img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 96| Văn 6 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 15:26 11/02/2025 9 Tag Lớp 6

Tổng hợp kiến thức và bài tập qua Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 96| Văn 6 Cánh diều. Bài viết bao gồm phần giải đáp chi tiết các câu hỏi về từ loại (danh từ, động từ, tính từ), cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ), trạng ngữ chỉ thời gian và tác dụng của chúng trong văn bản.

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 96| Văn 6 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 96| Văn 6 Cánh diều

1. Câu 1 trang 96 sgk văn 6/1 Cánh diều:

“Tìm những câu được mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian trong các văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập” hoặc Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chỉ ra tác dụng của kiểu câu đó đối với việc trình bày các sự kiện lịch sử được đề cập trong văn bản.”

Những câu được mở đầu bằng trạng ngữ chỉ thời gian trong các văn bản:

- Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”:

+ Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.

+ Giữa tháng 5, Người yêu cầu… cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

+ Ngày 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội.

+ Tối 25-8, Người vào nội thành, ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang.

+ Sáng 26-8-1945, Hồ Chí Minh triệu tập… ra mắt nhân dân.

+ Ngày 27-8-1945, Người tiếp các bộ trưởng… mà Người đã chuẩn bị.

+ Ngày 28 và 29-8, ban ngày, Bác đến… lâm thời.

+ Buổi tối, tại 48 Hàng Ngang,… một cái bàn tròn.

+ Ngày 30-8, Bác mời một số… Tuyên ngôn Độc lập.

+ Ngày 31-8, Bác bổ sung… Tuyên ngôn Độc lập.

+ 14 giờ ngày 2-9-1945, trong cuộc mít tinh… Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

 

- Văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ:

+ Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân và dân ta… hoàn toàn.

+ Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

→ Tác dụng của kiểu câu đó:

+Trạng ngữ chỉ thời gian giúp người đọc xác định rõ thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử, từ đó nắm bắt được trình tự và diễn biến của sự kiện một cách chính xác.

+ Việc sắp xếp các câu theo trình tự thời gian giúp cho việc trình bày các sự kiện lịch sử trở nên logic và mạch lạc hơn, giúp người đọc dễ dàng theo dõi và hiểu được diễn biến của sự kiện.

+ Việc sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian giúp cho việc trình bày các sự kiện lịch sử mang tính khách quan và xác thực hơn, tránh những thông tin không rõ ràng hoặc sai lệch.

2. Câu 2 trang 96 sgk văn 6/1 Cánh diều:

“Xác định vị ngữ trong các câu dưới đây. Trong số các vị ngữ vừa tìm được, vị ngữ nào là cụm từ?”

a) Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng)

Vị ngữ trong câu: mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. 

→ Đây là các cụm từ.

b) Giặc tan vỡ. (Thánh Gióng)

Vị ngữ trong câu: tan vỡ. 

→ Đây không phải cụm từ.

c) Người dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”. (Bùi Đình Phong)

Vị ngữ trong câu: dành phần lớn thì giờ soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc lập”. 

→ Đây là cụm từ.

d) Người đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt. (Theo Bùi Đình Phong)

 Vị ngữ trong câu: đưa bản thảo để các thành viên Chính phủ xét duyệt. 

→ Đây là cụm từ.

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

3. Câu 3 trang 96 sgk văn 6/1 Cánh diều:

“Tìm vị ngữ là cụm động từ, cụm tính từ trong những câu dưới đây. Xác định từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm từ đó.”

a) Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoắn, bây giờ thành cái áo đài kín xuống tận chấm đuôi. (Tô Hoài)

Vị ngữ: trước kia ngắn hủn hoắn (cụm tính từ) bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. (cụm động từ)

- Cụm tính từ: trước kia ngắn hủn hoắn

+ Thành phần phụ trước: trước kia

+ Thành phần trung tâm: ngắn

+ Thành phần phụ sau: hủn hoắn

- Cụm động từ: bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi

+ Thành phần phụ trước: bây giờ

+ Thành phần trung tâm: thành

+ Thành phần phụ sau: cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.

b) Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (Tô Hoài)

- Vị ngữ: trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu. (cụm động từ)

+ Thành phần trung tâm: trả lời

+ Thành phần phụ sau: tôi, bằng một giọng rất buồn rầu

c) Bác bổ sung một số điểm vào bản thảo "Tuyên ngôn Độc lập" (Theo Bài Đình Phong)

- Vị ngữ: bổ sung một số điểm vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”. (cụm động từ)

+ Thành phần trung tâm: bổ sung

+ Thành phần phụ sau: một số điểm, vào bản thảo “Tuyên ngôn Độc lập”

d) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 (Theo Bùi Đình Phong)

- Vị ngữ: đọc “Tuyên ngôn Độc lập” tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. (cụm động từ)

+Thành phần trung tâm: đọc

+ Thành phần phụ sau: “Tuyên ngôn Độc lập”, tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945

>> Xem thêm: Soạn văn 6 Cánh diều

4. Câu 4 trang 97 sgk văn 6/1 Cánh diều:

“Viết đoạn văn (Khoảng 4-5 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản thông tin đã học (trong đoạn văn đó có sử dụng vị ngữ làm cụm từ). Xác định vị ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó.”

Chiến dịch Điện Biên Phủ là một trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, mãi mãi được khắc ghi trong lòng mỗi người dân. Văn bản thông tin về chiến dịch đã tái hiện lại một cách chân thực và sinh động những khó khăn, gian khổ, nhưng cũng đầy ý chí kiên cường và tinh thần quả cảm của quân và dân ta. Đọc văn bản, em cảm thấy lòng ngập tràn niềm tự hào về lịch sử, về những người con ưu tú của đất nước đã không tiếc máu xương, dũng cảm chiến đấu và hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là một chiến thắng quân sự vĩ đại mà còn là biểu tượng của ý chí quyết tâm, lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam.

- Trong đoạn văn trên, vị ngữ là cụm từ: là một trang sử hào hùng, mãi mãi được khắc ghi, đã tái hiện lại, cảm thấy lòng ngập tràn niềm tự hào, đã không tiếc máu xương, dũng cảm chiến đấu và hy sinh, không chỉ là một chiến thắng quân sự vĩ đại, là biểu tượng của ý chí quyết tâm.

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 96| Văn 6 Cánh diều. Bài học đã giúp các em vận dụng kiến thức đã học để nhận diện, phân loại và sử dụng các loại từ và cụm từ trong câu. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Hotline: 0987810990