Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 131| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 131 trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức giúp học sinh củng cố kiến thức về câu đặc biệt, một dạng câu quan trọng trong tiếng Việt. Bài tập bao gồm các câu hỏi liên quan đến việc xác định, phân tích và sử dụng câu đặc biệt trong các ngữ cảnh giao tiếp khác nhau.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 131 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức
1. Câu 1 trang 131 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức:
“Trong các đoạn văn (a,b) và lời thoại kịch (c) dưới đây, những câu nào là câu đặc biệt? Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong từng trường hợp.”
a. Những hạt mưa gõ vào mái tôn tạo ra một âm thanh khác hẳn khi chúng rơi trên mái ngói.
Rầm rầm. Rầm rầm. Rầm rầm.
Nghe như có hàng ngàn con ngựa phi ngay trên đầu.
(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bê-tô)
- Câu đặc biệt: "Rầm rầm. Rầm rầm. Rầm rầm."
- Tác dụng: Tái hiện âm thanh tiếng mưa rơi trên mái tôn một cách sinh động, trực tiếp. Gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc về sự khác biệt của âm thanh này so với tiếng mưa rơi trên mái ngói. Góp phần tạo nên cảm giác mạnh mẽ, dồn dập.
b. Bộp! Tôi bị giáng một cú vào đầu đau điếng trong khi đang cúi xem từng vết tích. Hắn! Và một cuốn sách!
(Hà Thuỷ Nguyên, Thiên Mã)
- Câu đặc biệt: "Bộp!"; “Và một cuốn sách! “
- Tác dụng: Báo hiệu sự việc bất ngờ xảy ra: nhân vật bị đánh vào đầu. Gây sự chú ý cho người đọc, tạo yếu tố kịch tính cho câu chuyện. Tạo hiệu quả về mặt âm thanh, tăng tính chân thực cho hành động.
c. Si-men: - Ôi! Mũi kiếm! Mà máu cha em còn đậm!
Đông Rô-đri-gơ: - Si-men em!
Si-men: - Cất khỏi mắt em cái vất đáng kinh kia!
Nó oán trách đời a và tội ác nặng nề
(Cooc nây, Lơ-xít)
- Câu đặc biệt: "Ôi!"; “Mũi kiếm”
- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc bất ngờ, kinh ngạc của nhân vật khi nhìn thấy mũi kiếm, vật đã giết chết cha mình. Tạo điểm nhấn cho tình tiết trong lời thoại, thu hút sự chú ý của khán giả.
Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!
2. Câu 2 trang 131 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức:
“Xác định câu đặc biệt trong các lời thoại kịch (a), đoạn văn (b,c) dưới đây và điền thông tin vào các ô trong bảng (kẻ bảng vào vở).”
Trả lời:
Câu đặc biệt | Bộc lộ cảm xúc |
Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng |
Xác định thời gian nơi chốn | Gọi - đáp |
a. Ôi chao! Ôi Rô-mê-ô, hỡi Rô-mê-ô! |
x | x | ||
b. Choáng váng Và màn đêm |
x | x | ||
c. “Đêm!” |
x |
>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức
3. Câu 3 trang 132 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức:
“Tìm câu đặc biệt trong văn bản “Bí ẩn của làn nước” và chỉ ra tác dụng của chúng.”
Trả lời:
- Những câu đặc biệt trong văn bản “Bí ẩn của làn nước”
+ “Con tôi… con tôi mà… con trai”: Thể hiện sự đau đớn, xót xa tột cùng của người cha khi nghĩ đến đứa con trai đã mất.
+ “Trời ơi!”: Thể hiện sự ngỡ ngàng, lo lắng khi phát hiện ra sự mất tích của con.
+ “Mưa tuôn, gió thổi.” : Thông báo về thời tiết khắc nghiệt khi người cha đi tìm con.
+ “Nhiều giờ trôi qua.” : Xác định thời gian người cha đi tìm con.
+ “Nước lạnh, ngầu bùn, sâu hút và cuốn mạnh…”: Miêu tả dòng nước sông cuồn cuộn, nguy hiểm, là nguyên nhân khiến con trai người cha bị đuối nước.
+ “Giá như… giá như…”: Thể hiện sự hối hận, tiếc nuối về những gì đã xảy ra.
→ Tác dụng của những câu đặc biệt trên: Miêu tả sinh động khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, góp phần tăng tính kịch tính cho câu chuyện. Làm cho câu văn ngắn gọn, súc tích, tăng tính biểu cảm. Tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của người đọc ngay từ đầu. Và cũng thể hiện rõ nét cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, đặc biệt là người cha trong câu chuyện.
4. Câu 4 trang 132 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức:
“Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong đoạn văn sau, từ đó nêu sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn.”
“- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!”
Trả lời:
Câu đặc biệt và câu rút gọn trong đoạn văn trên:
- Câu đặc biệt: Ôi!
- Câu rút gọn: Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn:
Tiêu chí |
Câu đặc biệt |
Câu rút gọn |
Cấu tạo |
Không có chủ ngữ và vị ngữ |
Có thể thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ |
Khả năng khôi phục |
Không thể khôi phục |
Có thể khôi phục |
Chức năng |
Bộc lộ cảm xúc, gọi đáp, thông báo sự việc, hiện tượng, chỉ thời gian, nơi chốn |
Làm cho câu văn ngắn gọn, súc tích, tăng tính biểu cảm |
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 131 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Bài soạn này không chỉ giúp học sinh củng cố kiến thức về câu đặc biệt mà còn rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: