img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thánh Gióng| Văn 6 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 11:08 25/11/2024 472 Tag Lớp 6

Dưới đây là phần Soạn bài Thánh Gióng| Văn 6 kết nối tri thức vô cùng chi tiết mà VUIHOC đã chuẩn bị cho các em. Thông qua bài viết, tác giả muốn ca ngợi hình tượng của người anh hùng Thánh Gióng đánh giặc là tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tình thần anh dũng và bất khuất của dân tộc ta.

Soạn bài Thánh Gióng| Văn 6 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thánh Gióng kết nối tri thức: Trước khi đọc 

Câu 1 trang 6 Ngữ Văn lớp 6 Kết nối tri thức Tập 2

Đối với em, người anh hùng là ai? Người đó có những phẩm chất hay thành tích gì mà khiến em phải ngưỡng mộ?

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh có thể tham khảo mẫu sau đây:

- Anh hùng là khái niệm để chỉ những con người sống và thực hiện những hành động dựa trên lý tưởng của bản thân cũng như kì vọng của mọi người. Là những người không ngại bất cứ khó khăn, thử thách hay nghịch cảnh nào mà luôn luôn làm những điều tốt đẹp nhất để hướng đến xã hội và cộng đồng.

- Nhân vật anh hùng thường là những nhân vật có tài năng xuất chúng, phải có đạo đức, luôn làm việc tốt và có sức khỏe phi thường khiến em thực sự ngưỡng mộ.

- Đối với em, chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một người anh hùng.

- Những phẩm chất và thành tích của người đã khiến em ngưỡng mộ đó là:

+ Phẩm chất: kiên trì, giản dị, chăm chỉ, chịu khó, tốt bụng…

+ Thành tích: tìm được con đường cứu nước theo cách đúng đắn, lãnh đạo dân tộc ta chiến đấu để giành lại độc lập tự do


 

Câu 2 trang 6 Ngữ Văn lớp 6 Kết nối tri thức Tập 2

Thiết kế bản giới thiệu ngắn gọn về một người anh hùng với những nội dung như sau: tên, phẩm chất và chiến công. Trang trí bản giới thiệu bằng những hình ảnh phù hợp và sử dụng bản giới thiệu để trình bày về người anh hùng.

Hướng dẫn trả lời:

Năm 34 sau tây lịch, nhà Đông Hán đã sai Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ.

Tô Định là một người vô cùng tham lam tàn bạo. Dân chúng hết sức oán hận, Lạc hầu, Lạc tướng cũng phải căm hờn. Còn Lạc tướng huyện Châu Diên lúc đó là Thi Sách, mưu tính việc chống lại quân Tàu. Tô Định hay được bèn giết Thi Sách đi. Vợ Thi Sách chính là Trưng Trắc nổi lên đánh Tô Định nhằm báo thù cho chồng cũng như rửa hận cho nước.

Trưng Trắc là con gái của Lạc tướng Mê Linh, nay là tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng với em mình là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì những Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng đã tràn đi khắp nơi, chiếm được những 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại nên trốn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua và đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng hết sức vui mừng khi độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì bị nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện mang binh sang đánh. Quân của Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì chỉ mới nhóm lên, nhưng nhờ có sự dũng cảm, quân ta đã thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng tại vùng Lãng Bạc (tức gần khu vực Hồ Tây ở Hà Nội bấy giờ). Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, sử dụng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du sau đó đánh úp. Hai Bà thua trận cho nên đã rút quân về giữ Mê Linh.

Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh đến vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, vào thế cùng. Hai Bà liền phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đi đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ khu vực sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay kẻ giặc.

Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta cho nên đã được hậu thế sùng bái suốt đời.

Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây cùng với làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, cứ đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để tưởng nhớ công ơn của hai vị nữ tướng.

2. Soạn bài Thánh Gióng kết nối tri thức: Đọc văn bản

2.1 Hình dáng và sức mạnh của chủ nhân của vết chân to tướng.

Hướng dẫn trả lời:

Khi thấy vết chân to tướng ở dưới đất, em hình dung ra rằng chủ nhân của vết chân to lớn cũng phải có vóc dáng thật to lớn, khổng lồ và vạm vỡ với sức mạnh phi thường, mạnh mẽ hơn người.

