img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tôi đi học| Văn 8 tập 1 cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 17:18 22/04/2024 10,824 Tag Lớp 8

Văn bản Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh nói về một trang đời gần gũi mà lại thiêng liêng, đó là kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên với tâm trạng vô cùng bỡ ngỡ, những cảm xúc mới mẻ cùng những ấn tượng không thể nào quên về trường lớp, thầy cô và bạn bè. Cùng tham khảo bài soạn cùng VUIHOC ngay nhé!

Soạn bài Tôi đi học| Văn 8 tập 1 cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Tôi đi học văn 8 tập 1 cánh diều: Chuẩn bị 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Thanh Tịnh

- Nhà văn Thanh Tịnh:

+ Thanh Tịnh (sinh năm 1911, mất năm 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê quán ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương thuộc vùng ngoại ô thành phố Huế.

- Từ năm 1933, ông đi làm tại các sở tư rồi bước vào nghề dạy học và bắt đầu làm thơ, viết văn. Những sáng tác của ông luôn toát lên vẻ đẹp vô cùng đằm thắm, êm dịu và trong trẻo với rất nhiều tác phẩm đặc sắc: Hận chiến trường (tập thơ, năm 1937), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, năm 1943), Quê mẹ (tập truyện ngắn, năm 1941), …

- Năm 2007, ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

1.2 Tìm hiểu về tác phẩm tôi đi học 

a. Tóm tắt

Truyện ngắn "Tôi đi học" được kể lại dựa theo trình tự thời gian, men theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" cùng với kỉ niệm ngày đầu tiên tới trường. Trong truyện là chất thơ bàng bạc xen lẫn những cảm xúc háo hức, hồi hộp và bất ngờ của nhân vật "tôi" cùng với những hình ảnh thân quen như là con đường, quần áo mới, sách vở, bạn học mới,...Đó là những hình ảnh vừa xa lạ nhưng lại vừa gần gũi và trang nghiêm giúp cho nhân vật "tôi" tự tin bước vào ngày đầu tiên đi học.

b. Nhân vật chính trong truyện là ai?

Nhân vật chính ở trong truyện là nhân vật “tôi”. Nhân vật ấy đã được nhà văn miêu tả thông qua các phương diện như lời nói, tâm trạng, hành động, suy nghĩ của nhân vật.

c. Ngôn ngữ kể chuyện có điểm gì đặc sắc 

Ngôn ngữ trần thuật ở trong truyện bộc lộ về ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, thể hiện được quan điểm của tác giả đối với cuộc sống của nhân vật đang được miêu tả.

2. Soạn bài Tôi đi học văn 8 tập 1 cánh diều: Đọc hiểu

2.1 Những hình ảnh nào gợi về nỗi nhớ cho nhân vật “tôi”?

Những hình ảnh gợi về nỗi nhớ cho nhân vật “tôi” đó là: Vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc; Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ trong buổi đầu đến trường.

2.2 Tranh minh họa liên quan tới nội dung của văn bản như thế nào?

Tranh minh hoạ là hình ảnh của một người mẹ đang dắt tay con đến trường, rất phù hợp với nội dung của văn bản.

2.3 Chú ý vào sự thay đổi trong cảm nhận cảnh vật của nhân vật “tôi”.

Trả lời:

Cảnh vật chung quanh tôi đều có sự thay đổi vì chính lòng tôi cũng đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

2.4 Phần 2 kể đến câu chuyện gì?

Phần (2) kể về chuyện nhân vật “tôi” tới trường, nghe tiếng trống tập trung và cũng phải rời xa vòng tay của mẹ.

2.5 Chú ý vào các hình ảnh so sánh.

Trả lời:

- Hình ảnh so sánh như sau:

+ Họ như chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.

+ Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

+ Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả ban tưởng tượng.

2.6 Tâm trạng của nhân vật “tôi” thế nào khi được gọi tên?

Trả lời:

- Tâm trạng của nhân vật “tôi” đó là giật mình, lúng túng và cảm thấy như “quả tim ngừng đập” và quên luôn cả việc mẹ mình đang đứng đằng sau.

2.7 Chú ý vào hình ảnh và lời nói của ông đốc.

Trả lời:

- Hình ảnh: cặp mắt hiền từ và cảm động.

