img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Trưởng giả học làm sang| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 11:41 25/03/2024 5,835 Tag Lớp 8

Trưởng giả học làm sang là một tác phẩm hài qua đó phê phán thói ưa nịnh, thiếu kiến thức nhưng học đòi làm sang của một bộ phận người trong xã hội. Hãy cùng VUIHOC tìm hiểu kĩ hơn về tác phẩm Trưởng giả học làm sang| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức dưới đây.

Soạn bài Trưởng giả học làm sang| Văn 8 tập 1 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Trưởng giả học làm sang: Trước khi đọc

Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về một diễn viên hài hoặc bộ phim, tiểu phẩm, chương trình mà em yêu thích.

Trả lời:

Em được biết đến nghệ sĩ Công Lý qua vai diễn Bắc Đẩu trong chương trình Táo quân - Gặp nhau cuối năm của VTV. Em đã hết sức ấn tượng với nét diễn tự nhiên và duyên dáng của bác ngay từ lần đầu tiên.

Bác Công Lý quá cao, vóc dáng cân đối, khỏe mạnh cùng với làn da ngăm và khuôn mặt góc cạnh. Con người của bác rất thân thiện và giản dị. Ngoài lúc biểu diễn trên sân khấu, thật dễ dàng gặp bác đi ăn, chơi ở những địa điểm bình dân, ven đường và bác luôn vui vẻ tương tác chào hỏi với những khán giả nhận ra báci.

Suốt mấy chục năm làm nghề, ngoài phim hài, Diễn viên Công Lý cũng đã từng góp mặt trong rất  nhiều bộ phim chính kịch hay và nổi tiếng. Bác luôn tâm huyết với nghề và nói không với scandal. Chính vì vậy, em luôn dành một tình cảm yêu quý và ngưỡng mộ với bác.

Em mong rằng, nghệ sĩ Công Lý sẽ tiếp tục cống hiến lâu dài cho nghệ thuật nước nhà và em sẽ mãi là một fan hâm mộ nhiệt tình của bác ấy.

2. Soạn bài Trưởng giả học làm sang: Đọc văn bản

2.1 Cách trình bày văn bản kịch bản (chỉ dẫn, lời thoại)

- Chỉ dẫn của văn bản: nêu rõ các hồi chương cụ thể.

- Văn bản được trình bày dưới dạng lời thoại.

2.2 Chi tiết thợ may may ngược áo hoa

Phó may bao biện rằng: Những người quý phái đều mặc áo ngược hoa.

=> Đánh trúng vào tâm lý của người thích ăn diện như Ông Giuốc-đanh, muốn làm sang để ra vẻ mình là người quý phái nhưng thực chất lại mê muội, ngu dốt, quê kệch, học đòi làm sang.

2.3 Cảnh ông Giuốc-đanh mặc áo

- Cảnh ông Giuốc-đanh thử lễ phục có các nhân vật: Ông Giuốc- đanh, phó may, bốn tên thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc lễ phục.

2.4 Các cách gọi của thợ bạn dành cho ông Giuốc-đanh.

- Cách gọi: ông lớn, cụ lớn, đức ông.

=> Ông Giuốc-đanh: ưa nịnh, hám danh, nhưng lại quê kệch, ngu dốt, cả tin một cách mù quáng, bị tay thợ phụ thì ranh mãnh, khéo nịnh hót moi tiền mà không biết.

2.5 Tại sao lời thoại của nhân vật Ni-côn chủ yếu là tiếng cười?

Lý do lời thoại của Ni-côn chủ yếu là tiếng cười là: Lão Giuốc-đanh trọc phú dốt nát nhưng muốn học đòi làm sang bị phó may và thợ phụ nịnh hót để moi tiền và lợi dụng kiếm chác. Lão đã khiến Ni- côn phải bật cười khi thấy lão tin câu nói bao biện của tên phó may rằng phải mặc áo ngược hoa thì mới là quý phái và sẵn sàng moi tiền ra thưởng cho tay thợ phụ chỉ để mua lấy mấy cái danh xưng hão huyền.

2.6 Lời đề nghị của Ni-côn.

Lời đề nghị của Ni-côn: Thôi, thưa ông, thà là ông cứ đánh con đi nhưng để cho con được cười bằng thích, còn hơn. Hí, hí, hí, hí, hí!

>> Xem thêm: Soạn văn 8 đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách mới

3. Soạn bài Trưởng giả học làm sang: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 106 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức:

Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?

Trả lời:

những chi tiết diễn tả trang phục của ông Giuốc-đanh:

- Đôi tất lụa chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được.

- Áo bị may ngược hoa.

- Đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều, và thích hợp nhất. Sáng chế ra được một kiểu áo lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen, thật là một kỳ công tuyệt tác.

- Tôi có đem người đến để mặc áo cho ngài theo nhịp điệu, vì những loại áo này phải mặc có nghi lễ.

3.2 Câu 2 trang 106 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức:

Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?

Trả lời:

Hành động cười của nhân vật Ni-côn đã cho thấy rằng trang phục của ông Giuốc- đanh đang rất lố lăng và hợm hĩnh, ông đã bị người thợ may lừa bịt một cách trắng trợn. Mọi người cười khi thấy ông Giuốc đanh cứ moi mãi tiền ra để mua lấy mấy cái danh hão huyền.

Ngoài ra, nếu em là nhân vật Ni-côn, em cũng có cảm thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh đáng cười. Lý do:

Giuốc-đanh đang bực mình lắm nhưng khi nghe bác phó may nói rằng giới quý tộc thường ăn mặc như thế thì ông lại thôi, bởi vì miễn sao ông Giuốc đanh mặc cho giống một quý tộc là được. Chỉ cần có thế, bác phó may đã không cần phải may lại mà còn được khen là may tốt đấy. Tất cả mọi thứ đều được làm qua loa nhưng khi bộ áo được khen là giống quý tộc thì kể cả chuyện ăn bớt vải cũng không đáng bận tâm nữa.Điều buồn cười thứ hai đó là vải hoa thì đương nhiên phải may những bông hoa hướng lên trên. Nhưng bác phó may không biết là do cố ý hay vụng về lại biến ông Giuốc-đanh thành trò cười cho thiên hạ khi may những bông hoa chúc xuống phía dưới.

3.3 Câu 3 trang 106 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức:

Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu.

Trả lời:

Ông Giuốc - đanh đặt may trang phục với mong muốn được trở thành một quý tộc trong mắt mọi người, được bước chân vào giới thượng lưu. 

- Nét tính cách của Giuốc-đanh: ngu dốt, ưa xu nịnh,  thiếu kiến thức - kinh nghiệm - trải nghiệm nhưng lại học đòi làm sang.

Tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh tiếp tục được thể hiện rõ nét qua những lần bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng ông ta.

Ông dễ dàng bị thợ may lừa phỉnh, lợi dụng và trở thành một trò cười trong mắt người hầu bởi ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì. Chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị người khác lợi dụng để kiếm chác. Tác giả đã xây dựng thành công nhiều tình huống và hành động có tính cường điệu để khắc hoạ rõ nét tính cách này của nhân vật: ông Giuốc-đanh ngớ ngẩn đến mức tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng ; tung tiền ra để được tôn xưng bằng những cái danh hão huyền.. Qua đó, khán giả được dịp cười sảng khoái khi chứng kiến cảnh ông Giuốc-đanh bị bốn tay thợ phụ lột quần áo ra, mặc lên người ông bộ lễ phục lố lăng mà ông vẫn vênh vang, ra vẻ là một nhà quý phái.

3.4 Câu 4 trang 106 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức:

Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?

Trả lời:

Trong lớp kịch này, Mô-li-e sử dụng hai kiểu ngôn ngữ đó là ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện của tác giả.

Ngôn ngữ trực tiếp có khi là lời đối thoại giữa các nhân vật với nhau. Ví dụ như ông Giuốc-đanh nói chuyện với bác phó may về đôi bít tất lụa hay về đôi giày đi quá chật, về chiếc áo may ngược hoa… Ngoài ra, ngôn ngữ trực tiếp cũng được thể hiện qua các tình tiết độc thoại của nhân vật như đoạn Giuốc-đanh tự nói với mình. Tuy nhiên, Đoạn kể về cảnh bác phó may và những người  thợ phụ mặc lễ phục cho Giuốc-đanh lại là ngôn ngữ kể chuyện. Trong kịch nói thì đối thoại được coi là ngôn ngữ chính nhằm mục đích làm nổi bật tính cách nhân vật. 

Điều đáng chú ý của lời thoại trong các lớp kịch: sự đối nghịch được biểu hiện qua sự không tương xứng giữa các tên gọi và thực chất sự việc (bít tất chật, giày chật, áo hoa ngược >< thợ tài nhất thiên hạ; áo hoa >< bộ lễ phục đẹp nhất triều đình; cởi tuột quần cộc, lột áo ngắn, mặc theo nhịp nhạc >< cách thức mặc của những nhà quý phái); sự tranh luận của ông Giuốc-đanh với phó may (ông Giuốc-đanh phát hiện lỗi của trang phục >< phó may biện hộ => ông Giuốc-đanh thỏa hiệp); ngữ điệu và lời lẽ của ông chủ với đầy tớ (quát mắng >< cười vào mặt chủ). Bên cạnh đó, lời thoại còn hướng đến tính khẩu ngữ, ngôn ngữ thông dụng, bình dân. Chúng được thể hiện qua những từ cảm thán, từ tượng thanh, hô ngữ, câu hỏi, câu trả lời hay cả những câu thoại bỏ lửng…

3.5 Câu 5 trang 106 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức:

Xoay quanh sự việc ông Giuốc-đanh mặc trang phục, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của nhân vật này và các nhân vật khác.

