img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 110| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 14:28 09/09/2024 4 Tag Lớp 9

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 110 cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Cánh diều lớp 9 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 110| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 110| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Cánh diều

1. Em suy nghĩ như thế nào về việc giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong xã hội hiện đại?

Mẫu bài viết tham khảo số 1:

Xin chào thầy cô và các bạn, em tên là Hoàng Bình Minh, học sinh học lớp 9B, trường THCS xã Kim Chính, hôm nay em xin trình bày trước cả lớp một vấn đề có thể nói là một vấn đề đặc biệt nhưng cũng rất hay: giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong xã hội hiện đại?

Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước, với biết bao những biến đổi và thăng trầm, văn hóa Việt Nam đã hình thành, phát triển và cùng với đó là tạo dựng nên những giá trị riêng, đặc sắc, làm nên một hồn cốt đặc biệt của dân tộc. Cội nguồn của nền văn hóa Việt Nam đặc sắc chính là hình ảnh của văn hóa làng quê. Đó chính là chiếc nôi đặc biệt để hình thành, phát triển, nuôi dưỡng, trao truyền những giá trị văn hóa đặc biệt của Việt Nam và nhân cách cao đẹp của con người Việt Nam. Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt là hội nhập quốc tế, những giá trị vô cùng tốt đẹp của nét đẹp văn hóa làng quê Việt Nam vẫn được gìn giữ, vun đắp, góp phần làm giàu thêm cho bản sắc văn hóa của dân tộc, cội nguồn của đất nước.

Làng quê Việt Nam của dân ta từ xa xưa đã được xây dựng và hình thành những tổ chức xã hội nhất định. Diện mạo của các tổ chức xã hội dần được hình thành theo nhiệm vụ, thay đổi được quy định ở trong những hương ước, phong tục truyền thống của làng. Hương ước truyền thống được đặt ra của làng là một di sản văn hóa vô cùng quý giá, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển nổi bật từng ngày của làng quê Việt Nam. Làng là vùng đất được những người đầu tiên bước đến khai phá, sinh sống và lập nghiệp tại đó. Làng quê Việt Nam chủ yếu xuất thân là nơi những người của những người nông dân trồng lúa nước và là nơi có truyền thống sản xuất theo hướng tự cung, tự cấp là chủ yếu. Ở mỗi vùng miền khác nhau trên đất nước, mỗi ngôi làng đều có những nét đặc trưng riêng, với những nét khác biệt.

Ngay từ lúc đất nước ta còn sơ khai, làng quê Việt Nam đã xuất hiện với biểu tượng là một yếu tố văn hóa. Do nhu cầu sống, chống chọi lại với thiên tai, mà người dân sống trong làng đã gắn kết lại với nhau thành một cộng đồng dân cư gắn kết bền chặt. Văn hóa làng quê chính là những hệ thống với giá trị hình thành của dân tộc qua bao đời. Người dân ở làng quê sống rất có tình nghĩa, giúp đỡ nhau mọi lúc, khi tắt lửa tối đèn có nhau. Tình làng nghĩa xóm ràng buộc những con người cùng chung sống với nhau trong nếp sống, kỷ cương của làng.

Làng quê trên đất nước ta, ở mỗi vùng miền khác nhau đều có những yếu tố văn hóa khác nhau, làng quê của người dân ở Nam Bộ sẽ có nếp sống khác với làng quê của người dân ở Bắc Bộ, nhưng về tổng thể thì nói chung cấu trúc nổi bật của mỗi làng quê lại có nhiều điểm rất giống nhau, vì đó cũng có thể là sự di cư văn hóa của mô hình làng quê từ Bắc vào Nam và ngược lại. Vì thế, khi nói đến sự xuất hiện của làng quê Việt Nam người ta thường hay nói đến nhiều hơn về làng quê ở vùng Bắc Bộ, văn hóa truyền thống làng quê của Việt Nam thể hiện rõ nét nhất và nổi bật nhất vẫn là văn hóa làng quê Bắc Bộ. Quan sát những hình ảnh về làng quê Bắc Bộ, ta thường thấy những điểm nhấn đặc biệt của làng quê đó chính là hình ảnh của ngôi đình, cây đa, sân đình, con đê hay là vài ba hàng quán bán ở đầu làng. Hầu hết những ngôi làng ấy đều được những lũy tre bao bọc ở xung quanh. Lũy tre làng chính là chiếc áo giáp tự nhiên che chở cho làng, bảo vệ tốt nhất cho cuộc sống của người dân sống trong làng. Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm với truyền thống lâu đời dựng nước và giữ nước, lũy tre làng đã trở thành một pháo đài vững chắc để chống giặc. Cây tre chính là hình ảnh biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất của con người và dân tộc Việt Nam anh hùng.