2.2 Lời của chú bé ba tuổi có điểm gì đặc biệt? 

Hướng dẫn trả lời:

Lời của chú bé ba tuổi đặc biệt ở điểm:

- Tuy mới chỉ ba tuổi nhưng lời nói hết sức đanh thép, quyết liệt và tự tin, không hề có một chút nhút nhát hay sợ sệt trước mặt người lạ

- Chú nói với một giọng điệu khảng khái, mạnh mẽ và quyết đoán giống như một thanh niên trai tráng chứ không phải lời của một em bé mới lên ba.

- Chú xưng hô là “ta” rồi gọi sứ giả là “ông” thể hiện rằng cậu bé là một người vô cùng đặc biệt chứ không phải là người bình thường.

- Cách nói của chú đã thể hiện được quyết tâm cao độ của một anh hùng yêu nước và khát khao được đi đánh giặc, xin những vũ khí và trang bị kì lạ để thoải mong muốn được giữ gìn hoà bình cho đất nước và cho nhân dân.

2.3 Cảnh bà con hàng xóm cùng nhau góp gạo thóc để nuôi chú bé. 

Hướng dẫn trả lời:

Chi tiết bà con làng xóm cùng nhau góp gạo để nuôi cậu bé cũng là một chi tiết vô cùng đặc biệt. Điều này chứng tỏ rằng Gióng là đứa con của nhân dân và được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng cũng đại diện cho sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần của sự đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó thì Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ. Đây cũng là một chi tiết thể hiện được sức mạnh của nhân dân và sức mạnh của toàn dân tộc. Khi hoà bình thì họ là những người lao động rất bình thường, nhưng khi có chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết cũng hoá thành sức mạnh phi thường, giúp vùi chôn quân giặc.

→ Khung cảnh bà con hàng xóm cùng nhau góp gạo thổi cơm nuôi chú bé thể hiện được tinh thần đoàn kết và đùm bọc của nhân dân ta. Đồng thời thể hiện được khát vọng và gửi gắm niềm tin của bà con vào người anh hùng có thể sẽ giúp họ đánh đuổi được giặc ngoại xâm. 

>> Xem thêm: Soạn văn 6 kết nối tri thức 

2.4 Miếu thờ ban đầu trông sẽ như thế nào? 

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh trả lời dựa vào suy nghĩ và trí tưởng tượng của bản thân.

Gợi ý: 

Miếu thờ của Thánh Gióng sẽ là một công trình vô cùng to lớn, đồ sộ và trang trọng, thể hiện được sự tôn vinh và tôn kính đối với anh hùng hào hùng này. Kiến trúc của miếu có thể được thiết kế dựa trên phong cách cổ truyền, với những mái ngói cong và nhiều cột trụ cao vút.

Trong miếu thờ, có thể thấy được bức tượng rất lớn của Thánh Gióng, cao vút và vạm vỡ, trên một con ngựa sắt và tay cầm thân tre ngà dài, hình dung ra rằng người anh hùng ấy đang chiến đấu hết sức mạnh mẽ và oai hùng. Bức tượng này sẽ được đặt tại vị trí trung tâm, giúp thu hút sự chú ý của mọi người khi bước vào miếu thờ.

Ngoài ra, miếu thờ cũng có thể được trang trí bằng những hoa văn và họa tiết truyền thống cùng với những bức tranh tường miêu tả các trận đấu vô cùng dũng mãnh của Thánh Gióng nhằm tôn vinh những công lao vĩ đại của vị anh hùng ấy trong lòng người dân.

3. Soạn bài Thánh Gióng kết nối tri thức: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 9 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Nêu thời gian, địa điểm và hoàn cảnh diễn ra những sự việc ở trong câu chuyện.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần đầu của văn bản để trả lời được câu này.

Lời giải chi tiết:

- Thời gian: vào đời Hùng Vương thứ sáu. 

- Không gian: không gian chật hẹp là một làng quê (lúc bấy giờ là làng Phù Đổng), không gian rộng chính là bờ cõi chung của đất nước ta.

- Hoàn cảnh: Giặc Ân tiến sang xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua vô cùng lo sợ bèn truyền sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài giỏi cứu nước. 

→ Đây là tình huống khá điển hình ở những tác phẩm truyền thuyết: đất nước phải đối diện với một mối lâm nguy và thử thách to lớn đó là phải đánh đuổi được giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Tại thời điểm lịch sử ấy đòi hỏi phải có những cá nhân kiệt xuất và những người tài giỏi đánh giặc giúp đỡ dân cứu nước. 

3.2 Câu 2 trang 9 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Thánh Gióng đã được ra đời một cách kỳ lạ như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần đầu của văn bản để trả lời được câu này.

