Soạn bài Thánh Gióng| SGK Ngữ Văn lớp 6 chân trời sáng tạo
Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Thánh Gióng cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn Chân trời sáng tạo lớp 6 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!
1. Soạn bài Thánh Gióng| SGK Ngữ Văn lớp 6 chân trời sáng tạo: Phần chuẩn bị đọc
Đề bài: Em có suy nghĩ như thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành dũng sĩ?
Câu trả lời chi tiết:
Việc một cậu bé ba tuổi bỗng trở thành dũng sĩ quả thật là điều kỳ diệu, thậm chí có phần hoang đường và khó tin. Tuy nhiên, điều này không chỉ đơn giản là sự tình cờ, mà còn phản ánh một sự thật rằng cậu bé ấy rất có thể mang trong mình dòng máu thần thánh hoặc được trời ban cho sức mạnh phi thường. Sự xuất hiện của cậu không phải ngẫu nhiên mà là để thực hiện một sứ mệnh lớn lao, vượt qua những thử thách mà người thường không thể đảm đương. Với sức mạnh, trí tuệ và lòng dũng cảm vượt trội, cậu bé chính là minh chứng cho việc đôi khi, những điều kỳ diệu xảy ra để thay đổi thế giới hoặc bảo vệ điều gì đó quý giá. Câu chuyện này khơi gợi lòng tin vào khả năng phi thường mà một người, dù nhỏ bé, cũng có thể sở hữu.
2. Soạn bài Thánh Gióng| SGK Ngữ Văn lớp 6 chân trời sáng tạo: Phần trải nghiệm cùng văn bản
2.1 Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?
Câu trả lời chi tiết:
Sự ra đời cùng những biểu hiện khác thường của cậu bé là dấu hiệu dự báo trước một sự kiện lớn lao và đầy nguy hiểm đang đến gần, một sự kiện có thể ảnh hưởng lớn đến toàn bộ dân tộc. Điều này khiến nhiều người tin rằng cậu bé không phải người thường mà được định sẵn để thực hiện một sứ mệnh đặc biệt. Sự xuất hiện của cậu như lời nhắn nhủ rằng dân tộc sắp đối mặt với những thách thức to lớn, đòi hỏi một người có tài năng, sức mạnh và phẩm chất phi thường đứng ra dẫn dắt. Chính sức mạnh và khả năng vượt trội của cậu sẽ là yếu tố quyết định giúp vượt qua nghịch cảnh. Cậu bé chính là biểu tượng cho hy vọng, niềm tin vào sự bảo vệ thần thánh và chiến thắng trước khó khăn sắp tới.
2.2 Từ "chú bé" được thay bằng từ "tráng sĩ" khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì?
Câu trả lời chi tiết:
- Sự thay đổi trong cách xưng hô trong câu chuyện là minh chứng rõ ràng cho sự trưởng thành vượt bậc của Thánh Gióng. Khi cách gọi thay đổi, nó không chỉ đơn thuần là một sự điều chỉnh trong lời kể mà còn phản ánh quá trình chuyển biến đầy ý nghĩa của nhân vật. Từ một cậu bé bình thường, Thánh Gióng đã thực sự trở thành một con người trưởng thành với sức mạnh và tài năng phi thường, mang trong mình khả năng chiến đấu vượt trội. Giờ đây, cậu bé đã sẵn sàng gánh trên vai trọng trách lớn lao của cả dân tộc, lao mình vào trận chiến để đánh bại quân thù xâm lược.
- Sự thay đổi danh xưng là cách tác giả khéo léo định hình vai trò và vị trí của nhân vật trong từng giai đoạn của câu chuyện. Từ một đứa trẻ yếu ớt, cậu đã trở thành một biểu tượng của hy vọng và sức mạnh tập thể. Qua đó, sự thay đổi trong lời kể không chỉ làm nổi bật sự phát triển của Thánh Gióng mà còn thể hiện thông điệp sâu sắc về sự trưởng thành và trách nhiệm đối với cộng đồng.
2.3 Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?