Điểm nhấn của hình ảnh đặc trưng cho văn hóa của làng quê Việt Nam đó chính là: chùa làng, đình làng; đời sống sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng; phong tục, tập quán; cách ứng xử trong xã hội... Chùa làng là hình ảnh vẫn luôn thường gắn với đình làng, đó là hình ảnh đặc biệt luôn hiện hữu trong tâm thức người Việt. Đình làng là hình ảnh biểu tượng đặc trưng của làng, là vị trí trung tâm của làng, là nơi để thờ cúng Thành hoàng làng. Đời sống văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng của người dân thể hiện rõ nhất trong việc thờ phụng, cúng bái tổ tiên. Đó là hành động để thể hiện lòng biết ơn đối với những bậc sinh thành, đến công lao của cha ông ngày xưa đã gây dựng nên nền nếp, truyền thống của gia đình. Hương ước là luật lệ của làng, là quy định cơ chế và phương thức hoạt động, mối quan hệ ứng xử của người dân ở nội bộ trong làng. Hương ước gắn bó đặc biệt với các thành viên trong một cộng đồng sinh sống tương đối chặt chẽ và theo tinh thần tự nguyện, lệ thuộc lẫn nhau, tuân theo các quy định và sự quản lý của làng.

Dưới sự tác động và ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, dân tộc Việt Nam đang dần dần biến đổi hàng ngày trong đó có sự thay đổi của văn hóa làng quê ở Việt Nam. Sự thay đổi đi lên của văn hóa làng quê là quy luật mang tính tất yếu trong sự vận động và phát triển của văn hóa dân tộc. Khi môi trường sống có sự thay đổi, con người và văn hóa cũng cần phải biến đổi sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của cuộc sống. 

Biến đổi trong văn hóa của làng quê đó là những sự vận động, thay đổi tất yếu của bức tranh văn hóa làng quê nói chung, cũng như sự biến đổi của các phương diện trong chỉnh thể nổi bật trong đời sống văn hóa của làng quê. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa ngày càng phát triển như hiện nay, những biến đổi trong đời sống văn hóa của làng quê diễn ra ngày càng lớn. 

Để có thể khắc phục được tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là những người học sinh như chúng ta phải tìm hiểu những vẻ đẹp đặc trưng của làng quê Việt Nam, cố gắng giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp đó với bạn bè năm châu. Cùng với đó, nhà trường cũng cần tích cực tổ chức nhiều hơn những hoạt động truyền thông mang đến cho học sinh những kiến thức về những vẻ đẹp đặc biệt của làng quê Việt Nam. 

Mỗi người góp vào đó là một hành động nhỏ thì sẽ cùng đem lại những giá trị to lớn hơn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần phải có những nhận thức đúng đắn và bắt tay vào công cuộc gìn giữ những vẻ đẹp đáng quý của làng quê Việt Nam, khiến cho hình ảnh của làng quê Việt Nam nói riêng và đất nước ta nói chung ngày càng phát triển và tươi đẹp hơn.

Mẫu bài viết tham khảo số 2: 

Xin chào thầy cô và các bạn, em tên là Hoàng Bình Minh, học sinh học lớp 9B, trường THCS xã Kim Chính, hôm nay em xin trình bày trước cả lớp một vấn đề có thể nói là một vấn đề đặc biệt quan trọng nhưng cũng rất hay: giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong xã hội hiện đại?

Không thứ gì có thể phủ nhận một điều rằng  làng quê Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng hiện đại hơn, giàu có hơn, nhưng xã hội cũng đang phải chứng kiến những biến động, thay đổi không hề tốt bên cạnh những yếu tố tích. Vậy chúng ta cần phải làm gì để có thể giữ được hồn cốt, bản sắc văn hóa cho làng quê của người dân Việt Nam, khi mà trên thực tế quá trình phát triển của kinh tế-xã hội, đô thị hóa, sự du nhập văn hóa của nước ngoài đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ tại các vùng nông thôn của nước ta hiện nay?

Trong quá trình hình thành và phát triển của làng xã, biểu tượng của sự tự do mang trong mình một màu sắc riêng của mỗi ngôi làng trên đất nước Việt Nam, nổi bật nhất có thể nói là hình ảnh của lũy tre dày và hiên ngang như một thành lũy bất khả xâm phạm. Còn biểu tượng của văn hóa cộng đồng sinh hoạt trong làng là mái đình, sân đình, cây đa, bến đò, giếng làng. Ngôi đình cổ kính mà ngày xưa hầu như ngôi làng nào cũng có không chỉ là nơi trung tâm của tôn giáo, giá trị tâm linh, trung tâm hành chính của làng mà còn là một địa chỉ tổ chức các hoạt động văn hóa của làng khi diễn ra hội hè, đình đám, hát xướng, liên hoan...

Hình ảnh của làng là mái đình trầm mặc đứng bên song hành với cây đa cổ thụ, là hình ảnh của một ngôi chùa cổ rêu phong luôn hướng mặt mình ra phía bến sông, là những hàng gạch đơn sơ đi cùng với ký ức. Làng là dòng sông, nơi con trẻ có thể thỏa thích bơi lội vui đùa cùng với nhau, nơi những người phụ nữ lựa chọn để làm chốn giao lưu, giãi bày, tâm sự. 

Từ cảnh sắc thiên nhiên, kiến trúc và văn hóa con người, làng Việt từng là một tổng thể ổn định, hội tụ đầy đủ các yếu tố về tự nhiên và xã hội. Điều này lý giải vì sao tất cả các hệ giá trị vật chất và tinh thần của làng xã có thể trường tồn qua mọi biến động của thời gian, không gian và lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay, nông thôn nước ta đang bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với chương trình xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp này không chỉ nhằm nâng cao chất lượng sống, mà còn để kiến tạo những giá trị mới, làm cho nông thôn Việt Nam ngày càng hiện đại, văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa riêng.

Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là nhiều làng quê nước ta hiện nay dường như đang trở nên xấu đi, đặc biệt là về mặt cảnh quan và kiến trúc. Những phong cảnh, hạ tầng cổ truyền quý giá, mang đậm nét đẹp riêng của từng ngôi làng, đang bị lãng quên và dần biến mất. Nguyên nhân chính là do tư tưởng duy ý chí và những cách làm thiếu cân nhắc, nóng vội, không phù hợp với thực tế. Hậu quả là ao làng, giếng làng, những biểu tượng văn hóa lâu đời, bị lấp đầy hoặc bỏ hoang. Những lối đi bằng đá xanh mượt mà theo thời gian bị thay thế bởi những con đường bê-tông khô khan, thiếu ấn tượng. Hàng cây cổ thụ bị chặt bỏ để lấy đất phân lô, bán nền, tạo nên các khu dân cư mới. Cổng làng trăm năm tuổi, biểu tượng của làng xã, bị "hạ giải" để xây dựng những chiếc cổng mới to lớn, phô trương nhưng vô hồn. Những hàng rào trúc xanh mát, hàng rào dâm bụt nên thơ cũng bị thay thế bằng những bức tường cao kín đáo, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên và cả tình làng nghĩa xóm gắn bó.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra thực trạng mất trật tự và thiếu bản sắc trong kiến trúc nông thôn đương đại, như nhận định của Kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính. Ông chỉ ra rằng có ba xu hướng phổ biến trong phát triển kiến trúc nông thôn. Thứ nhất, nông thôn đang đô thị hóa nhanh chóng, với sự thống trị của kiến trúc đô thị, bê-tông hóa, nhựa đường hóa và phố hóa các con đường làng, cùng với sự gia tăng tiện nghi đô thị và mật độ xây dựng. Thứ hai, kiến trúc nông thôn đang bắt chước kiến trúc thành phố, với những ngôi nhà ống, nhà chia lô, mang hình dáng hộp và lặp lại các mẫu thiết kế cũ kỹ từ thành phố, thiếu đi bản sắc và giá trị riêng.

