img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 59| Văn 6 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 10:20 10/02/2025 14 Tag Lớp 6

Bài viết là phần Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 59| Văn 6 Cánh diều được VUIHOC chuẩn bị thông qua những câu trả lời vô cùng chi tiết. Phần soạn bài sẽ giúp các em ôn tập lại những kiến thức liên quan đến từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ gốc và từ mượn trong tiếng Việt. Các em cùng tham khảo để ôn tập thật tốt nhé!

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 59| Văn 6 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 59| Văn 6 Cánh diều 

1. Câu 1 trang 59 sgk văn 6/1 Cánh diều

Xác định ý nghĩa của những từ chân, chạy có trong từng trường hợp dưới đây:

Phương pháp giải:

Đọc kỹ từng ví dụ sau đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Xác định nghĩa của các từ:

Chân:

a) Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. (Nguyên Hồng)

→ Bộ phận nằm ở phía dưới cùng của cơ thể người sử dụng trong những việc như đi, đứng, nhảy, chạy, v.v.

b) Dù ai nói ngả, nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

(Ca dao)

→ Bộ phận nằm ở dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng giúp nâng đỡ cho những bộ phận khác.

c) Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. (Thánh Gióng)

→ Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào một mặt nền (phần dưới cùng của ngọn núi, ngọn đồi...).

Chạy:

a) Thằng Khìn chạy lon ton quanh sân… (Cao Duy Sơn)

→ Hành động (của người hoặc động vật) di chuyển cơ thể bằng những bước nhanh, bước mạnh và liên tiếp nhau.

b) Xe chạy chậm chậm. (Nguyên Hồng)

→ Phương tiện giao thông khi di chuyển trên một bề mặt để tới một nơi khác.

c) Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)

→ Khẩn trương lo liệu để mau chóng có thể được và đạt được những cái mình đang cần, đang mong muốn.

d) Bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thước. (Mộng Tuyết)

→ Động từ để chỉ sự vật nằm trải ra thành một dải dài.

2. Câu 2 trang 59 sgk văn 6/1 Cánh diều

Tìm hiểu ba từ chỉ bộ phận cơ thể con người và kể ra một vài ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng (sang nghĩa để chỉ bộ phận của vật)

Ví dụ như Mũi: mũi dao, mũi đất, mũi quân, mũi súng, mũi thuyền,...

Phương pháp giải:

Tương tự như với từ “mũi”, em tìm những từ khác ở trên bộ phận của cơ thể con người.

Lời giải chi tiết:

- Từ mắt: mắt na, mắt dứa, mắt cây, mắt võng, mắt lưới….

- Từ mũi: mũi thuyền, mũi đất, mũi dao, mũi quân, mũi tàu

- Từ tay: tay nắm cửa, tay ghế, tay áo, tay cầm

- Từ cổ: cổ chai, cổ áo, cổ lọ, cổ bình hoa,

- Từ miệng: Miệng hố, miệng núi lửa, miệng giếng, miệng hang,...

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

3. Câu 3 trang 59 sgk văn 6/1 Cánh diều

Tìm từ đa nghĩa và từ đồng âm xuất hiện trong những câu dưới đây:

Phương pháp giải:

Nhớ lại những kiến thức về từ đa nghĩa và từ đồng âm để xác định được những từ loại này trong các câu.

Lời giải chi tiết:

a) Chín (1) đỏ cây: chỉ hoa quả (hạt hoặc hoa,…) đang ở trong giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường sẽ có màu đỏ hoặc vàng, có hương thơm và vị ngon mà ta có thể ăn được.

- Một nghề cho chín (2): mức độ thuần thục, thấu đáo, kĩ lưỡng và đầy đủ ở tất cả các khía cạnh trong một lĩnh vực nào đó.

- còn hơn chín (3) nghề: đây là chỉ số lượng.

⇒ Chín (1) và chín (2) là những từ đa nghĩa; chín (1) và chín (3) là những từ đồng âm.

b) Cắt:

- Nhanh như cắt (1): chỉ loài chim ăn thịt, nhỏ hơn chim diều hâu, cánh dài và nhọn, có khả năng bay rất nhanh.

- Giục đi cắt (2) cỏ: chỉ hành động làm đứt bằng một đồ vật sắc nhọn.

- Bài viết bị cắt (3) một đoạn: chỉ sự tách ra một phần nhằm loại bỏ bớt đi.

- Chúng cắt (4) lượt nhau suốt ngày: chỉ sự phân đi làm việc theo sự luân phiên và lần lượt.

⇒ Cắt (1), cắt (2), cắt (3), cắt (4) có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau cho nên chúng là những từ đồng âm.

4. Câu 4 trang 60 sgk văn 6/1 Cánh diều

Tìm từ mượn ở trong những câu dưới đây. Đối chiếu với nguyên dạng của tiếng Pháp và tiếng Anh để biết được nguồn gốc của những từ ấy.

- Từ tiếng Pháp: automobile, carton, sou, tournevis, kespi, cable,...

- Từ tiếng Anh: TV (television), cent,....

Phương pháp giải:

Đọc kĩ những ví dụ sau đó lọc ra những từ láy và chọn lựa từ ngữ để điền vào các nhóm.