Câu trả lời chi tiết:
- Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng mang ý nghĩa sâu sắc và đa chiều. Trước hết, nó giúp lý giải những sự vật, hiện tượng tự nhiên theo một cách vừa gần gũi vừa dễ hiểu với người dân. Những câu chuyện truyền miệng này không chỉ đơn thuần là giải thích hiện tượng mà còn là cách kết nối giữa lịch sử và thiên nhiên, tạo nên sự hòa quyện độc đáo trong nhận thức văn hóa.
- Bên cạnh đó, những câu chuyện này còn thể hiện rõ nét sự tự hào, lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc của người dân đối với Thánh Gióng – vị anh hùng dân tộc đã dùng tất cả sức mạnh và tâm huyết của mình để chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do. Qua việc tái hiện những sự kiện hào hùng trong lịch sử, câu chuyện về Thánh Gióng không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tinh thần hy sinh và trách nhiệm với đất nước. Những dấu tích ấy là minh chứng sống động cho một thời kỳ lịch sử oai hùng, để lại ấn tượng khó phai trong tâm thức dân tộc.
Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!
3. Soạn bài Thánh Gióng| SGK Ngữ Văn lớp 6 chân trời sáng tạo: Phần suy ngẫm và phản hồi
3.1 Câu 1 trang 22 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng.
Câu trả lời chi tiết:
Các chi tiết kì ảo gắn liền với sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Thánh Gióng đó chính là:
- Sự việc sinh ra và lớn lên:
+ Thánh Gióng được sinh ra một cách đặc biệt kỳ lạ: Bà mẹ vô tình ướm chân sau đó lại thụ thai, 12 tháng sau mới sinh được con; cậu bé tận tới lúc lên ba không nói, không cười, hay đi đứng, mẹ đặt đâu thì con nằm đấy.
+ Khi sứ giả đi tìm người tài giỏi có khả năng đứng lên chiến đấu để cứu nước, thì Gióng bỗng nhiên cất lên tiếng nói sau đó mời sứ giả vào - đó cũng chính là tiếng nói đầu tiên của cậu từ lúc lên 3.
+ Cậu bé tuy chỉ mới 3 tuổi đã đưa ra yêu cầu với sứ giả và nói với nhà vua những nhu cầu về việc chuẩn bị cho cuộc chiến đấu đó chính là rèn áo giáp sắt, ngựa sắt và roi sắt và khẳng định chắc chắn sẽ phá tan lũ giặc.
+ Sau khi sứ giả vừa rời đi, Gióng ngay lập tức lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không biết no, áo vừa mới mặc xong đã căng đứt hết chỉ.
- Sự việc ra trận và giành chiến thắng:
+ Chú bé lập tức vùng dậy, vươn vai một cái bỗng ngay sau đó biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, với tác phong đầy sự oai phong, lẫm liệt.
+ Vỗ tay mạnh mẽ vào mông ngựa, ngựa hí lên mấy dài và đầy vang dội.
+ Ngựa thét phun ra lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác.
+ Roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.
- Bay về trời: Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời
3.2 Câu 2 trang 22 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Nhân vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả “vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ”?
Câu trả lời chi tiết:
- Khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước, nhân vật Gióng đã nói với mẹ và sứ giả rằng:
+ Nói với mẹ của mình: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”
+ Nói với sứ giả rằng: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này"
- Sau khi nghe Gióng nói xong, sứ giả có cảm xúc:
+ Vô cùng kinh ngạc vì câu nói của một đứa trẻ ba tuổi lại có thể nói ra được những lời đanh thép đòi xin đi để đánh giặc, và đưa ra những yêu cầu về những món đồ có giá trị vô cùng to lớn, nặng nề khó khăn để có thể đáp ứng được.
+ Đồng thời cũng cảm thấy vô cùng mừng rỡ vì khi đang trong tình thế đất nước đang rất nguy nan, vừa hay lúc đó tìm được một người tài có trong mình một năng lực kì lạ như Gióng thì quả là kịp thời và cần thiết.
3.3 Câu 3 trang 22 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kể các từ ngữ đó thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng “vươn vai” thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc.
Câu trả lời chi tiết:
- Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Các từ để chỉ nhân vật Gióng ở trong hai thời điểm:
+ Trước khi Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ để đi ra trận đánh giặc: cậu bé, đứa trẻ, đứa bé, chú bé
+ Sau khi Gióng vươn vai thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc, Thánh Gióng trở thành nhân vật có nhiều cái tên vĩ đại: tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương.
>> Xem thêm: Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo
3.4 Câu 4 trang 22 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng như thế nào?
Câu trả lời chi tiết:
- Từ kết quả liệt kê ở câu 3, từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhất ở trong tác phẩm đó chính là từ "tráng sĩ" được lặp lại nhiều lần nhất với số lần là 7 lần
- Tác dụng của việc tác giả cho lặp đi lặp lại nhiều lần từ "tráng sĩ":
+ Khẳng định mạnh mẽ về sự phi thường, vĩ đại và tầm ảnh hưởng đặc biệt quan trọng của nhân vật Thánh Gióng - hình ảnh của người anh hùng, dũng sĩ lớn mạnh dùng sức mạnh, năng lực của bản thân để tiêu diệt kẻ thù, đem lại bình yên và cuộc sống ấm no cho nhân dân.
+ Thể hiện một sự kính trọng, yêu mến, ngưỡng mộ, và những cảm xúc tự hào của nhân dân dành cho nhân vật anh hùng Gióng.
+ Thể hiện những quan niệm của nhân dân, những tưởng nhớ của nhân dân về những người anh hùng đã anh dũng đứng lên giúp dân trừ bạo, diệt địch bằng cách sử dụng những sức mạnh phi thường - được người đời ưu ái gọi thân thương với cái tên là "tráng sĩ"
3.5 Câu 5 trang 22 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?
Câu trả lời chi tiết:
- Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện ở trong các tác phẩm nhằm để thực hiện một nhiệm vụ có trọng trách lớn lao nào đó. Nhiệm vụ của Gióng đó chính là đánh tan và đuổi quân xâm lược.
- Nhiệm vụ đó đặc biệt quan quan trọng và lớn lao bởi vì nó chính là thứ quyết định vận mệnh của cả một dân tộc, nếu như không có sự xuất hiện của những người anh hùng như Gióng ra tay diệt địch, có thể cả dân tộc sẽ phải hứng chịu cảnh lầm than, mất nước, nhân dân đói khổ.
3.6 Câu 6 trang 22 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời”. Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?
Câu trả lời chi tiết:
- Em không đồng tình với ý kiến trên của các bạn.
- Bởi vì những lý do sau bởi sự xuất hiện của các câu văn ở phần sau của văn bản:
+ Các câu văn chính là chứng minh cho sự hiện diện rõ nhất của Thánh Gióng trong lịch sử là nhân vật có thật, qua những di tích, dấu ấn mà Gióng để lại cho nhân dân các đời sau(tên làng, xã, ao hồ...), từ đó giúp tăng thêm tính "thật" của câu chuyện.
+ Thể hiện ở trong đó một tình yêu mến, kính trọng, cảm xúc tự hào của người dân dành cho người anh hùng Thánh Gióng ( bằng việc lập đền thờ, tổ chức các lễ hội có liên quan đến Gióng).
3.7 Câu 7 trang 22 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
Câu trả lời chi tiết:
Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em nhận thấy rằng Gióng chính là hình ảnh tiêu biểu của nhân dân ta. Khi đất nước gặp nguy hiểm, nhân dân luôn sẵn sàng đứng lên bảo vệ Tổ quốc, như Thánh Gióng đã làm. Cụ thể, chi tiết Gióng cất tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc thể hiện lòng yêu nước và tinh thần quật cường, luôn hiện hữu trong mỗi người dân Việt Nam. Thêm vào đó, khi Gióng gặp sứ giả và dù ăn nhiều đến đâu cũng không đủ no, nhân dân đã cùng nhau góp gạo nuôi Gióng, qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Nhờ vậy, Thánh Gióng trở thành biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Thánh Gióng trong sách giáo khoa Ngữ văn Chân trời sáng tạo lớp 6 . Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!