Trong thời đại phát triển hiện nay, chúng ta không thể chỉ sống với tâm niệm hoài cổ và tư duy "ao làng" khép kín. Tuy nhiên, cần nhận thức rõ ràng những giá trị tốt đẹp của quá khứ không nên dễ dàng bị lãng quên, mà cần được bảo tồn một cách hài hòa trong không gian mới mẻ của sự phát triển liên tục. Xã hội hiện đại, với những biến đổi không ngừng, đòi hỏi chúng ta phải tìm ra các giải pháp phù hợp để cân bằng giữa hiện đại hóa và bảo vệ di sản truyền thống.

Trong bối cảnh này, nhiều quốc gia đã thành công trong việc áp dụng mô hình “nông thị” hoặc “nông trấn” (greentown) như một phương thức dung hòa giữa phát triển hiện đại và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Mô hình này ưu tiên bảo tồn diện tích mặt nước, bãi cỏ, khu vui chơi, đồng thời tổ chức hợp lý các khu vực tâm linh, nhà ở, sản xuất, thương mại, hành chính và trường học. Tuy nhiên, không có một khuôn mẫu cố định; mỗi không gian kiến trúc và cảnh quan làng quê phải được thiết kế phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình, và nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của từng địa phương.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và mỗi cá nhân. Sự chung tay góp sức của toàn xã hội là cần thiết để bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống quý báu, từ đó góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp và văn minh.

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

2. Chia sẻ những suy nghĩ của em về chiến tranh và số phận con người qua truyện “Ông lão bên chiếc cầu” (Hê-minh-uê)

Mẫu bài viết tham khảo số 1:

Xin chào thầy cô và các bạn, em tên là Hoàng Bình Minh, học sinh học lớp 9B, trường THCS xã Kim Chính, hôm nay em xin trình bày trước cả lớp một vấn đề có thể nói là một vấn đề đặc biệt quan trọng nhưng cũng rất hay: Chiến tranh và số phận con người qua truyện “Ông lão bên chiếc cầu” (Hê-minh-uê).

Thế giới đã phải trải qua rất nhiều những cuộc chiến tranh vô cùng thảm khốc trước khi có thể đạt được nền hòa bình như hiện tại. Tuy nhiên, dù chúng ta sống trong một thế giới hòa bình, nhưng những hậu quả của chiến tranh để lại vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều.

Trước hết, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ khái niệm của "chiến tranh". Nói một cách đơn giản, chiến tranh là hiện tượng xã hội lịch sử, là cuộc đấu tranh giữa các quốc gia, tầng lớp, hoặc lực lượng chính trị khi có mâu thuẫn về lợi ích kinh tế hoặc chính trị. Chiến tranh có thể diễn ra dưới hình thức xung đột quân sự, như hai cuộc Đại chiến thế giới trong thế kỷ XX, hoặc không có xung đột quân sự, như Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Mỗi dạng đều có những tác động sâu sắc đến xã hội và lịch sử.

Vậy tại sao chiến tranh lại xảy ra? Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh là do xung đột, tranh chấp về quyền lợi kinh tế hoặc chính trị giữa các quốc gia, dân tộc. Trước khi chiến tranh bùng nổ, xã hội thường trải qua giai đoạn bất công, mục nát, và khi mọi thứ vượt quá giới hạn chịu đựng, chiến tranh sẽ xảy ra. Ví dụ, Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nổ ra do cuộc tranh giành và chia lại thuộc địa giữa các nước thực dân, là một cuộc chiến phi nghĩa. Tương tự, cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp ban đầu mang danh nghĩa bảo vệ nhân dân An Nam, nhưng thực chất, họ muốn đồng hóa và biến dân tộc ta thành nô lệ của họ. Những cuộc chiến như vậy cho thấy động cơ thật sự không phải vì lợi ích nhân dân, mà vì lợi ích của các thế lực thống trị.

