img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17| Văn 9 tập 2 cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 11:45 01/10/2024 438 Tag Lớp 9

Bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 17 trong sách giáo khoa Văn 9 tập 2 (bộ Cánh Diều) cung cấp cho học sinh các hoạt động thực tiễn nhằm củng cố và phát triển kỹ năng tiếng Việt. Từ việc nhận diện các thành phần ngữ pháp đến sử dụng ngôn từ linh hoạt trong văn bản, tạo tiền đề vững chắc cho những bước phát triển tiếp theo trong hành trình học tập môn Văn.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17| Văn 9 tập 2 cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17| Văn 9 tập 2 cánh diều 

1. Câu 1 trang 17 sgk văn 9/2 cánh diều

Thử chuyển mỗi thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ được in đậm dưới đây sang một vị trí khác trong câu; qua đó giải thích vì sao các tác giả lại chọn vị trí của chúng như ở những câu đã cho.

a) Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật xâm lăng đến Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. (Hồ Chí Minh)

b) Vì đường xa, chúng tôi chỉ ở nhà được có ba ngày. Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra anh là ba. (Nguyễn Quang Sáng)

c) Giữa mặt vịnh mênh mông xanh ngắt và tim tím nhô lên những tảng đá vôi hình thù kỳ dị và dường như được bút sơn của một hoạ sĩ quét lên vô số màu sắc, từ màu xanh ngọc bích đến màu đỏ nâu và vàng. (Thi Sảnh)

d) Lom khom dưới núi, tiều vài chú.

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Gợi ý trả lời: 

a. Để mở rộng căn cứ đánh Đồng minh nên vào mùa thu năm 1940, quân phát xít Nhật đã tiến hành xâm lăng Đông Dương. Lúc này, nước ta đang bị thực dân pháp đô hộ dưới danh nghĩa bảo hộ. Khi Nhật tiến vào, Pháp không những không bảo hộ nước ta mà còn quỳ gối đầu hàng và mở cửa cho quân Nhật tiến vào. 

Tác giả đặt “Từ đó” ngay sau “Dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật” nhằm mục đích nối liền nguyên nhân và hậu quả của sự kiện trên. Nguyên nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích dẫn đến dân càng khổ và nghèo nàn hơn. 

b. Cách đặt cụm “Trong ba ngày ngắn ngủi đó” giúp làm rõ thời gian và tình huống diễn ra, vì lý do đường xa nên “chúng tôi chỉ ở nhà được có ba ngày”.

c. Cách đặt cụm từ “nhô lên” ngay sau “tim tím” với mục đích mô tả rõ hơn cảnh vật. 

d. Cách đặt “vài chú” ngay sau “tiều” và “mấy nhà” ngay sau “chợ” là dụng ý của tác giả để nhấn mạnh hơn nữa sự tiêu điều của cảnh vật. Cách đặt này cũng giúp tăng thêm những giá trị gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. 

>> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều 

2. Câu 2 trang 18 sgk văn 9/2 cánh diều

Tìm câu bị động trong những đoạn văn dưới đây. Cho biết việc sử dụng những câu bị động đó phù hợp như thế nào đối với văn cảnh và mục đích diễn đạt.

a) Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài, Những động tác xe đài được thực hiện rất đa dạng. (Phí Trường Giang)

b) Địa đạo Củ chi hình thành trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (khoảng năm 1948). Hệ thống địa đạo được xây dựng sớm nhất tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An […]. Lúc đầu, địa đạo chỉ có những đoạn ngắn, cấu trúc đơn giản, dùng để dấu tài liệu, trú ém cán bộ trong vùng địch hậu. Sang giai đoạn chống đế quốc Mỹ, địa đạo được gia cố và mở rộng. (Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi)

c) Trong hơn một thế kỉ trở lại đây, dân số thế giới ngày càng tăng, trong khi số lượng các loài động vật ngày một giảm đi rõ rệt. Môi trường sống của động vật bị con người chiếm lính, phá hoại […]. Nhiều loài thậm chí thường xuyên bị con người ngược đãi, săn bắt vô tổ chức và sát thương không nương tay. (Theo Kinh Hạnh Bảo – Trần Nghị Du)

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

Gợi ý trả lời 

a. Câu bị động là: “Nghi thức xe đài được thực hiện rất đa dạng."

=> Cách sử dụng câu bị động trên nhằm mục đích tập trung sự chú ý của người đọc vào hành động được thực hiện chứ không phải là người hay vật thực hiện điều đó. 

b. Câu bị động là: "Địa đạo được xây dựng sớm nhất tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An [...] Sang giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ, địa đạo được gia cố và mở rộng."

=> Cách sử dụng câu bị động này nhằm mục đích nhấn mạnh vào hành động được xây dựng và mở rộng của địa đạo chứ không phải tập trung vào người hay tổ chức thực hiện hành động đó. 

c. Câu bị động là: "Môi trường sống của động vật bị con người chiếm đóng, phá hoại [...]. Nhiều loài thậm chí thường xuyên bị con người ngược đãi, sẵn bắt vô tổ chức và tàn sát không nương tay."

=> Việc sử dụng câu bị động ở đây giúp tập trung vào vấn đề môi trường sống của động vật bị chiếm đóng và phá hoại, động vật bị tàn sát và săn bắt thay cho người thực hiện những hành động đó. Câu bị động ở đây còn có tác dụng giúp thông điệp kêu gọi trở nên mạnh mẽ hơn, tập trung vào hành động hơn. 