Lời giải chi tiết:

- Sự ra đời hết sức kỳ lạ của Thánh Gióng: 

Thánh Gióng được cho là ra đời với một cách kỳ lạ dựa theo truyền thuyết dân gian. Trong câu chuyện, có hai vợ chồng ông lão nhà nghèo, mặc dù vô cùng chăm chỉ làm ăn và có tiếng phúc đức, nhưng mãi vẫn chưa thể có con. Một ngày, khi bà đang đi ra đồng, bà phát hiện ra một vết chân khổng lồ, lớn hơn so với vết chân của người thông thường. Bà quyết định ướm thử vào vết chân ấy, và không ngờ rằng sau đó thì bà đã mang thai.

Sau mười hai tháng thai nghén, bà đã sinh ra một em bé với mặt mũi rất khôi ngô, đó chính là nhân vật Thánh Gióng. Tuy nhiên, lúc chú bé lên ba tuổi, cậu lại chẳng biết cười, chẳng biết nói gì cả, và cũng không thể đi được bước nào mà chỉ biết nằm im, không nhích đi. Tính cách và sự xuất hiện của Thánh Gióng thực sự rất đặc biệt, không giống như bất kỳ người thường nào cả, đã làm nổi bật được sự kỳ lạ và phi thường của vị anh hùng này trong truyền thuyết.
→ Ý nghĩa: Làm nổi bật được tính chất khác thường và hé mở rằng đứa trẻ này không phải là một nhân vật bình thường. 

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

3.3 Câu 3 trang 9 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Chỉ ra ý nghĩa của những chi tiết dưới đây:

a. Câu nói của Gióng: “Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!”.

b. Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo, thổi cơm cho Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc

c. Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ khổng lồ.

d. Ngựa sắt phun ra lửa, gươm sắt loang loáng như chớp giật và bụi tre hai bên đường đã hỗ trợ Gióng trong quá trình đánh giặc.

e. Gióng đánh giặc xong, cởi giáp bỏ nón lại và bay thẳng lên trời.

Phương pháp giải:

Em hãy suy nghĩ sau đó nêu ra ý nghĩa của từng chi tiết.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của những chi tiết là:

a. Câu nói của Gióng: “Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!”.

⇒ Ý nghĩa:

Khẳng định được ý thức, khát vọng và quyết tâm phải đánh đuổi được giặc chống ngoại xâm của chú bé Gióng: Bằng cách đó, Gióng không chỉ là một đứa trẻ với nhiều đặc điểm kỳ lạ mà còn là một anh hùng với tinh thần mạnh mẽ và sự quyết tâm phải bảo vệ được đất nước khỏi sự xâm lăng của lũ giặc dữ.

Khẳng định sứ mệnh và vai trò của Gióng là sinh ra để đánh giặc và bảo vệ đất nước: Câu nói này là lời cam kết của Gióng, thể hiện được sự sẵn sàng và quyết tâm của vị anh hùng nhỏ bé này để đối mặt với biết bao nhiêu nguy hiểm phía trước và bảo vệ cộng đồng. Đây cũng chính là cách thể hiện được tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nước cao cả của Gióng trong quá trình đấu tranh để chống giặc ngoại xâm và bảo vệ tổ quốc.

b. Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo, thổi cơm cho Gióng ăn, may quần áo cho Gióng mặc

⇒ Ý nghĩa:

Câu nói thể hiện được tinh thần đoàn kết và yêu nước của toàn nhân dân ta. Câu này đã thể hiện được sự đoàn kết, đồng lòng hướng về cộng đồng của toàn thể bà con hàng xóm khi họ sẵn sàng chung tay nuôi Gióng lớn để cho anh hùng có thể đứng lên chống lại lũ giặc ngoại xâm, bảo vệ cho đất nước. Việc góp sức, góp đồ ăn và góp quần áo cho Gióng cũng chính là việc thể hiện tinh thần đoàn kết và sự hy sinh cái riêng cho lợi ích chung của cộng đồng.

Ngoài ra câu nói còn thể hiện được ý nghĩa của người anh hùng rằng người anh hùng không chỉ được sinh ra từ lòng dũng cảm riêng mà còn là sản phẩm kết tinh của sự đoàn kết và sự hỗ trợ từ cộng đồng. Gióng đại diện cho sức mạnh của toàn dân tộc, là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết cùng với sức mạnh cộng đồng trong việc đối phó với những thách thức và bảo vệ tổ quốc.

c. Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ khổng lồ.

