img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 22| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 10:38 25/06/2024 4,117 Tag Lớp 9

Qua Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 22| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức Vuihoc sẽ mang đến cho các em câu trả lời chính xác nhất cho các câu hỏi trong sách giáo khoa. Các em sẽ phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm khác nghĩa.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 22| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 22 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức 

1. Câu 1 trang 22 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong mỗi trường hợp sau:

a. sinh trong từ sinh thành và sinh trong từ sinh viên.

  • Sinh trong từ Sinh thành nghĩa là sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ một đứa trẻ thành người.

  • Sinh trong từ sinh viên nghĩa là người học tại các trường cao đẳng đại học.

b. bá trong từ bá chủ và bá trong cụm từ nhất hô bá ứng.

  • Bá trong từ bá chủ nghĩa là kẻ thống trị của một vùng, một khu vực và có ảnh hưởng trong các khu vực xung quanh.

  • Bá trong cụm từ nhất hô bá ứng nghĩa là số nhiều, trăm.

c. bào trong từ đồng bào và bào trong từ chiến bào.

  • Bào trong từ đồng bào nghĩa là những người cùng đất nước, cùng huyết thống.

  • Bào trong từ chiến bào nghĩa chỉ cái áo giáp được tướng sĩ thời xưa sử dụng khi đánh trận.

d. bằng trong từ công bằng và bằng trong từ bằng hữu

  • Bằng trong từ công bằng là sự cân bằng, không thiên vị bất cứ bên nào.

  • Bằng trong từ bằng hữu có nghĩa chỉ mối quan hệ bạn bè.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Kết nối tri thức

2. Câu 2 trang 23 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Tìm một từ Hán Việt có yếu tố đồng âm khác nghĩa với yếu tố được in đậm trong các câu sau:

a. Thành càng kinh ngạc mừng rỡ, vội bắt dế bỏ vào lồng.

(Bồ Tùng Linh, Dế chọi)

  • Kinh ở đây mang nghĩa gây ra sự kích động, giật mình.

  • Từ đồng âm khác nghĩa với kinh ngạc: kinh nghiệm, kinh thành,...

b. Vào tới cung cho chọi thử với đủ thứ dế kì lạ của các nơi dâng lên như hồ điệp (dế bướm), đường lang (dế bọ ngựa), du lợi đạt (dế đánh dầu), thanh ti đầu (dế trán tơ xanh) thì con nào cũng thua.

(Bồ Tùng Linh, Dế chọi)

  • Kỳ ở đây mang nghĩa khác lạ, không giống với bình thường.

  • Từ đồng âm khác nghĩa với kì lạ: kỳ vọng, kì thi,...

c. Song trường có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức.

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

  • Nghi ở đây là sự nghi ngờ, không tin được.

  • Từ đồng âm khác nghĩa với đa nghi: Thích nghi, uy nghi,...

d. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

  • Ngộ ở đây là sự hiểu ra, tỉnh ra điều gì đó.

  • Từ đồng âm khác nghĩa với tỉnh ngộ: hội ngộ, giác ngộ,...

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

3. Câu 3 trang 23 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một từ tìm được ở bài tập 2.

  • Với kinh nghiệm của mình, tôi có thể làm tốt công việc được giao.

  • Tôi rất tự tin vào kì thi học kỳ sắp tới.

  • Với khả năng thích nghi tốt của mình, tôi có thể dễ dàng hòa nhập với mọi môi trường khác nhau.

  • Gia đình tôi luôn hội ngộ đầy đủ các thành viên vào mỗi dịp tết đến.

4. Câu 4 trang 23 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Những từ in đậm trong các câu sau có yếu tố Hán Việt bị dùng sai. Hãy tìm hiểu nghĩa của các yếu tố đó để chỉnh sửa.

a. Mỗi tác phẩm văn học là chính thể, trong đó, các bộ phận có quan hệ với nhau rất chặt chẽ.

  • Chính thể nghĩa là một hình thức tổ chức của nhà nước

  • Sửa lại đúng: chỉnh thể.

b. Trên thế giới có nhiều hình thức tổ chức nhà nước, thể hiện sự đa dạng về chỉnh thể.

  • Chỉnh thể nghĩa là một khối thống nhất có sự chặt chẽ liên kết với nhau.

  • Sửa lại đúng: chính thể.

5. Câu 5 trang 24 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức

Nghĩa của từ cải biên khác với nghĩa của từ cải biến như thế nào? Điều gì tạo nên sự khác nhau về nghĩa giữa hai từ đó?

  • Cải biên nghĩa là sự thay đổi, sửa đổi những điều cũ theo hướng mới hơn.

  • Cải biến nghĩa là sự thay đổi hoàn toàn một sự vật sự việc.

  • Qua cách sử dụng yếu tố âm và vần của hai từ biên và biến đã tạo nên sự khác biệt về nghĩa của cả hai từ.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 22 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Hotline: 0987810990