3. Câu 3 trang 18 sgk văn 9/2 cánh diều

Biến đổi những câu chủ động dưới đây thành câu bị động:

a) Quan Phó bảng Sắc đã dẫn hai con trai đi hầu khắp những nơi nổi tiếng về phong cảnh đẹp, về di tích lịch sử của Nghệ An. (Sơn Tùng)

b) Ba nó bế nó lên. (Nguyễn Quang Sáng)

c) Tây nó đốt nhà tôi rồi, bác ạ. (Kim Lân)

d) Cuộc sống càng văn minh tiến bộ, con người càng sử dụng nhiều nước hơn cho mọi nhu cầu của mình… (Theo Trịnh Văn)

Gợi ý trả lời 

a) Hai con trai đã được dẫn đi hầu khắp những nơi nổi tiếng về phong cảnh đẹp, về di tích lịch sử của Nghệ An bởi Quan Phó bảng Sắc.

b) Nó đã được bế lên bởi ba.

c) Nhà tôi đã bị đốt rồi, bác ạ.

d) Nước đã được mọi người sử dụng càng nhiều hơn.

4. Câu 4 trang 19 sgk văn 9/2 cánh diều

Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), trong đó có áp dụng các biện pháp mở rộng cấu trúc câu và biến đổi cấu trúc câu. Chỉ ra một trường hợp mở rộng cấu trúc câu và một trường hợp biến đổi cấu trúc câu trong đoạn văn đã viết.

Gợi ý trả lời 1: 

Sau khi học văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, em cảm thấy thật xúc động trước số phận bi thương của Vũ Nương. Vũ Nương, một người phụ nữ đức hạnh và thủy chung, đã phải chịu nỗi oan khuất chỉ vì sự hiểu lầm và nghi ngờ của chồng mình. Truyện không chỉ phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công, mà còn thể hiện khát vọng hạnh phúc và giá trị của lòng chung thủy. Câu chuyện còn cho thấy sự tàn nhẫn của thói gia trưởng và những định kiến hà khắc, buộc người phụ nữ hiền lành vào tình cảnh đau khổ. Qua tác phẩm, em nhận ra rằng niềm tin và sự thấu hiểu lẫn nhau là vô cùng quan trọng trong mọi mối quan hệ.

Mở rộng cấu trúc câu: “Vũ Nương, một người phụ nữ đức hạnh và thủy chung, đã phải chịu nỗi oan khuất chỉ vì sự hiểu lầm và nghi ngờ của chồng mình.” (Nhấn mạnh thêm "một người phụ nữ đức hạnh và thủy chung" để bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ "Vũ Nương").

Biến đổi cấu trúc câu: “Truyện không chỉ phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công, mà còn thể hiện khát vọng hạnh phúc và giá trị của lòng chung thủy.” (Cấu trúc kép "không chỉ... mà còn" giúp nhấn mạnh các khía cạnh quan trọng của câu chuyện).

Gợi ý trả lời 2: 

Sau khi học văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, em cảm thấy rất xúc động và trăn trở về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vũ Nương, dù hiền lành và đức hạnh, vẫn phải chịu những oan khuất nặng nề chỉ vì sự nghi ngờ vô căn cứ của chồng. Qua câu chuyện, em cảm nhận được nỗi đau đớn và bi kịch mà những định kiến và sự gia trưởng đã gây ra, từ đó càng trân trọng hơn giá trị của niềm tin và sự thấu hiểu trong cuộc sống gia đình. Tác phẩm đã cho em thấy rõ khát khao về một cuộc sống công bằng, nơi mà phụ nữ được đối xử bình đẳng và yêu thương thật lòng. Nhân vật Vũ Nương không chỉ là biểu tượng của sự thủy chung, mà còn là tiếng nói đòi quyền sống chính đáng của người phụ nữ thời bấy giờ.

Mở rộng cấu trúc câu: “Vũ Nương, dù hiền lành và đức hạnh, vẫn phải chịu những oan khuất nặng nề chỉ vì sự nghi ngờ vô căn cứ của chồng.” (Thêm cụm từ “dù hiền lành và đức hạnh” để bổ sung ý nghĩa).

Biến đổi cấu trúc câu: “Tác phẩm đã cho em thấy rõ khát khao về một cuộc sống công bằng, nơi mà phụ nữ được đối xử bình đẳng và yêu thương thật lòng.” (Sử dụng mệnh đề quan hệ "nơi mà” để làm rõ nội dung).

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17| Văn 9 tập 2 cánh diều, các em sẽ có cơ hội vận dụng những kiến thức ngữ pháp và từ vựng đã học vào các tình huống cụ thể, góp phần làm giàu vốn ngôn ngữ và khả năng biểu đạt ý tưởng. Nhờ đó, các em không chỉ cải thiện khả năng viết và nói mà còn hình thành kỹ năng phân tích và đánh giá văn bản một cách sâu sắc và sáng tạo hơn.
 

Để tham khảo các bài soạn văn khác trong chương trình ngữ văn 9 tại VUIHOC ngay trên website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC để được lên lộ trình học tập và ôn thi vào 10 ngay từ sớm bạn nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Hotline: 0987810990