⇒ Ý nghĩa:

Câu trên thể hiện được sự lớn mạnh nhanh chóng của sức mạnh toàn dân. Câu này thể hiện được sự biến đổi đột ngột và nhanh chóng khi Gióng đã trở thành một tráng sĩ khổng lồ, là biểu trưng cho sức mạnh toàn dân khi mà đất nước đang phải đối diện với nguy cơ lớn. Sự biến đổi ấy cũng phản ánh được sự tổng hợp và sự kết hợp của rất nhiều yếu tố để tạo ra được một lực lượng mạnh mẽ giúp bảo vệ tổ quốc.

Đồng thời cũng khẳng định được quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm của người anh hùng, toàn nhân dân. Câu này cũng là một sự khẳng định về lòng quyết tâm và lòng dũng cảm của Gióng trong quá trình đối đầu với giặc ngoại xâm. Việc trở thành một tráng sĩ khổng lồ không chỉ thể hiện được sức mạnh vượt trội mà đó còn là biểu tượng cho tinh thần chiến đấu cùng với sự kiên trì và sự quyết tâm của anh hùng và của cả cộng đồng nhân dân trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.

d. Ngựa sắt phun ra lửa, gươm sắt loang loáng như chớp giật và bụi tre hai bên đường đã hỗ trợ Gióng trong quá trình đánh giặc.

⇒ Ý nghĩa:

Câu nói thể hiện sự đoàn kết chống giặc. Câu này tượng trưng cho sự đoàn kết của mọi yếu tố trong cuộc chiến, không chỉ con người mà còn cả thiên nhiên (cây cỏ, ngựa) cũng hỗ trợ Gióng trong quá trình đánh đuổi giặc dữ. Đây là sự thể hiện của tinh thần đoàn kết cũng như sự hiểu biết và sẵn sàng hy sinh cho mục tiêu chung.

Câu nói cũng thể hiện sự phát triển của đất nước. Việc sử dụng vũ khí từ kim loại như ngựa hay gươm sắt thể hiện được sự phát triển của đất nước vào thời điểm bấy giờ, khi công nghệ và vũ khí đã được ứng dụng giúp bảo vệ lãnh thổ cũng như ngăn chặn kẻ thù.

Cuối cùng là tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng của Thánh Gióng. Sự mô tả về ngựa phun lửa, bụi tre hai bên đường và gươm sắt loang loáng không chỉ thể hiện được sự mạnh mẽ của Gióng mà còn muốn ca ngợi tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng của vị anh hùng này. Dù gặp khó khăn, Gióng vẫn rất nhanh chóng ứng biến và quyết chiến tới cùng để bảo vệ cho đất nước.

e. Gióng đánh giặc xong, cởi giáp bỏ nón lại và bay thẳng lên trời.

⇒ Ý nghĩa:

Đây là câu thể hiện tinh thần vô tư và không màng vật chất. Sau khi hoàn thành được nhiệm vụ chiến đấu chống giặc, Gióng cởi giáp, sau đó bỏ nón và bay lên trời, không mang theo bất cứ thứ vật chất nào. Điều này thể hiện được tinh thần vô tư và không màng đến danh lợi, vật chất sau khi đã hoàn thành được sứ mệnh của mình, đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết.

Câu văn còn giúp "Bất tử hóa" hình tượng của người anh hùng. Hành động của Gióng đi bay lên trời sau khi chiến thắng cũng có thể được hiểu là việc hình tượng anh hùng trở nên bất tử và tồn tại mãi mãi ở trong tâm hồn lẫn trí óc của nhân dân. Anh hùng không chỉ là người có công vĩ đại ở trong lịch sử mà còn là một biểu tượng của tinh thần kiên cường, sự hy sinh và lòng dũng cảm vượt qua thời gian.

3.4 Câu 4 trang 9 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Chiến công phi thường mà nhân vật Gióng đã làm nên là gì? Em hãy nêu ra ý nghĩa của hình tượng Gióng?

Phương pháp giải:

Từ nội dung của văn bản, em hay suy nghĩ sau đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Bằng sức mạnh phi thường, Gióng đã làm nên được chiến công hết sức phi thường, đánh tan hết lớp giặc này cho đến lớp giặc khác. Sau khi đánh tan được quân giặc xâm lược, Gióng đến chân núi Sóc sau đó bỏ lại áo giáp một mình một ngựa bay về trời. Người anh hùng sau khi đã hoàn thành được nhiệm vụ cứu nước không màng đến danh lợi, phần thưởng mà đã trở về tiên giới. Gióng đến trần gian chỉ với một mục đích duy nhất đó chính là dẹp quân xâm lược để mang lại nền bình yên cho toàn nhân dân và cho đất nước. Điều đó càng tô đậm hơn nữa những phẩm chất anh hùng của nhân vật Thánh Gióng. Đồng thời chi tiết ấy cũng thể hiện được sự bất tử của Gióng ở trong lòng mọi người, Gióng đã bay về trời cũng là về với cõi vô biên, bất tử mãi mãi và trường tồn cùng với đất nước, dân tộc.