Khi chiến tranh xảy ra, hậu quả nặng nề để lại không chỉ cho các quốc gia tham chiến mà còn cho toàn nhân loại trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng nhất là những tổn thất về con người. Hàng nghìn người đã hy sinh, bao gồm cả binh lính và dân thường vô tội. Nhiều người trong số đó là những con người vô danh, không để lại dấu vết trong lịch sử. Những người may mắn sống sót sau cuộc chiến phải đối mặt với nỗi đau kép khi trở lại cuộc sống thường ngày. Họ chịu đựng đau đớn về thể xác, như thương binh và nạn nhân của chất độc da cam. Đồng thời, họ còn gánh nỗi đau tinh thần, bao gồm những ám ảnh từ ký ức chiến tranh, mất mát người thân, và sự tan vỡ của gia đình. Hậu quả về tâm lý và xã hội do chiến tranh gây ra thường kéo dài nhiều thế hệ, ảnh hưởng sâu sắc đến cả cá nhân và cộng đồng.

Chiến tranh không chỉ gây thiệt hại về con người mà còn để lại những tổn hại nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên. Các khu vực chiến trường bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải hóa học từ bom mìn và các chất độc được thả xuống đất. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho con người mà còn phá hủy hệ sinh thái, bao gồm cả rừng và môi trường sống của động vật. Sông suối trở nên ô nhiễm, và nhiều cánh đồng không còn khả năng canh tác hoặc tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp và đời sống người dân. Ngoài ra, chiến tranh còn phá hủy những công trình văn hóa, kiến trúc mà con người đã dày công xây dựng. Các nước tham chiến buộc phải dồn tài nguyên vào cuộc chiến, làm suy yếu nền kinh tế. Sau khi chiến tranh kết thúc, dù thắng hay thua, các quốc gia đều đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Một ví dụ điển hình là sau Thế chiến II, những cường quốc như Anh, Pháp và thậm chí Mỹ đều rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế. Tình trạng này dẫn đến nạn đói, giảm trình độ dân trí và làm đất nước trở nên nghèo nàn, lạc hậu. Bên cạnh đó, chiến tranh còn làm căng thẳng quan hệ quốc tế, gây khó khăn cho việc hợp tác giữa các quốc gia. Điều này không chỉ cản trở sự phát triển Là người dân Việt Nam, chúng ta không thể quên những cuộc chiến mà dân tộc đã phải trải qua. Từ thuở sơ khai khi đất nước mới được hình thành, chúng ta đã đối mặt với nhiều cuộc xâm lược từ các quốc gia láng giềng. Đặc biệt, những cuộc chiến gây tổn thất nặng nề nhất phải kể đến là cuộc chiến bảo vệ đất nước suốt hàng ngàn năm Bắc thuộc, và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Với biên giới rộng lớn và lịch sử lâu đời, Việt Nam đã phải chịu sự xâm lược từ phương Bắc trong suốt nhiều thế kỷ. Trong hàng ngàn năm sống dưới ách đô hộ của phương Bắc, nền văn hóa Việt đã dần bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Những tư tưởng như trọng nam khinh nữ, công dung ngôn hạnh... vẫn còn in sâu trong tâm thức của nhiều người Việt đến tận ngày nay. Cuộc sống của dân tộc ta trong thời kỳ Bắc thuộc vô cùng khó khăn và đầy khổ ải. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng ngàn người con Việt Nam đã hy sinh vì độc lập, tự do. Biết bao thanh niên đã ra đi khi còn ở độ tuổi 18, 20, mang theo những khát vọng tuổi trẻ, như những cô gái ngã ba Đồng Lộc hay anh chàng Kim Đồng. Chiến tranh không chỉ tàn phá đất nước về mặt vật chất mà còn để lại đói nghèo và sự khan hiếm tài nguyên. Vào năm 1945, hơn hai triệu người Việt chết đói, và 90% dân số còn mù chữ. Hậu quả của chiến tranh kéo dài cho đến tận hôm nay, với hàng nghìn bệnh nhân chịu ảnh hưởng của chất độc da cam và những vết thương tinh thần chưa bao giờ lành hẳn, từ những ám ảnh về cái chết, mất mát người thân đến những ký ức đau thương của chiến tranh.