- Lời nói: ân cần và nhẹ nhàng căn dặn các em học sinh.

2.8 Tại sao các bạn nhỏ lại khóc?

Trả lời:

Các bạn nhỏ khóc là vì phải rời xa vòng tay cùng với sự bao bọc của người thân để bắt đầu vào tiết học đầu tiên.

2.9 Sự thay đổi trong tâm trạng của nhân vật “tôi” được thể hiện trong phần (3) như thế nào?

Trả lời:

Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” được thể hiện trong phần (3) như sau:

- Thấy làm lạ

- Trông hình gì trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay

- Nhìn những người bạn không cảm thấy xa xa

- Không dám tin là có thật

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Cánh diều 

3. Soạn bài Tôi đi học văn 8 tập 1 cánh diều: Trả lời câu hỏi cuối bài

3.1 Câu 1 trang 18 SGK Văn 8/1 Cánh diều 

Theo em, cốt truyện Tôi đi học thuộc vào dạng nào dưới đây? Chọn phương án trả lời đúng nhất:

Lời giải chi tiết:

Đáp án B. Kể lại sự việc giản dị và đời thường mà giàu chất thơ

3.2 Câu 2 trang 18 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Cảnh vật ở trong truyện được nhìn thông qua con mắt của ai và được nhớ lại dựa theo trình tự nào? Nêu một vài chi tiết nổi bật của cảnh vật ở trong phần (1).

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản sau đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Cảnh vật ở trong truyện được nhìn thông qua con mắt của nhân vật “tôi” và được nhớ lại dựa theo trình tự thời gian: Từ hiện tại hồi tưởng về với quá khứ, tiết trời cuối thu cùng với hình ảnh em nhỏ tới trường → Dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" về con đường đi cùng mẹ đến trường → Cảm giác nhân vật "tôi" khi nhìn thấy mái trường trong ngày khai giảng → Tâm trạng vô cùng hồi hộp của nhân vật "tôi" khi ngồi vào vị trí của mình trong tiết học đầu tiên.

- Một vài chi tiết nổi bật của cảnh vật ở trong phần (1):

+ Trong tiết trời cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc.

+ Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, đi trên con đường làng dài và hẹp.

+ Dọc đường thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tuổi tôi áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm.

3.3 Câu 3 trang 18 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Phân tích sự thay đổi trong tâm trạng của nhân vật “tôi” vào ngày đầu tiên tới lớp. Chỉ ra tác dụng của một vài câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh ở trong việc khắc họa tâm trạng của nhân vật.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản sau đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” vào ngày đầu tiên tới lớp:

- Trên đường cùng mẹ đến trường thì thấy “lạ”, trong lòng thấy “đang có sự thay đổi lớn”, cảm thấy trang trọng và đứng đắn hơn; Nâng niu mấy quyển vở và muốn thử sức cầm bút.

- Mới đến trường: ngạc nhiên và cảm thấy nhỏ bé, lo sợ.

- Nghe gọi tên và rời vòng tay mẹ: giật mình, lúng túng và sợ hãi hệt như quả tim ngừng đập.

- Ngồi trong lớp: mùi hương lạ, thấy lạ với bức tranh treo trên tường, lạm nhận bàn ghế và chỗ ngồi là của mình; không hề cảm thấy xa lạ với người bạn mới ngồi bên cạnh; Nhìn theo cánh chim... một vài kỉ niệm cũ sống lại.

Tác dụng của một vài câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh ở trong việc khắc họa tâm trạng của nhân vật:

- “... những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” → tình cảm đẹp đẽ và trong sáng của cậu bé vào lần đầu đi học.

- “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” → tâm hồn mơ mộng của đứa trẻ không bận tâm quá nhiều đến điều gì.

- “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ” → sự non nớt và khát vọng của những cô cậu học sinh.

- “Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng”→ lòng người hồi hộp cùng với tiếng trống.

- “trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”→ cái nhìn đẹp đẽ của đứa trẻ về ngôi trường.