Hình tượng của Thánh Gióng đã thể hiện được tinh thần quyết chiến, quyết thắng, mạnh mẽ, quật cường của toàn dân tộc thông qua việc xây dựng hình tượng của người anh hùng gắn với những nội dung, chi tiết thần kỳ vô cùng đặc sắc. Chính vì vậy đây được xem là bản anh hùng ca về những chiến công trong công cuộc chống lại giặc ngoại xâm.

3.5 Câu 5 trang 9 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Theo em, chủ đề muốn đề cập trong truyện Thánh Gióng là gì?

Phương pháp giải:

Em xem nội dung khái quát sau đó chọn chủ đề phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Với chủ đề đánh giặc cứu nước, truyện Thánh Gióng được nằm trong hệ thống truyện dân gian vào thời Hùng Vương dựng nước. Chủ đề chống giặc ngoại xâm là một chủ đề vô cùng quan trọng bên cạnh chủ đề chống thiên nhiên. Từ truyện Thánh Gióng đã mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống quân giặc ngoại xâm, toát lên được tinh thần chủ đạo của dân tộc ta cũng như toát lên bản lĩnh của toàn dân tộc ta ngay từ buổi đầu dựng nước, đó là ý thức mãnh liệt về sự độc lập, tự do và truyền thống đấu tranh vô cùng bất khuất.

→ Chủ đề này thể hiện được tinh thần dũng cảm cùng với sự hy sinh cho lợi ích cộng đồng, và ý thức bảo vệ đất nước đối với văn hóa và truyền thống dân tộc. Truyện Thánh Gióng là một phần có trong hệ thống truyền thống cổ xưa của Việt Nam, thể hiện được lòng yêu nước, sự kiên cường và sự quyết tâm đối phó với những nguy cơ ngoại xâm, cũng như tinh thần đoàn kết ở trong cộng đồng.

3.6 Câu 6 trang 9 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Lời kể nào ở trong truyện Thánh Gióng có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra ở trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể ấy.

Phương pháp giải:

Đọc lại tác phẩm sau đó tìm ra lời kể mang hàm ý trên.

Lời giải chi tiết:

Lời kể trong truyện Thánh Gióng có hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra ở trong quá khứ:

- “Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đến thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đổng Thiên Vương. Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng.”

- “Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre la ngà (hay đằng ngà)".

Nhận xét về ý nghĩa của lời kể:

- Gióng là bậc Thánh cho nên khi đánh giặc xong, cứu được sinh linh thì phải bay về trời, như vậy mới xứng.

- Vua phong cho là “Phù Đổng Thiên Vương" ý muốn nói Gióng là người của nhà Trời. Đó là cách nghĩ của người xưa, là ý tưởng của người xưa gửi gắm vào trong hình tượng nghệ thuật Thánh Gióng.

- Đến nay, ở huyện Sóc Sơn (thuộc ngoại thành của thành phố Hà Nội) vẫn còn đền thờ của Thánh Gióng. Ngày hội làng - Hội Gióng mỗi năm, nhân dân biểu diễn văn nghệ mô phỏng lại cách đánh giặc thời xưa. Nhân dân vẫn luôn tin rằng: những bụi tre cháy hay những vết chân ngựa lún thành hồ ao là có thật cốt để chứng minh về lòng yêu nước của nhân dân ta đã có từ ngàn xưa.

4. Viết kết nối với đọc trang 9 sgk văn 6/2 kết nối tri thức 

Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 5-7 câu) về một hình ảnh hoặc hành động của Gióng đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc nhất. 

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn có thể đáp ứng được hình thức dựa theo yêu cầu và chọn một hình ảnh hoặc hành động của Gióng mà em thấy ấn tượng.