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy một điều rằng chiến tranh thực sự là một nỗi ám ảnh và đáng sợ với thế giới người. Mỗi con người, mỗi dân tộc và mỗi quốc gia trên thế giới hãy cùng nhau đoàn kết chống lại chiến tranh và bảo vệ nền hòa bình của toàn nhân loại.

Mẫu bài viết tham khảo số 2:

Xin chào thầy cô và các bạn, em tên là Hoàng Bình Minh, học sinh học lớp 9B, trường THCS xã Kim Chính, hôm nay em xin trình bày trước cả lớp một vấn đề có thể nói là một vấn đề đặc biệt quan trọng nhưng cũng rất hay: Chiến tranh và số phận con người qua truyện “Ông lão bên chiếc cầu” (Hê-minh-uê).

Cứ mỗi dịp tháng khi ngày lễ 30/4 đến, khi mà đất nước đang cùng nhau hân hoan khi lục lại những thước phim lịch sử của ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tôi lại cảm thấy thực sự xúc động khi nghe được những giai điệu ngân nga của bài hát “Lá Cờ”:

“Tôi lớn lên khi đất nước không còn chia Bắc - Nam

Chẳng biết chiến tranh là gì, chỉ được nghe trong những câu chuyện của cha…”

Những thế hệ từng chứng kiến hai cuộc chiến tranh lớn của dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên được những năm tháng đầy đau thương nhưng cũng rất hào hùng. Tôi tự hỏi, để có được nền độc lập như hôm nay, con người đã phải trải qua những hậu quả nào từ chiến tranh?

Dù khó có thể hiểu rõ toàn diện về chiến tranh như các chuyên gia, nhưng nếu hiểu đơn giản, chiến tranh là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử. Đó là cuộc đấu tranh giữa các quốc gia, giai cấp, hay lực lượng chính trị có mâu thuẫn về lợi ích và địa vị đối lập. Những lợi ích này có thể thuộc về lĩnh vực kinh tế hoặc chính trị. Khi chiến tranh bùng nổ, nó có thể diễn ra dưới hình thức xung đột quân sự, như trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), hoặc dưới dạng phi quân sự, như Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô (1945-1991). Một cuộc chiến tranh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân sâu xa nhất thường là sự tranh chấp về quyền lợi kinh tế và chính trị giữa các bên đối lập. Chiến tranh luôn để lại những hậu quả to lớn không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần cho toàn nhân loại.

Chiến tranh là một trong những bi kịch lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt. Dù cuộc chiến ấy có chính nghĩa hay phi nghĩa, hậu quả mà nó để lại vẫn vô cùng nặng nề và khó lòng bù đắp cho các bên tham chiến. Những tổn thất về con người, tinh thần và vật chất đều là những vết thương không dễ gì lành lại. Đối với bất kỳ ai, ngay cả khi không nghiên cứu lịch sử, chỉ cần nhìn vào hiện thực cũng có thể cảm nhận được những đau thương mà chiến tranh gây ra.

