img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta| Văn 7 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 10:41 28/05/2024 2,259 Tag Lớp 7

Bài học về lòng yêu nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết trong tác phẩm "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là một bản tuyên ngôn hùng hồn, là lời nhắc nhở sâu sắc về trách nhiệm của mỗi thế hệ trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống quý báu này. Hãy cùng VUIHOC tìm hiểu kĩ hơn tác phẩm qua Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta| Văn 7 tập 2 Cánh diều dưới đây.

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta| Văn 7 tập 2 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Chuẩn bị 

1.1 Văn bản viết về vấn đề gì của đời sống xã hội? Nhan đề văn bản có liên quan đến vấn đề ấy như thế nào? 

Trả lời:

Văn bản viết về vấn đề của đời sống xã hội đó là: tinh thần yêu nước, hành động yêu nước của nhân dân Việt Nam được thể hiện như thế nào. Nhan đề văn bản đã thể hiện trực tiếp nội dung, vấn đề đó. 

1.2 Mục đích của văn bản này là gì?

Trả lời:

 Mục đích của văn bản: khẳng định lòng yêu nước của nhân dân đồng thời cổ vũ tinh thần kháng chiến của nhân dân ta.

1.3 Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào? 

Trả lời:

Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng đã góp phần làm rõ vấn đề được nêu ra bàn luận là tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.

1.4 Tìm hiểu thêm các tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và giai đoạn chống thực dân Pháp (1946 – 1954) 

Trả lời:

  • Đôi nét giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh:

- Hồ Chí Minh (tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung), sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Kim Liên, xã Nam Danh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội.

- Người là một nhà lãnh đạo vĩ đại, là một nhà thơ lớn, một danh văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Tên tuổi và sự nghiệp của Người mãi mãi được ghi nhớ trong lòng nhân dân Việt Nam và nhân loại.

- Đặc điểm thơ văn: Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Văn thơ của Người có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đồng thời có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử và đời sống tinh thần của dân tộc

- Sự nghiệp sáng tác của Người phong phú và đa dạng, với nhiều tác phẩm có giá trị to lớn về mặt tư tưởng và nghệ thuật.

+ Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Người cùng khổ, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước

+ Truyện, kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri ( Vi hành, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu

+ Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ...)

  •  Giai đoạn chống thực dân Pháp (1946 – 1954): 

Đây chính là giai đoạn kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám: “Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược – Giành thống nhất và độc lập”. Và cũng trong giai đoạn này chúng ta đã tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, dựa vào sức mình là chính, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 Cánh diều 

2. Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Đọc hiểu

2.1 Vai trò của phần 1 là gì?

Trả lời:

Phần 1 đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu và khẳng định vấn đề nghị luận là “Nhân dân Việt Nam ta có một lòng nồng nàn yêu nước”, tạo nền tảng cho việc phân tích, chứng minh luận điểm chính và dẫn dắt người đọc theo dõi nội dung toàn bài một cách hiệu quả.

2.2 Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần 2 có tác dụng gì? 

Trả lời:

Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần 2 trong Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" có những tác dụng sau:

- Chứng minh lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta: Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu là những người đã có công lao to lớn trong việc lãnh đạo nhân dân chống giặc ngoại xâm và giữ gìn độc lập dân tộc đã giúp chứng minh một cách rõ ràng, cụ thể cho luận điểm về lòng yêu nước nồng nàn, mãnh liệt của nhân dân ta.

- Tăng sức thuyết phục cho bài viết: Khi được dẫn chứng bằng những nhân vật lịch sử cụ thể, bài viết sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức thuyết phục hơn. Người đọc sẽ dễ dàng hình dung và cảm nhận được những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc, từ đó thêm tin tưởng và đồng tình với ý kiến của tác giả.

- Gợi ý cho người đọc về những tấm gương sáng để học tập: Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử không chỉ có tác dụng chứng minh mà còn gợi ý cho người đọc về những tấm gương sáng để học tập và noi theo. Qua đó, tác giả muốn khuyến khích mỗi cá nhân rèn luyện bản thân, cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Thể hiện niềm tự hào dân tộc: đây một cách để thể hiện niềm tự hào dân tộc của tác giả. Qua đó, tác giả muốn truyền tải thông điệp về giá trị to lớn của truyền thống yêu nước và tầm quan trọng của việc gìn giữ và phát huy truyền thống này.

2.3 Chỉ ra lí lẽ và bằng chứng trong phần 2.

Trả lời:

Lí lẽ

Bằng chứng

"Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta."

Những anh hùng dân tộc tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...
 

"Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước."

- Các cụ già tóc bạc, các cháu nhi đồng trẻ thơ

- Kiều bào nước ngoài, đồng bào vùng tạm chiến, nhân dân miền ngược, miền xuôi

- Những chiến sĩ ngoài mặt trận, công chức ở hậu phương

- Phụ nữ khuyên chồng đi bộ đội, còn mình xung phong vận tải

- Những bà mẹ chiến sĩ

- Công nhân, nông dân

 

2.4 Nội dung của phần 3 là gì?

Trả lời:

Nội dung chính của phần (3) là: Phần 3 là phần kết luận quan trọng, góp phần khẳng định lại luận điểm chính của bài văn và kêu gọi mỗi cá nhân cần ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bồi dưỡng và phát huy truyền thống yêu nước để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!

3. Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 39 SGK Văn 7/2 Cánh diều:

“Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta viết về vấn đề gì? Câu văn nào ở phần 1 khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong bài?”  

Trả lời:

- Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" viết về vấn đề lòng yêu nước nồng nàn, mãnh liệt của nhân dân ta, được thể hiện qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Câu văn khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong bài nằm ở phần đầu trang 1, cụ thể là: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta."

3.2 Câu 2 trang 39 SGK Văn 7/2 Cánh diều

“Xác định nội dung chính của từng phần trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.” 

Trả lời:

Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" được chia thành 3 phần chính, với nội dung cụ thể như sau:

- Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và lũ cướp nước”): Bác Hồ nêu ý kiến khái quát, khẳng định dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước và nêu lên giá trị to lớn của lòng yêu nước ấy.

- Phần 2 (tiếp đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Người phát triển ý kiến nêu ở mở bài bằng cách chứng minh để làm sáng tỏ qua các lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lấy các dẫn chứng thực tế trong lịch sử dân tộc)

- Phần 3 (còn lại): Chủ tích Hồ Chí Minh nêu lên giá trị của lòng yêu nước và trách nhiệm của mỗi người dân

3.3 Câu 3 trang 39 SGK Văn 7/2 Cánh diều

“Hãy dẫn ra một số ví dụ về ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản; tham khảo mẫu sau:” 

Trả lời:

Ý kiến

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

Lí lẽ

Bằng chứng (dẫn chứng)

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê…trong rương, trong hòm.

Đồng bào ngày nay cũng rất yêu nước

- Các cụ già, em nhỏ, dân miền ngược miền xuôi…ai cũng yêu nước ghét giặc…. 
- Bộ đội bám giặc, hậu phương nhịn đói để phần tiền tuyến;
- Công nhân tăng gia sản xuất…

 

 

3.4 Câu 4 trang 39 SGK Văn 7/2 Cánh diều

 “Đọc phần 2 và cho biết: 

a) Các dẫn chứng trong phần này được sắp xếp theo trình tự nào? 

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ... đến..." đã giúp tác giả thể hiện được điều gì?”

Trả lời:

a) Các bằng chứng trong phần (2) được sắp xếp theo trình tự thời gian từ xa xưa đến nay (Bà Trưng- Bà Triệu- Lê Lợi - Quang Trung..), theo lứa tuổi từ cao xuống thấp (từ cụ già đến các cháu nhi đồng, từ những phụ nữ đến các bà mẹ,…), theo vùng miền (từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bào trong nước đến kiều bào nước ngoài, từ tiền tuyến đến hậu phương…)

b) Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ... đến..." đã giúp cho tác giả khái quát được lòng yêu nước, căm ghét giặc của tất cả các đối tượng, các ngành nghề, lĩnh vực, từ thời xưa đến nay, từ xa tới gần, cao xuống thấp.

3.5 Câu 5 trang 39 SGK Văn 7/2 Cánh diều

 “Theo em, mục đích của văn bản này là gì? Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?” 

Trả lời:

- Mục đích chính của văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta": Khẳng định và ca ngợi tinh thần yêu nước nồng nàn, mãnh liệt của nhân dân ta là một truyền thống quý báu, được hun đúc và bồi dưỡng qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đồng thời khơi gợi lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bồi dưỡng và phát huy truyền thống yêu nước trong giai đoạn hiện nay.

- Các lí lẽ, bằng chứng đã làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta từ quá khứ đến hiện tại, cho thấy tinh thần yêu nước chính là một truyền thống lâu đời của dân tộc.

3.6 Câu 6 trang 39 SGK Văn 7/2 Cánh diều

 “Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội (lựa chọn vấn đề nghị luận, bố cục bài viết, lựa chọn và nêu bằng chứng, diễn đạt,...)?”

Trả lời:

Qua văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", ta học được những điều sau về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội:

- Lựa chọn vấn đề nghị luận: Lựa chọn vấn đề phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân, đảm bảo có đủ tư liệu và dẫn chứng để triển khai.

- Bố cục bài viết: đảm bảo 3 phần

  • Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, nêu nhận định hoặc đặt câu hỏi khơi gợi sự quan tâm.

  • Thân bài: Giải thích vấn đề, phân tích vấn đề, chứng minh vấn đề, bàn luận vấn đề.

  • Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề, rút ra bài học nhận thức và hành động.

- Lựa chọn và nêu bằng chứng: Sử dụng các loại bằng chứng đa dạng. Lựa chọn bằng chứng cụ thể, chính xác, khách quan, có sức thuyết phục. Nêu bằng chứng một cách logic, rõ ràng, khoa học.

- Diễn đạt: Sử dụng ngôn ngữ chính xác, giàu hình ảnh, biểu cảm. Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu. Đồng thời sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tăng sức hấp dẫn cho bài viết.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Văn 7 tập 2 Cánh diều. Bài học này đã mang đến hành trình khám phá và thấu hiểu những giá trị tinh thần to lớn, là cơ hội để mỗi học sinh bồi đắp lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm bảo vệ non sông gấm vóc. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Hotline: 0987810990