Trả lời:

Những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật khác được bộc lộ rõ nét xoay quanh sự việc ông Giuốc-đanh mặc trang phục:

- Ông Giuốc-đanh với bác phó may: chỉ ra những điểm không hợp lý của trang phục, thỏa hiệp với thợ may >< phản đối, bao biện, lúc tiến lúc lùi, nịnh nọt - ve vuốt.

- Ông Giuốc-đanh với thợ phụ: gọi ông Giuốc-đanh bằng các danh xưng khác nhau của giới quý tộc >< khiến ông Giuốc-đanh cảm thấy đắc ý, sung sướng và sẵn sàng thưởng tiền.

- Ông Giuốc-đanh với Ni-côn: quát mắng, sai bảo, dọa đánh >< cười và xin được cười

3.6 Câu 6 trang 106 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức:

Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích.

Trả lời:

Đoạn trích sử dụng một số thủ pháp trào phúng như: đối nghịch, phóng đại, tăng tiến, nghi lễ kì cục, thoại bỏ lửng.

- Thủ pháp đối nghịch: biểu hiện ở việc không tương xứng, bất cân đối giữa tên gọi và bản chất của sự việc.

- Thủ pháp tăng tiến: nhóm thợ phụ sử dụng các danh xưng có cấp độ quý phái tăng dần và được ông Giuốc-đanh thưởng tiền không tiếc tay, nhấn mạnh sự mỉa mai đối với kẻ trưởng giả cứ ngỡ rằng chỉ bằng cách thay đổi trang phục và danh xưng đã đủ để mình thành quý tộc.

- Sử dụng nghi lễ kì cục: nghi lễ mặc lễ phục cho ông Giuốc-đanh không được tuân theo bất cứ quy tắc và chuẩn mực nào.

- Thoại bỏ lửng: loài thoại của ông Giuốc-đanh bị cắt ngang do Ni-côn đã cười làm ngắt lời ông chủ hoặc xin được cười.

3.7 Câu 7 trang 106 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức:

Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?

Trả lời:

Nếu được vào vai ông Guốc-đanh, em sẽ chọn trang phục:

- Áo gi-lê có viền cổ áo ren thêu hoa văn trên vải.

- Quần ống túm đầu gối (breeches) đi kèm với tất trắng và gót giày bản vuông lớn.

- Mũ tricorne kèm với bím tóc giả màu trắng trang trí bằng lông đà điểu.

Điệu bộ: ngờ nghệch, thỏa mãn, tận hưởng khi nghe những lời xu nịnh của tên phó may và tên thợ phụ.

3.8 Câu 8 trang 106 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức:

Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không? Cho ví dụ.

Trả lời:

Trong xã hội ngày nay, vẫn còn có rất nhiều người như ông Giuốc-đanh.

Ví dụ: những người luôn tỏ ra hiểu biết, hào nhoáng, sang chảnh nhưng thực chất bên trong lại dốt nát và không có kiến thức, chỉ chạy theo cái danh lợi phù phiếm…

4. Kết nối đọc viết trang 106 SGK Văn 8/1 kết nối tri thức

Bài tập (trang 106 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích.

Đoạn văn tham khảo

Chi tiết phó máy may áo ngược hoa trong đoạn trích trên là chi tiết mang tính mấu chốt của câu chuyện. Điều đáng buồn cười đầu tiên là lễ phục của ông Giuốc-đanh được may bằng thứ vải chỉ để dùng khi may váy áo cho phụ nữ hoặc trẻ con. Điều đáng cười thứ hai là đương nhiên vải hoa phải được may bông hoa hướng lên trên, nhưng bác phó chẳng biết là do vụng về hay do cố ý muốn biến Giuốc-đanh thành trò cười cho thiên hạ mà đã may hoa hướng xuống phía dưới. Mặc dù Giuốc-đanh phát hiện ra điều này nhưng lại dễ dàng tin lời bao biện của bác phó may bịa ra rằng những người quý phải đều mặc như thế. Sau đó, khi Giuốc-đanh tiếp tục phát hiện ra bác phó may đã ăn bớt vải may bộ lễ phục của mình nên đã lấy lại thế chủ động và trách bác ta. Tuy nhiên, bác phó may lại khéo léo chống đỡ: “Chẳng là thứ hàng đẹp quá nên tôi đã gạn lại một áo để mặc” và gỡ thế bí bằng cách hỏi sang chuyện Giuốc-đanh có muốn mặc thử bộ lễ phục mới không. Bác phó may tinh quái và lém lỉnh đã đánh trúng tâm lý rằng Giuốc-đanh đang nôn nóng trở thành “quý tộc” để quên đi chuyện ăn bớt vải của mình.

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Trưởng giả học làm sang sách Ngữ Văn 8 tập 1 kết nối tri thức. Tác phẩm ngoài việc đem lại tiếng cười con đem lại rất nhiều bài học ý nghĩa cho các em học sinh. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990