Lời giải chi tiết:

Các từ đi mượn:

a) Ô tô: automobile (nguồn gốc Tiếng Pháp)

b) xu: sou (nguồn gốc Tiếng Pháp)

c) tuốc nơ vít: tournevis ( nguồn gốc Tiếng Pháp)

dây cáp: cable (nguồn gốc Tiếng Pháp)

d) ti vi: TV (television) (nguồn gốc Tiếng Anh)

e) mũ kết: képi (nguồn gốc Tiếng Pháp)

bìa các tông: carton (nguồn gốc Tiếng Pháp)

>> Xem thêm: Soạn văn 6 Cánh diều

5. Câu 5 trang 60 sgk văn 6/1 Cánh diều

Theo em, có thể thay thế những từ mượn ở trong các câu của bài tập 4 bằng những từ gốc Việt hay không? Tại sao?

Phương pháp giải:

Em thử tìm hiểu từ ngữ tương đương với mục đích thay thế và trả lời cho câu hỏi phía trên.

Lời giải chi tiết:

Theo em, một số trường hợp vẫn có thể thay thế từ mượn bằng những từ gốc Việt (ví dụ như ti vi có thể thay thế bằng vô tuyến truyền hình…) nhưng trong một số trường hợp thì không thể thay thế được bởi vì vốn từ vựng của tiếng Việt không đủ để định nghĩa được hết tất cả những khái niệm. Hơn nữa, việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác luôn là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa.

6. Câu 6 trang 60 sgk văn 6/1 Cánh diều

Đọc văn bản phía dưới đây và viết một đoạn văn ngắn (độ dài khoảng 4 – 5 dòng) cho biết: Theo tác giả, khái niệm của từ “ngọt” trong tiếng Việt đã được nhận thức thông qua những giác quan nào?

Phương pháp giải:

Em đọc kỹ văn bản sau đó liệt kê ra những từ “ngọt” ở trong đoạn văn sau đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Dưới đây là một số đoạn văn tham khảo vô cùng hữu ích đối với các em.

Đoạn văn tham khảo 1:

Đầu tiên, khái niệm từ “ngọt” được cảm nhận thông qua vị giác, thưởng thức được vị “ngọt” của đồ ăn. Do sự gần gũi của vị giác với khứu giác, từ đầu lưỡi, từ “ngọt” còn được cảm nhận bằng mũi như việc ngửi một mùi gì đó ngọt ngọt. Rồi đến thị giác, “ngọt” có thể thấy được bằng mắt thường vào giữa ngày xuân, sự ngọt của nắng. Từ sự ngọt ngào của món ăn, thông qua cảm nhận của thính giác, “ngọt” còn mang một nghĩa khá trừu tượng như đàn ngọt hay hát hay. Đặc biệt là khi phối hợp những cảm giác lại với nhau để chúng ta cảm nhận thấy được dao bén ngọt và cắt cho ngọt tay,…

Đoạn văn tham khảo 2:

Trong bài viết “Về từ ngọt”, khái niệm từ “ngọt” trong tiếng Việt đã được nhận thức thông qua năm giác quan. Đầu tiên là vị giác, một cảm nhận mà không có một ai là không biết. “Ngọt” còn được cảm nhận thông qua khứu giác đó là mùi thơm của các loại đồ ăn. “Ngọt” còn được cảm nhận thông qua thị giác khi ngắm nhìn ngày xuân là ngọt nắng. Đôi khi chúng ta còn có thể cảm nhận được sự “ngọt” trong giọng nói “ngọt như mía lùi” khi này từ “ngọt” đã được cảm nhận thông qua thính giác. Tóm lại, ta có thể thấy rằng nghĩa của từ “ngọt” thật sự rất phong phú.

Đoạn văn tham khảo 3:

Ngọt được cảm nhận thông qua năm giác quan. Ngọt từ đầu lưỡi (vị giác) khi nếm thử vị thơm ngọt của những quả chín, trái thơm; ngọt còn được cảm nhận thông qua thị giác khi vào những ngày xuân ta có thể cảm nhận được cái nắng vàng vô cùng ngọt, ngọt tự thính giác khi nghe được tiếng đàn ngọt hát hay chúng ta vẫn hay nói là giọng hát ngọt ngào. Không những thế ta còn có thể phối hợp những cảm giác đó lại để nhận thấy dao bén ngọt và cắt cho ngọt tay,... Nghĩa của ngọt lúc đó đã khác hoàn toàn với cái vị ngọt của đường ban đầu.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Bài viết là phần Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 59| Văn 6 Cánh diều mà VUIHOC đã chuẩn bị vô cùng chi tiết để gửi đến các em. Hy vọng rằng sau những câu trả lời cho câu hỏi ôn tập, các em có thể ôn luyện lại cũng như nắm chắc những kiến thức đã được học liên quan đến từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ gốc và từ mượn trong tiếng Việt.

Ngoài phần Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 59| Văn 6 Cánh diều, các em cũng có thể tham khảo thêm nhiều phần soạn khác của môn ngữ văn, thậm chí là các môn học khác bằng cách nhanh chóng truy cập vào website của VUIHOC để có thể tự đăng ký khóa học cho bản thân. Ngoài ra, nếu các em mong muốn được nghe giảng dạy chi tiết về những bài soạn cũng như được giải thích về tất cả những thắc mắc thì luôn có đội ngũ các thầy cô giáo vô cùng giỏi và nhiệt huyết đến từ VUIHOC hỗ trợ hết mình.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Hotline: 0987810990