img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12 | Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 14:59 20/02/2024 3,917 Tag Lớp 8

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Thực hành tiếng việt trang 12, cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa sách Ngữ Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12 | Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12 Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

1. Câu 1 trang 12 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Hãy xác định biện pháp tu từ đảo ngữ đã được sử dụng ở trong các trường hợp sau đây và nêu lên các tác dụng của biện pháp này:

a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

(Hồ Chí Minh, Lòng yêu nước của nhân dân ta)

b. Đã tan tác những bóng thù hắc ám

    Đã sáng lại trời thu tháng Tám,

(Tố Hữu, Ta đi Lớn)

Trả lời:

a.

- Biện pháp tu từ đảo ngữ là: “lòng nồng nàn yêu nước”.

- Cơ sở để xác định: có sự thay đổi trong vị trí của từ “nồng nàn” trong cụm từ “lòng nồng nàn yêu nước” (cách nói thông thường sẽ là “lòng yêu nước nồng nàn”).

⇒ Tác dụng: nhấn mạnh về hình ảnh, làm cho câu thơ trở nên thêm sinh động, gợi cảm và giàu tính âm hưởng.

b.

- Cả hai câu thơ đều đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.

- Cơ sở để xác định: có sự thay đổi trong vị trí của thành phần câu: vị ngữ (đã tan tác, đã sáng lại) lại đứng trước chủ ngữ (những bóng thù hắc ám, trời thu tháng Tám).

⇒ Tác dụng: nhấn mạnh về hình ảnh, làm cho câu thơ càng trở nên sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

2. Câu 2 trang 12 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Hãy đọc lại bài thơ Nam quốc sơn hà và thực hiện các yêu cầu sau đây:

a. Xác định các câu hỏi tu từ có trong bài thơ này.

b. Nhận xét về hiệu quả của các câu hỏi tu từ ấy trong việc thể hiện nên nội dung của bài thơ.

Trả lời:

a. Câu hỏi tu từ được sử dụng “Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?”.

b. Tác dụng: nhấn mạnh về hành động đầy ngang tàng, bạo ngược của lũ giặc ngoại xâm và thể hiện một thái độ phản đối rất mạnh mẽ của người viết.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo

3. Câu 3 trang 12 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi ở dưới đây có phải là một câu hỏi tu từ không? Dựa vào đâu mà em lại khẳng định như vậy?

Có ai, một buổi sáng mùa thu, ngồi nhìn ra đường phố, thấy những cô giỏi làng Vòng giành cắm đi bán mà không nghe thấy lòng rộn rã yêu đương?

(Vũ Bằng, Cốm Vòng)

Trả lời:

- Đó chính là câu hỏi tu từ.

- Cơ sở để xác định: Câu hỏi này không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà là để bộc lộ nên tình cảm thiết tha của người viết dành cho món cốm làng Vòng.

4. Câu 4 trang 12 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo

Viết đoạn văn (độ dài khoảng bốn đến năm câu) nêu lên cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có chứa ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, hãy cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì ở trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

Đoạn văn tham khảo

Bạn có biết không? Bà Huyện Thanh Quan, một nhà thơ nữ trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, để lại trong lòng em một ấn tượng sâu sắc. Bằng thể thơ thất ngôn bát cú, bà đã diễn đạt đường luật rất chặt chẽ về vần và luật, nhưng trong bài thơ, cách bà miêu tả cảnh Đèo Ngang và tâm trạng buồn rối bên trong được thể hiện rất tinh tế. Mỗi câu, mỗi chữ trong bài thơ đều chứa đựng một phần của tâm hồn và cảm xúc của tác giả, tạo nên một tác phẩm đầy sức lôi cuốn và sâu sắc. Bức tranh Đèo Ngang hiện lên vô cùng hoang sơ, chỉ có cỏ cây và lá hoa chen chúc, rậm rạp. Sự hiện diện của con người cũng hiếm hoi, chỉ vài ngôi nhà rải rác, vài đứa trẻ vụng về. Điều này làm cho khung cảnh trở nên cô đơn, vắng vẻ hơn. Đứng trước cảnh tượng như vậy, trong không gian yên bình của chiều tà và tiếng chim hót líu lo, cảm giác buồn bã, cô đơn vì phải rời xa quê hương gia đình trở nên sâu sắc hơn. Thông qua bài thơ đã cho em cảm nhận được ỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của chính tác giả.

- Câu hỏi tu từ: Bạn có biết không?

- Tác dụng: Giúp gợi mở, khiến cho đoạn văn trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài soạn bài Thực hành tiếng việt trang 12 sách Ngữ Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990