Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 46| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 chân trời sáng tạo
Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 46 cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo lớp 9 tập 2 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 46| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 chân trời sáng tạo
1. Câu 1 trang 46 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 chân trời sáng tạo
Chỉ ra câu rút gọn ở trong đoạn trích sau. Khôi phục lại các thành phần đã bị rút gọn ở trong đoạn trích và cho biết tác dụng của việc sử dụng loại câu này.
Khiết: - (cởi áo) Phải nhanh lên mới được. Cậu giúp tôi một tay. Cái áo rộng quá… Chị đưa tôi cái khăn quàng... và cá mũ trùm đầu... Thôi, thế là được rồi... Chị trông có giống không?
Lý: - Giống đấy...
(Vũ Đình Long, trong Gia tài)
Câu trả lời chi tiết chi tiết:
Câu rút gọn xuất hiện ở trong đoạn trích: Giống đấy...
Khôi phục lại thành phần đã bị rút gọn trong đoạn trích: Chị trông có giống đấy
Tác dụng của việc rút gọn: Giúp câu văn được trở nên ngắn gọn, súc tích hơn, thể hiện lên nhịp điệu khi diễn tả cảm xúc một cách vội vàng nhưng vẫn đảm bảo cho việc cung cấp đầy đủ những thông tin tác giả muốn gửi đến cho người đọc và người nghe.
2. Câu 2 trang 46 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 chân trời sáng tạo
Xác định câu đặc biệt được sử dụng ở trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của loại câu này trong mỗi trường hợp dưới đây:
a. Ôi, Chúa ơi! Tôi thật là một lão ngốc mù quáng!
(A-thơ Cô-nan Doi-lơ, trong tác phẩm Chiếc mũ miện dát đá be-rô)
b. Có tiếng gì trong cái hòm này... như tiếng thở ấy... Eo ơi!
(Lưu Quang Vũ, trong tác phẩm Bệnh sĩ)
c. Tôi sẽ là người thừa kế, lôi sẽ được lấy người tôi yêu! A! Anh Khiết ơi!
(Vũ Đình Long,trong tác phẩm Gia tài)
Xác định câu đặc biệt được sử dụng và cho biết tác dụng của việc sử dụng:
Câu trả lời chi tiết:
a. Câu Đặc Biệt được sử dụng: "Ôi, Chúa ơi!"
=> Nhằm mục đích thể hiện sự một ngạc nhiên, kinh ngạc và có thể xen lẫn vào đó là một sự hối hận hoặc tự trách nhiệm. Câu đặc biệt này giúp tăng cường thêm cảm xúc và làm nổi bật lên hơn tâm trạng của người nói.
b. Câu Đặc Biệt được sử dụng: "Eo ơi!"
=> Nhằm thể hiện nên một nỗi sợ hãi hoặc sự bất ngờ. Câu này giúp tăng cường thêm cảm xúc của nhân vật và gợi mở một sự tò mò cho người nghe về sự kiện hoặc đối tượng ở trong hòm.
c. Câu Đặc Biệt được sử dụng: "A!”
=> Thể hiện một sự phấn khích và hứng thú đặc biệt với một thứ gì đó. Câu này giúp làm nổi bật lên niềm vui và sự kỳ vọng của người nói đối với một sự việc.
>> Xem thêm: Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo
3. Câu 3 trang 46 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 chân trời sáng tạo
Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt xuất hiện ở trong các trường hợp sau. Chỉ ra dấu hiệu để có thể phân biệt hai loại câu này.
a. “... Cháu gái tôi, con bé Me-ry, nó đã bỏ tôi mà đi”.
“Bỏ rơi ông?“.
(A-thơ Cô-nan Doi-lơ, trong Chiếc mũ miện dát đá be-rô)
b. Lý:- (ngã xuống như là ngất đi) Chao ôi!
Khiết: - Cháu đỡ lấy nó. Và để thưởng công cho thị Lý, vì thị đã chăm nom, nâng đỡ tôi, tôi để lại cho thị…
Lý: - (vờ khóc) Trời ơi! Ông tôi tử tế quá, mà Trời Phật không để cho sống mãi!
Khiết: - Hai trăm ngàn đồng tiền mặt (Lý vờ như cảm động, chấm nước mắt).
(Vũ Đình Long, trong tác phẩm Gia tài)
Câu trả lời chi tiết:
a.- Câu rút gọn được sử dụng: Bỏ rơi ông?
- Dấu hiệu nhận biết của câu rút gọn:
+ Câu bị khuyết mất thành phần của câu có chủ ngữ.
+ Câu có thể được khôi phục lại bởi thành phần rút gọn như sau: Merry bỏ rơi ông ư?
b.- Câu đặc biệt được sử dụng: Chao ôi!, Trời ơi!
- Dấu hiệu nhận biết: câu không được cấu tạo theo một mô hình chủ ngữ và vị ngữ.
4. Câu 4 trang 47 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 chân trời sáng tạo
Xác định chức năng của các thành phần được in đậm ở trong các câu sau. Các thành phần này có thể được tách ra tạo thành câu đặc biệt không? Vì sao?
a. Á, à, tôi biết rồi.
(Sác-lơ Uy-li-am, trong Đêm Chủ nhật dài)
b. Hình như cô đã chờ sẵn đâu đó ở phòng bên.
(Sác-lơ Uy-li-am, trong Đêm Chủ nhật dài)
Câu trả lời chi tiết:
- Thán từ ở trong câu: Á, à
+ Tác dụng của việc sử dụng thán từ: nhằm mục đích thể hiện việc hiểu ra sau khi nghe được một thông tin nào đó.
+ Thành phần này có thể tách ra được làm 1 câu đặc biệt bởi thành phần ở sau đã biểu thị đầy đủ ý gửi gắm của câu muốn nói.
- Tình thái từ ở trong câu: Hình như
+ Tác dụng của việc sử dụng: thể hiện một sự không chắc chắn về suy nghĩ của mình.
+ Không thể tách ra để tạo thành được câu đặc biệt vì tình thái từ có mục đích nhằm thể hiện một sự nghi ngờ, không chắc chắn, và không thể đứng độc lập được một mình.
Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!
5. Câu 5 trang 47 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 chân trời sáng tạo
Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Cô giáo: Hôm qua, chúng ta học đến phần nào rồi nhỉ?
Nam: Tri thức Ngữ văn.
a. Theo em, câu trả lời của Nam trong tình huống trên có phù hợp không? Vì sao?
b. Với câu hỏi của cô giáo, chúng ta có thể có những câu trả lời nào khác câu trả lời của Nam?
Câu trả lời chi tiết:
a) Theo em câu trả lời của Nam ở trong tình huống trên là không phù hợp.
Vì: Nam đã trả lời cô giáo với một thái độ không hề lịch sự. Cô giáo là người có vai vế ở trên, người lớn tuổi hơn Nam
b. Với câu hỏi của cô giáo đặt ra, chúng ta có thể trả lời theo những cách sau:
- Thưa cô, buổi học ngày hôm qua chúng ta học đến phần Tri thức Ngữ văn ạ.
- Dạ, chúng ta hôm qua đã học đến phần Tri thức Ngữ văn rồi cô ạ.
6. Câu 6 trang 47 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 chân trời sáng tạo
Viết một đoạn hội thoại (khoảng năm đến sáu câu), trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt và một câu rút gọn. Xác định các loại câu này và nêu tác dụng của chúng.
Câu trả lời chi tiết:
Minh: "Trời ơi, đã muộn thế này rồi! Sao cậu còn chưa đi học thế Lan?"
Lan: "Tại xe của tớ bị hỏng trên đường nên tớ phải dắt bộ đến đây. Mệt chết!"
Minh: "Thế à? Sao cậu không gọi điện thoại cho tớ? Để tớ đến đón cậu."
Lan: "Ừ, quên mất! Lần sau tớ sẽ ghi nhớ."
Minh: "Thôi, được rồi. Nhanh vào lớp học đi, kẻo vào muộn giờ!"
Lan: "Ok, đi nhé!"
Phân tích
- Câu đặc biệt được sử dụng: "Trời ơi, đã muộn thế này rồi!"
Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt: Bộc lộ lên một cảm xúc ngạc nhiên, lo lắng của Minh đối với Lan khi thấy cô ấy đến muộn.
- Câu rút gọn được sử dụng: "Mệt chết!"
Tác dụng của việc sử dụng câu rút gọn: Nhấn mạnh sự mệt mỏi của Lan khi gặp phải tình huống đó, giúp cho câu văn ngắn gọn và súc tích hơn.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 46 trong sách giáo khoa Ngữ văn Chân trời sáng tạo lớp 9 tập 2. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: