img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13| Văn 6 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 11:12 25/11/2024 287 Tag Lớp 6

Dưới đây là phần Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13| Văn 6 kết nối tri thức mà VUIHOC đã đặc biệt chuẩn bị cho các em. Bài viết sẽ giúp các em ôn tập kiến thức tiếng Việt đã được học về dấu chấm phẩy, viết đoạn văn với dấu chấm phẩy, từ nhiều nghĩa, các câu thành ngữ cùng với biện pháp tu từ.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13| Văn 6 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13| Văn 6 kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 13 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Tìm và cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn.

Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh.

Hướng dẫn trả lời

- Dấu chấm phẩy xuất hiện trong đoạn văn phía trên ở những câu sau:

+ Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. 

→ dấu chấm phẩy làm ranh giới cho hai vế câu ghép "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi" và "vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi"

+ Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. 

→ dấu chấm phẩy làm ranh giới cho hai vế câu ghép "gọi gió, gió đến" và "hô mưa, mưa về"

⇒ Tác dụng: Dấu chấm phẩy được sử dụng để đánh dấu ranh giới giữa những vế khác nhau trong một câu ghép. 

2. Câu 2 trang 13 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 5 - 7 câu) có sử dụng đến dấu chấm phẩy.

Hướng dẫn trả lời

Học sinh có thể tham khảo những đoạn văn dưới đây:

Đoạn văn tham khảo 1:

(1) Nghỉ hè, sân trường trông thật vắng vẻ. (2) Thiếu đi bóng dáng của những bạn nhỏ, phút chốc, cả sân trường như được kéo rộng ra gấp mấy lần. (3) Mấy gốc bàng, gốc bằng lăng, gốc sấu trầm tư ngủ gà ngủ gật để chờ đến ngày tựu trường. (4) Chỉ có mấy gốc phượng là vẫn còn thức; chúng thao thức đốt lửa cháy rừng rực cùng với ánh nắng của mùa hè. (5) Nhìn những đốm lửa đó mà lòng em bỗng cảm thấy xuyến xao, rạo rực. (6) Thỉnh thoảng, những chú chim lại lích rích ở trong vòm cây, nhưng rồi cũng nhanh chóng biến mất. (7) Khắp sân trường chỉ toàn là tiếng ve kêu inh ỏi cùng với tiếng lá xào xạc vang vọng mãi.

>> Xem thêm: Soạn văn 6 kết nối tri thức 

Đoạn văn tham khảo 2:

(1) Đến Huế, thật sự rất may mắn khi được nghe những điệu hò và điệu lí ở ngay trên một con thuyền bồng bềnh trên dòng sông Hương. (2) Huế là quê hương của hò đối đáp, hò xay lúa, hò giã gạo, hò ru em,… ; Huế cũng là nơi có rất nhiều điệu lí như: lí hoài xuân, lí con sáo, lí hoài nam, và rất nhiều những làn điệu dân ca khác nữa như nam ai, nam bình, nam xuân, tương tư khúc, … (3) Trong âm điệu của ca Huế, có biết bao nhiêu là ý tình của người dân nơi cố đô. (4) Có bài sôi nổi và tươi vui; có bài lại bâng khuâng và tha thiết; lại cũng có bài nghe như muốn thể hiện sự tiếc thương, ai oán,… (5) Có lẽ vì vậy mà có người nói rằng, đến Huế mà không nghe ca Huế thì cũng như chưa biết gì về Huế. 

Đoạn văn tham khảo 3:

(1) Đất nước chúng ta đã được mẹ Thiên nhiên vô cùng ưu ái ban phát biết bao là cảnh đẹp làm say đắm lòng người. (2) Đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp những cảnh thiên nhiên cùng với vẻ đẹp rất riêng biệt: từ Bắc chí Nam hay từ Đông sang Tây, từ đồng bằng cho đến miền ngược hay từ rừng đến biển,... (3) Đến đây ta chẳng thể nào quên được vẻ đẹp tuyệt vời của Vịnh Hạ Long - một trong bảy kì quan thiên nhiên của thế giới đã được UNESCO công nhận. (4) Phong cảnh thiên nhiên ở Hạ Long đẹp hùng vĩ được tạo nên bởi những khối núi đá vôi mọc lên khỏi mặt nước tĩnh lặng và lẩn khuất ở trong màn sương sớm bảng lảng như có bàn tay đang cố tình sắp đặt của tạo hoá. (5) Vẻ đẹp với rừng núi cùng với biển xanh rộng mênh mông giống như một bức tranh phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình của mảnh đất Nha Trang sẽ chẳng ai có thể khước từ hoặc buông lời chê bai. (6) Màu vàng của những đồi cát rộng mênh mang cùng với màu xanh biếc của những hàng dừa cao vút uốn mình quanh bờ biển nơi Mũi Né chính là một trong những cảnh đẹp không thể nào không nhắc đến. (7) Ngược lên miền núi cao, ta có thể được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cung đèo Hà Giang; vẻ đẹp của thiên nhiên của Sa Pa; vẻ đẹp vô cùng hùng vĩ của thác Bản Giốc. (8) Bất cứ nơi đâu, con người đều có thể có cơ hội được chiêm ngưỡng vẻ đẹp sơn thủy hữu tình ở trên dải đất hình chữ S ấy. 

