img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 16| Văn 6 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 11:42 06/01/2025 14 Tag Lớp 6

Chắc hẳn trong chương trình Ngữ Văn 6 vừa rồi các em đã được học rất nhiều những kiến thức tiếng Việt và nếu không ôn tập thì sẽ chóng quên. Bởi vậy, VUIHOC đã giúp các em Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 16| Văn 6 Cánh diều để trả lời những câu hỏi liên quan đến phần kiến thức tiếng Việt đã được học.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 16| Văn 6 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 16| Văn 6 Cánh diều

1. Câu 1 trang 16 sgk văn 6/2 Cánh diều

Xếp những từ dưới đây vào hai nhóm từ ghép và từ láy.

mẫm bóng, lợi hại, hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã

Phương pháp giải:

Nhớ lại những kiến thức đã được học về từ ghép và từ láy.

Lời giải chi tiết:

- Từ ghép là từ được tạo thành bởi ít nhất hai tiếng trở lên có nghĩa và khi đổi vị trí các tiếng cho nhau thì vẫn tạo nên một từ có ý nghĩa.

- Từ láy là từ được tạo thành bởi những tiếng tiếng có âm đầu hoặc vần (hay cả âm đầu và vần) giống nhau. Từ láy có thể tạo thành bởi một từ có nghĩa hay cả hai từ đều không có nghĩa và khi đảo trật tự của các tiếng cho nhau thì từ láy không có nghĩa.

Dựa vào định nghĩa và cách tạo thành của từng từ trong danh sách, chúng ta có thể phân loại các từ như sau:

- Từ ghép là các từ lợi hại, mẫm bóng.

- Từ láy là các từ hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã.

2. Câu 2 trang 16 sgk văn 6/2 Cánh diều

Những từ mẫm bóng và hủn hoẳn là sáng tạo của nhà văn Tô Hoài. Qua những từ này, em đã hình dung như thế nào về ngoại hình của nhân vật Dế Mèn?

Phương pháp giải:

Nhớ lại những kiến thức đã được học về cấu tạo từ ghép để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Thông qua những từ "mẫm bóng" và "hủn hoẳn" của nhà văn Tô Hoài, ta có thể hình dung ra được ngoại hình của nhân vật Dế Mèn như sau:

- Mẫm bóng: (đôi càng Dế Mèn) rất mập và nhẵn tới mức phản chiếu ánh sáng như mặt gương → Dế Mèn là một chàng dế có thân thể hết sức cường tráng (với đôi càng mập mạp và chắc khỏe). 

- Hủn hoẳn: (miêu tả đôi cánh Dế Mèn) quá ngắn (không thể che nổi thân mình) → Dế Mèn là một chàng dế đang trong độ phát triển (cánh quá ngắn không thể che nổi thân mình).

⇒ Với sự kết hợp của những từ này, ta có thể hình dung được Dế Mèn như một nhân vật to lớn, phong độ, mạnh mẽ và có sức mạnh, vững chắc. Bộ cánh trước đây thì ngắn ngủn giờ đây đã trở nên dài tới chấm đuôi, cho thấy được sự thay đổi và sự phát triển vượt bậc của nhân vật theo thời gian.

>> Xem thêm: Soạn văn 6 Cánh diều

3. Câu 3 trang 16 sgk văn 6/2 Cánh diều

Các thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay" mà nhà văn Tô Hoài đã sáng tạo ra trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có điểm gì khác so với những thành ngữ đã có sẵn như "chết thẳng cẳng, vái cả hai tay"? Theo em, thành ngữ nào phù hợp hơn khi nói về loài dế?

Phương pháp giải:

So sánh các câu thành ngữ sau đó trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Thành ngữ "Chết thẳng cẳng, vái cả hai tay":  Thành ngữ này sử dụng tới những bộ phận cơ bản của cơ thể con người như là cẳng (chân) và hai tay.

- Thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay" sử dụng đến các bộ phận đuôi và 6 tay thay cho các bộ phận cẳng và 2 tay như ở thành ngữ "chết thẳng cẳng, vái cả hai tay". Thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay" phù hợp hơn đối với loài dế, vì loài dế khác với con người là đặc điểm của chúng có đuôi và có 6 chân. Điều này khiến làm nổi bật sự khác biệt giữa con người với loài dế, tạo ra một hình ảnh sinh động và sâu sắc về tính cách cũng như hành vi của loài dế trong tác phẩm văn học.

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!

4. Câu 4 trang 16 sgk văn 6/2 Cánh diều

Tìm chủ ngữ là cụm danh từ có trong những câu dưới đây

Phương pháp giải:

Liệt kê sau đó tìm cụm chủ ngữ có trong từng câu.