3.4 Câu 4 trang 18 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Truyện ngắn Tôi đi học là một truyện ngắn rất giàu chất thơ. Theo em, điều gì đã tạo nên đặc điểm đó (về nội dung, hình thức hay ngôn ngữ)?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản sau đó nhận xét về nghệ thuật của văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Về nội dung: truyện được kể dựa theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi với những dòng cảm xúc và những diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật. Đồng thời, cách mà tác giả xây dựng nhân với những mối quan hệ và những tình cảm bình dị, đầy thân thương song cũng rất đỗi dịu dàng và đẹp đẽ.

+ Người thầy cùng với “cặp mắt hiền từ và cảm động"

+ Những người bạn thời ấu thơ với biết bao kỉ niệm khó quên cùng cả những người bạn mới quen.

+ Người mẹ cùng với tình yêu thương con vô bờ bến, điều ấy được thể hiện rất rõ nét thông qua những cảm nhận và cách miêu tả tinh tế lại dạt dào cảm xúc của chính tác giả.

- Về hình thức và ngôn ngữ: truyện được nhà văn sử dụng đến những câu văn giàu cảm xúc cùng với giọng điệu nhẹ nhàng, những hình ảnh so sánh vô cùng độc đáo và việc sử dụng hàng loạt những từ láy

+ Các hình ảnh so sánh: "...như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng", "...như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi", "...như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ"...

+ Sử dụng từ láy ở trong việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên và tái hiện vô cùng chân thực, rõ nét cảm xúc bỡ ngỡ và rụt rè của nhân vật tôi vào ngày tựu trường.

3.5 Câu 5 trang 18 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Văn bản Tôi đi học đã nói giúp cho những suy nghĩ và tình cảm gì của nhiều người đọc? Điều ấy còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay ra sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản sau đó rút ra ý nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” ở trong truyện thật tự nhiên, hồn nhiên và chân thật khơi gợi kí ức của mỗi người vào ngày đầu tiên tới trường. Đó chính là cảm xúc bồi hồi và xúc động trước thiên nhiên, con người ở trong một ngày đặc biệt.

→ Những cảm xúc chân thật và hồn nhiên vào ngày đầu tiên đến trường sẽ còn sống mãi ở trong lòng mỗi người. Đó là những cảm xúc trong trẻo và đẹp đẽ nhất.

3.6 Câu 6 trang 18 SGK Văn 8/1 Cánh diều

Bằng chính sự trải nghiệm của bản thân, hãy tưởng tượng mình là “người bạn tí hon” hôm đó ngồi cạnh nhân vật “tôi” ở trong truyện, hôm đó, em sẽ nói với “tôi” điều gì?

Phương pháp giải:

Tưởng tượng mình là một người bạn nhỏ của nhân vật “tôi” sau đó trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Bằng chính sự trải nghiệm của bản thân, hãy tưởng tượng mình là một “người bạn tí hon” ngồi cạnh nhân vật “tôi” ở trong truyện, hôm ấy, em sẽ nói với nhân vật “tôi”: Chào cậu, ngày đầu tiên đi học có thật nhiều cung bậc cảm xúc cậu nhỉ! Chắc có lẽ đây sẽ là một ngày mà cậu sẽ không thể nào quên trên con đường học tập của chính mình phải không? Hy vọng sau này cậu sẽ có những trải nghiệm thật thú vị tại ngôi trường này, bên những người bạn đáng yêu, và đặc biệt là đồng hành cùng với tớ, người sẽ ngồi sát bên cạnh, cùng “kề vai sát cánh” với cậu vào năm học này nhé! Chúng ta hãy cùng chăm chỉ học tập và tạo ra thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ ở nơi đây nhé!
 

Trên đây là toàn bộ phần Soạn bài Tôi đi học. Tham khảo bài viết để có thể nhìn thấy được những kỷ niệm cùng với hình ảnh của chính mình vào thời thơ ấu. Ngoài bài soạn này ra, khi muốn tham khảo thêm bất kỳ bài soạn nào khác có trong chương trình ngữ văn nói riêng hay những bài soạn khác có trong môn học khác nói chung, các em hãy truy cập nhanh vào website của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể tự đăng ký khoá học một cách nhanh chóng và được giảng giải trực tiếp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng đáng yêu và nhiệt huyết.

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990