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn tham khảo 1:

(1) Đọc truyền thuyết Thánh Gióng, em đặc biệt ấn tượng về hình ảnh của một cậu bé vừa bước ra sân, khi vươn vai lên trời liền hóa thành một tráng sĩ rất cao lớn. (2) Dáng vẻ hiên ngang đó chính là hình tượng của người anh hùng mà nhân dân ta vẫn thường tưởng tượng và kì vọng. (3) Điều đặc biệt là lúc ấy, Gióng vẫn chưa mặc áo giáp sắt của nhà vua mang tới, tức là ở thời điểm đó, Gióng đã trở thành một tráng sĩ là nhờ vào cơm gạo và áo vải của người dân trong làng góp chung. (4) Bởi vậy, có thể tự hào nói rằng Thánh Gióng là một tráng sĩ của nhân dân và vì nhân dân. (5) Sau đó, chàng mới khoác lên mình một bộ giáp sắt mà sứ giả mang tới, trở thành một người hùng của dân tộc, mang trên vai sứ mệnh đánh đuổi giặc thù. (6) Những ý nghĩa vô cùng sâu sắc ấy đã khiến em vô cùng ấn tượng và yêu mến hình ảnh của người tráng sĩ Thánh Gióng vạm vỡ, cao to và oai hùng.

Đoạn văn tham khảo 2:

(1) Chi tiết Thánh Gióng cởi bỏ tấm áo giáp sắt để lại trên đỉnh núi sau đó cưỡi ngựa bay về trời, là một hành động mà em cảm thấy ấn tượng nhất của người anh hùng này trong câu chuyện. (2) Áo giáp sắt đó chính là do sứ giả tuân lệnh nhà vua mang tới, được cô đọng lại bởi sứ mệnh vô cùng lớn lao của một anh hùng. (3) Khoác tấm áo giáp đó lên vai, là anh ấy đã đồng ý với trọng trách đánh đuổi lũ giặc ngoại xâm, bảo vệ biên cương. (4) Vì thế, khi đã hoàn thành được sứ mệnh đó, Thánh Gióng mới cởi tấm áo giáp ra, để lại ở trên đỉnh núi. (5) Hành động ấy chính là một lời kết thúc vô cùng đẹp đẽ và hào hùng cho một người anh hùng đã thực hiện xong được sứ mệnh cao cả của bản thân, để trở về nơi dành cho mình. (6) Hành động đó của Thánh Gióng đã khiến cho em cảm thấy rất xúc động và tự hào.

Đoạn văn tham khảo 3:

(1) Trong truyền thuyết Thánh Gióng, hành động nhổ những cụm tre ở ven đường để làm vũ khí đánh giặc đã khiến cho em cảm thấy vô cùng thích thú. (2) Sau khi gậy sắt đã bị gãy, Gióng không một chút chần chừ, liền nhổ những bụi tre lên để có thể tiếp tục chiến đấu. (3) Hình ảnh về những bụi tre vốn rất bình thường, nay chợt trở nên hào hùng tới lạ. (4) Nó là biểu tượng cho những người dân làng quê chân chất, hiền lành, nhưng khi có chiến tranh, thì sẽ dũng cảm mà đứng lên để bảo vệ quê hương. (5) Hành động nhổ bụi tre đó, không chỉ thể hiện được sức mạnh và sự nhanh trí của người anh hùng Gióng. (6) Mà còn khẳng định được sức mạnh tiềm tàng của toàn dân tộc ta, đang âm thầm chảy ở khắp mọi nơi. (7) Chỉ cần có giặc ngoại xâm xuất hiện thì tất cả đều sẽ vùng lên, đoàn kết lại để có thể bảo vệ cho nền độc lập dân tộc.
 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Bài viết trên của VUIHOC chính là phần Soạn bài Thánh Gióng| Văn 6 kết nối tri thức được trình bày vô cùng chi tiết và dễ hiểu. Qua những lời giải tham khảo ở trên, hy vọng rằng các em sẽ có thể nắm được nội dung, nghệ thuật cũng như nhận được bài học về lòng yêu nước của nhân vật Thánh Gióng cùng với tình thần đoàn kết của toàn dân tộc ta.
 

Ngoài phần Soạn bài Thánh Gióng| Văn 6 kết nối tri thức ở trên, các em cũng có thể truy cập ngay vào website vuihoc.vn để tham khảo thêm về những phần soạn bài khác của môn Ngữ Văn cũng như các môn học khác nữa, đồng thời tự đăng ký khoá học của mình một cách nhanh chóng và còn được giải đáp những gì chưa hiểu trong bài từ các thầy cô giáo của VUIHOC thực sự tâm huyết và có trình độ chuyên môn cao.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Hotline: 0987810990