Đoạn văn tham khảo 4:

(1) Truyền thuyết Thánh Gióng là một câu chuyện kể về vị anh hùng Thánh Gióng. (2) Từ đó, khắc họa nên hình tượng của người anh hùng vĩ đại và cao lớn ở trong lòng nhân dân xưa. (3) Đặc biệt, với cách xây dựng đó, đã khẳng định được nhân vật Thánh Gióng là người anh hùng của nhân dân và vì nhân dân. (4) Cậu lớn lên nhờ vào cơm gạo của bà con; vì tiếng gọi tìm người đi cứu nước. (5) Có thể nói, sứ mệnh của Thánh Gióng khi xuất hiện ở trên cõi trần này chính là để có thể đánh đuổi được lũ giặc ngoại xâm, bảo vệ cho độc lập dân tộc. (6) Vì thế, sau khi hoàn thành được sứ mệnh vĩ đại của mình, Gióng đã để lại áo giáp rồi cưỡi ngựa bay về trời.

Đoạn văn tham khảo 5:

(1) Đọc truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, em đặc biệt ấn tượng với hình ảnh của nhân vật Sơn Tinh. (2) Trong trí tưởng tượng của em, đó là một vị thần núi với một cơ thể to cao và vạm vỡ; với khuôn mặt anh vô cùng tuấn toát ra vẻ chính trực. (3) Thần đến cầu hôn nàng Mị Nương với một tình cảm hết sức trong sáng và chân thành. (4) Dù bị Thủy Tinh đem quân đến tấn công dồn dập hết năm này qua năm khác, Thủy Tinh vẫn rất kiên cường và mạnh mẽ để đánh trả. (5) Chính nhờ thế, mà dù sau bao nhiêu lần đối mặt với Thủy Tinh hung dữ, người dân ta vẫn luôn chiến thắng và được hưởng một cuộc sống bình yên.

3. Câu 3 trang 13 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật Thủy Tinh còn được gọi với cái tên là "Thần Nước". Trong Tiếng Việt, nhiều từ cũng có nghĩa là "nước". Tìm một số từ có yếu tố thủy được sử dụng theo nghĩa như vậy và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của những từ đó.

Hướng dẫn trả lời

Các từ có yếu tố thủy:

- Tàu thủy: loại phương tiện di chuyển ở trên mặt nước

- Thủy sinh: sống ở môi trường nước

- Thủy sản: loài động vật sinh sống dưới nước

- Thủy quái: quái vật kì lạ sinh sống dưới nước

- Thủy điện: là nguồn điện sản sinh ra từ năng lượng nước.

- Thủy triều: là hiện tượng nước biển hay nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc vào sự biến chuyển thiên văn. 

- Thủy cung: là khu vui chơi giải trí ở trong nhà mô phỏng lại cảnh đại dương với những loại sinh vật đại dương để cho du khách ngắm nhìn, tham quan 

- Thủy thủ: là những người làm việc ở trên tàu thủy 

- Thủy văn là trạng thái cũng như quá trình diễn biến và sự vận động của nước sông, kênh, rạch, suối, hồ.

- Đường thủy: Là một kiểu giao thông ở trên nước.

- Thủy canh: Trồng cây trực tiếp bằng môi trường nước.

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

4. Câu 4 trang 13 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: hô mưa gọi gió, oán nặng thù sâu. Trong mỗi thành ngữ, các từ ngữ được sắp xếp theo kiểu: hô - gọi, mưa - gió, oán - thù, nặng - sâu. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được tạo nên bằng cách tương tự.

Hướng dẫn trả lời

- Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: 

+ Hô mưa gọi gió: người có sức mạnh siêu nhiên, có thể làm được những điều vô cùng kì diệu và to lớn. Câu nói giải thích rằng người này có sức mạnh phi thường và có khả năng thực hiện được những điều kỳ diệu và lớn lao mà thường không thể được thực hiện bởi những người bình thường. Điều này thường ám chỉ tới sức mạnh và khả năng tác động mạnh mẽ và thay đổi cả cuộc sống hay tình hình một cách đột ngột và để lại nhiều ấn tượng.