Lời giải chi tiết:

a. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (Tô Hoài)

Câu trên có cụm danh từ là “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo”

b.  Những gã xốc nổi thường làm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. (Tô Hoài)

Câu trên có cụm danh từ là “Những gã xốc nổi”

c. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng hiện ra trước mắt em bé. (Cô bé bán diêm)

Câu trên có cụm danh từ là “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng”

5. Câu 5 trang 16 sgk văn 6/2 Cánh diều

Xác định danh từ trung tâm cùng với các thành tố phụ có trong từng cụm danh từ làm chủ ngữ nói trên. Nêu ra tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ.

Trả lời:

a) Chủ ngữ “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo”

- Thành phần phụ trước là “Những cái”

- Thành phần trung tâm là “vuốt”

- Thành phần phụ sau là “ở chân, ở khoeo”

b) Chủ ngữ: “Những gã xốc nổi”

- Thành phần phụ trước là “Những”

- Thành phần trung tâm là “gã”

- Thành phần phụ sau là “xốc nổi”

c) Chủ ngữ “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng”

*Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi

- Thành phần phụ trước là “Hàng ngàn”

- Thành phần trung tâm là “ngọn nến”

- Thành phần phụ sau là “sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi”

*rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng

- Thành phần phụ trước là “rất nhiều”

- Thành phần trung tâm là “bức tranh”

- Thành phần phụ sau là “màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng”

⇒ Tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ: Các thành tố phụ khiến cho ý nghĩa của danh từ trung tâm và nghĩa của câu được cụ thể và đầy đủ hơn, phù hợp với ngữ cảnh, phù hợp với mục đích cần diễn đạt.

6. Câu 6 trang 16 sgk văn 6/2 Cánh diều

Viết một đoạn văn ngắn (độ dài khoảng 5 – 7 dòng) nêu ra cảm nghĩ của em về một nhân vật ở trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng, trong đoạn văn có sử dụng đến chủ ngữ là cụm từ. Xác định chủ ngữ là cụm từ ở trong đoạn văn đó.

Trả lời:

- Văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng:

Nhân vật mà tôi muốn nói tới ở đây chính là mụ vợ trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng. Lợi dụng việc con cá đã mang ơn chồng mình mà mụ ta đưa ra những đòi hỏi vô cùng quá đáng kiến cho chồng mình phục tùng nghe theo và khi đạt được mục đích mụ thì trở thành kẻ bạc tình, bạc nghĩa. Mụ vợ tham lam lần lượt đưa ra các yêu cầu có cấp độ tăng dần như máng lợn, tòa nhà, muốn được làm nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng và yêu cầu quá quắt nhất chính là muốn trở thành Long Vương để bắt con cá phục tùng. Kết cục xứng đáng cho sự tham lam và bội bạc mà mụ vợ chính là mụ ta phải trở về với túp lều rách nát cùng với chiếc máng sứt mẻ.

Cụm chủ ngữ là cụm từ trong đoạn văn: Mụ vợ tham lam

- Văn bản Bài học đường đời đầu tiên:

Khi đọc đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, người đọc sẽ cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật Dế Mèn. Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên là một nhân vật có ngoại hình rất khỏe mạnh, cường tráng. Dế Mèn sống tự lập từ khi còn rất nhỏ. Hàng ngày, chú ta đi chu du khắp mọi nơi, đi đến đâu cũng làm cho những con vật nhỏ bé phải sợ hãi. Đặc biệt là anh hàng xóm của Dế Mèn - Dế Choắt. Cậu ta là một chú dế gầy gò và ốm yếu. Bởi vậy mà Dế Mèn đã luôn có thái độ hết sức trịch thượng, coi thường Choắt. Một hôm, Dế Mèn đã bày trò trêu chọc chị Cốc dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt. Sau đó, Dế Mèn đã nhận ra được bài học đường đời đầu tiên vô cùng quý giá.

Cụm chủ ngữ là cụm từ trong đoạn văn: Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên.
 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Bài viết phía trên là phần Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 16| Văn 6 Cánh diều giúp các em trả lời những câu hỏi về kiến thức tiếng Việt đã được học. Thông qua bài viết, các em sẽ biết cách trả lời những câu hỏi liên quan đến từ láy, từ ghép, chủ ngữ là cụm danh từ, các thành ngữ, danh từ trung tâm và các thành tố phụ xuất hiện trong tác phẩm văn học đã được học.

Ngoài phần Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 16| Văn 6 Cánh diều, khi các em mong muốn tham khảo những phần soạn bài khác của những môn học khác hiện có, các em cần nhanh tay truy cập ngay vào website vuihoc.vn để có thể tự đăng ký khoá học cho mình, ngoài ra sẽ được giảng dạy chi tiết về những bài soạn cũng như giải đáp tất cả những thắc mắc từ các thầy cô giáo của VUIHOC vừa tài giỏi lại nhiệt huyết nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Hotline: 0987810990