính là phần Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh Văn 6 kết nối tri thức được trình bày hết sức chi tiết và dễ hiểu. Văn bản là một câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giúp giải thích hiện tượng lũ lụt của tự nhiên đồng thời thể hiện được sức mạnh và ước vọng của người Việt cổ từ ngàn đời nay đó chính là chế ngự thiên tai và ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

Ngoài phần Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh| Văn 6 kết nối tri thức ở trên, các em cũng có thể truy cập ngay vào website vuihoc.vn để tham khảo thêm về những phần soạn bài khác của môn Ngữ Văn cũng như các môn học khác nữa, đồng thời tự đăng ký khoá học của mình một cách nhanh chóng và còn được giải đáp những gì chưa hiểu trong bài từ các thầy cô giáo của VUIHOC thực sự tâm huyết và có trình độ chuyên môn cao.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Hotline: 0987810990