Mất mát lớn nhất của chiến tranh, có lẽ chính là sinh mạng con người. Những người trẻ tuổi, tràn đầy hoài bão, phải ra đi trong cuộc chiến, để lại phía sau những người thân yêu đang chờ đợi. Hàng ngàn ngôi mộ liệt sĩ yên lặng trong các nghĩa trang trên khắp mọi miền đất nước là minh chứng rõ ràng cho sự hy sinh đó. Họ ra đi với lời thề: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh,” nhưng mãi mãi không trở về, không ai biết tên tuổi, quê hương của họ. Những anh hùng vô danh ấy đã để lại một khoảng trống không thể lấp đầy trong lòng người thân và cả dân tộc. Những người mẹ có con tham gia chiến tranh là những người phải chịu đựng nỗi đau không lời. Họ lo lắng khi tiễn con lên đường, hy vọng từng ngày để nhận được tin tức về con, và cuối cùng là nỗi đau khôn nguôi khi nhận tin con mình đã hy sinh. Ở Việt Nam, không hiếm trường hợp những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã phải gánh chịu nỗi mất mát nhiều hơn một đứa con. Các bà mẹ ấy đã dành cả đời nuôi nấng con cái, chưa kịp nhận sự đền đáp thì chiến tranh đã cướp đi những đứa con yêu quý của họ. Cảm giác tự hào vì con hy sinh cho Tổ quốc hòa quyện với nỗi đau thương, xót xa, khiến nỗi mất mát trở nên càng thêm sâu sắc. Không chỉ những người đã hy sinh mới chịu tổn thất, mà ngay cả những người sống sót trở về cũng phải đối diện với những di chứng nặng nề của chiến tranh. Họ mang theo mình những vết thương, cả về thể xác lẫn tinh thần. Những ký ức về bom đạn, sự chết chóc và hình ảnh của đồng đội hy sinh luôn ám ảnh họ. Nhiều người không thể quay trở lại cuộc sống bình thường, sống trong sự mặc cảm, bất lực trước hiện thực. Có lẽ, nỗi đau mà họ phải chịu đựng còn khắc nghiệt hơn cả cái chết. Chiến tranh để lại những nỗi đau không chỉ cho người đã ra đi mà cả cho những người ở lại, những người sống sót nhưng mang theo mình nỗi ám ảnh suốt đời.

Chiến tranh không chỉ gây ra nỗi đau cho con người mà còn tàn phá nghiêm trọng môi trường tự nhiên. Từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, nó phá hủy mọi thứ trên đường đi. Bom đạn, khói lửa và các chất hóa học do con người tạo ra để phục vụ chiến tranh đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các công trình kiến trúc, biểu tượng của văn minh nhân loại, bị hủy hoại; những cánh rừng xanh thẳm trở thành hoang tàn. Chiến tranh cũng khiến nền kinh tế suy kiệt, gia tăng bóc lột giữa con người, làm rõ ràng hơn sự chênh lệch giàu nghèo. Người dân thường xuyên sống trong cảnh đói nghèo, trình độ văn hóa giảm sút, quyền tự do, dân chủ bị xâm phạm nghiêm trọng. Điển hình như trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ Việt Nam, nhân dân ta bị bóc lột về mọi mặt. Những tội ác của thực dân Pháp đã được Hồ Chí Minh viết rõ trong bản “Tuyên ngôn độc lập.” Chiến tranh không chỉ là thảm kịch của con người mà còn để lại di sản khủng khiếp cho cả môi trường và xã hội.

Không phải mọi cuộc chiến tranh đều phi nghĩa. Cuộc chiến tranh vệ quốc của Nga và cuộc chiến tranh nhân dân ở Việt Nam là những cuộc chiến chính nghĩa, khi nhân dân đứng lên chống lại sự áp bức của phát xít Đức và thực dân Pháp. Tuy nhiên, không phải tất cả các cuộc chiến đều có xung đột vũ trang. Chẳng hạn, Chiến tranh Lạnh kéo dài hơn bốn mươi năm giữa Mỹ và Liên Xô. Mặc dù không có chiến đấu trực tiếp, nhưng xung đột chính trị và quân sự giữa hai cường quốc này khiến thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba luôn hiện hữu, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình toàn cầu. Chiến tranh, dù dưới hình thức nào, đều để lại những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng lâu dài đến cả con người lẫn nền hòa bình thế giới.

Như vậy, mỗi cuộc chiến tranh qua đi đều để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nhân loại và Việt Nam. Với chúng tôi, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, cần nỗ lực học tập tốt và tích cực tham gia các hoạt động xã hội như tuyên truyền về hậu quả của chiến tranh và ủng hộ hòa bình. Đó là cách để chúng tôi xứng đáng với những thế hệ cha ông đã hy sinh, chiến đấu vì tự do của dân tộc, đồng thời góp phần giữ gìn nền hòa bình mà họ đã giành được.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 110 trong sách giáo khoa Ngữ văn Cánh diều lớp 9 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990