+ Oán nặng thù sâu: sự hận thù sâu sắc, khắc cốt ghi tâm và ghi nhớ mãi ở trong lòng, không bao giờ quên đi được. Cảm xúc này thường sẽ đi kèm với việc nhớ mãi về sự tổn thương hay hiềm khích hoặc tổn thất mà người nào đó đã trải qua, và tạo ra một tâm trạng hết sức tiêu cực và căm phẫn sâu sắc.

- Trong mỗi thành ngữ, những từ ngữ được sắp xếp dựa theo kiểu đan xen: mưa - gió, hô - gọi, oán - thù, nặng - sâu. Thành ngữ được tạo ra bằng cách đan xen các từ ngữ theo cách tương tự đó là: Góp gió thành bão, dãi nắng dầm mưa, ăn gió nằm sương, đội trời đạp đất, ăn to nói lớn, chân cứng đá mềm, ăn cháo đá bát, đi sớm về khuya, cày sâu cuốc bẫm,…

5. Câu 5 trang 13 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Tìm những câu văn có sử dụng đến biện pháp tu từ điệp ngữ ở trong văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh (Huỳnh Lý kể) và nêu ra tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

Hướng dẫn trả lời

Những câu văn có sử dụng đến biện pháp tu từ điệp ngữ ở trong văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh đó là:

+ Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi"

→ Lặp lại cụm từ "vẫy tay về phía" hai lần ở trong câu. Việc sử dụng đến biện pháp điệp ngữ giúp tạo ra được một bức tranh hết sức sinh động về sức mạnh kỳ diệu của người sống ở vùng núi Tản Viên, thể hiện thông qua việc vẫy tay về phía đông hoặc phía tây cùng với sự biến đổi môi trường xung quanh của người đó. 

+ "Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"

→ Lặp lại từ “gió” và “mưa” hai lần liên tiếp, chỉ cách nhau bởi một dấu phẩy. Biện pháp điệp ngữ giúp thể hiện được sức mạnh phi thường và tài năng của người miền biển thông qua việc sử dụng quy luật của thiên nhiên như là việc gọi gió hay hô mưa.

+ "Một người là chúa miền non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng"

→ Lặp lại cụm từ "một người" hai lần ở trong câu. Tác dụng của biện pháp điệp ngữ ở trong trường hợp này là tạo ra sự so sánh vô cùng mạnh mẽ giữa hai người, mỗi người đại diện cho một lãnh thổ hay một môi trường khác nhau, nhưng đều được coi là bậc quân vương hay chúa tể tương xứng

+ "Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi"

→ Lặp lại cụm từ "một trăm" hai lần ở trong câu. Tác dụng của biện pháp điệp ngữ ở trong trường hợp này là tăng cường được sự phong phú, trang trọng và ca ngợi về những sính lễ được đề cập.

+ "Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước"

→ Lặp lại từ "nước" ba lần ở trong câu. Tác dụng của biện pháp điệp ngữ ở trong trường hợp này là tạo ra một bức tranh hết sức hùng vĩ và ấn tượng về sức mạnh của thiên nhiên.

+ "Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ"

→ Lặp lại từ "từng" hai lần ở trong câu. Tác dụng của biện pháp điệp ngữ ở trong trường hợp này là tạo ra được một cảm giác kích thích và biểu hiện về sức mạnh siêu nhiên của thần đang được mô tả.

⇒ Tác dụng của biện pháp điệp ngữ: giúp nhấn mạnh về một hành động tiêu biểu, một trạng thái hay đặc điểm quan trọng, nổi bật. Từ đó, dễ dàng truyền đạt đến người đọc những tình cảm và tâm tư của người viết đối với hiện tượng và nội dung câu chuyện.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Bài viết phía trên của VUIHOC chính là phần Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13| Văn 6 kết nối tri thức được trình bày vô cùng chi tiết và dễ hiểu. Qua những câu trả lời tham khảo ở phía trên, hy vọng rằng các em sẽ có thể nắm chắc được những kiến thức tiếng Việt đã được học bao gồm dấu chấm phẩy, viết đoạn văn với dấu chấm phẩy, từ nhiều nghĩa, các câu thành ngữ cùng với biện pháp tu từ.

Ngoài phần Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13| Văn 6 kết nối tri thức ở trên, các em cũng có thể truy cập ngay vào website vuihoc.vn để tham khảo thêm về những phần soạn bài khác của môn Ngữ Văn cũng như các môn học khác nữa, đồng thời tự đăng ký khoá học của mình một cách nhanh chóng và còn được giải đáp những gì chưa hiểu trong bài từ các thầy cô giáo của VUIHOC thực sự tâm huyết và có trình độ chuyên môn cao.

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Hotline: 0987810990