img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày| Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 16:16 08/04/2024 2,665 Tag Lớp 8

Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày| Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo dưới đây không chỉ phê phán lối sống keo kiệt mà còn là phép so sánh giữa đức tính tiết kiệm với keo kiệt bủn xỉn.

Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày| Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày: Chuẩn bị đọc 

Keo kiệt là thói xấu, hà tiện ky bo chi li từng đồng từng hào cho những người xung quanh và với chính bản thân mình. Trái nghĩa với tính xấu này là sự hào phóng.

2. Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày: Trải nghiệm cùng văn bản

2.1 Câu trả lời này thể hiện nét tính cách gì của người chủ nhà?

Câu trả lời này đã thể hiện được sự keo kiệt, bủn xỉn của người chủ nhà.

2.2 Vì sao lời giải thích của nhân vật ông hà tiện lại gây bất ngờ đối với người đọc?

Lời giải thích của nhân vật ông hà tiện gây bất ngờ với người đọc bởi ông hà tiện không hề lo cho bàn chân đang chảy máu của mình mà lại tự cảm thấy may mắn do ông không đi giày nên dù chân bị thương nhưng giày vẫn còn nguyên không bị rách mất mũi giày.

3. Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày: Suy ngẫm và phản hồi 

3.1 Câu 1 trang 81 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Xác định đề tài của hai truyện trên. Theo em, nhan đề Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày có thể hiện được nội dung của mỗi truyện hay không? Vì sao?

  • Hai truyện trên có cùng đề tài về thói hà tiện, keo kiệt.

  • Theo em chỉ qua hai nhan đề Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày đã nói lên được nội dung chính của cả tác phẩm. Vì chỉ qua hai câu ta cũng có thể hiểu được sự keo kiệt, ki bo của các nhân vật trong truyện.

3.2 Câu 2 trang 81 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Em có nhận xét gì về bối cảnh của hai truyện cười trên?

Bối cảnh của hai truyện trên là một bối cảnh không xác định, không được miêu tả tỉ mỉ cụ thể.

3.3 Câu 3 trang 81 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Các nhân vật trong hai truyện trên thuộc loại nhân vật nào của truyện cười?

Trong hai truyện trên, các nhân vật thuộc loại nhân vật có thói hư tật xấu, thói hà tiện keo kiệt phổ biến trong xã hội.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo 

3.4 Câu 4 trang 81 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Dựa vào bảng dưới đây, hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong thủ pháp gây cười ở hai truyện Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày 

Thủ pháp

Điểm giống nhau

Điểm khác nhau

Vắt cổ chày ra nước

May không đi giày

1. Tạo tình huống trào phúng

Tạo được sự bất ngờ cho tác phẩm. Khiến cho người đọc cảm thấy tò mò, hài hước,...

Thói keo kiệt với người ngoài, chi li tính toán từng chút một với người khác.

Bủn xỉn với chính bản thân mình.

2. Sử dụng các biện pháp tu từ

Biện pháp khoa trương, phóng đại cùng với lối chơi chữ.

Việc sử dụng cách chơi chữ từ những người khác.

Chính bản thân nhân vật đã sử dụng cách chơi chữ để gây cười.

3.5 Câu 5 trang 82 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Câu nói: “Dạ, vắt cổ chảy cũng ra nước!” của nhân vật “người đầy tớ” trong truyện Vắt cổ chày ra nước và câu nói: “... may là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!” của nhân vật “ông hà tiện” trong truyện May không đi giày có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của truyện?

  • Những câu nói trên đã góp phần làm sáng rõ hơn bức ảnh chân dung của các nhân vật. Đó là những hình ảnh có phần khác lạ và mang lại tiếng cười cho người đọc.

  • Câu nói: “Dạ, vắt cổ chảy cũng ra nước!” của nhân vật “người đầy tớ” trong truyện Vắt cổ chày ra nước đã cho thấy tính cách keo kiệt của người chủ nhà.

  • Câu nói: “... may là vì tôi không đi giày! Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!” của nhân vật “ông hà tiện” trong truyện May không đi giày lại là bằng chứng rõ nhất cho tính hà tiện của chính nhân vật này.

3.6 Câu 6 trang 82 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Theo em, tác giả dân gian sáng tạo các câu chuyện trên với mục đích gì? Nhận xét về cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua các truyện cười này.

Theo em, qua câu chuyện trên tác giả dân gian đã có mục đích phê phán thói hà tiện, keo kiệt xuất hiện rất nhiều trong mọi thời đại, mọi xã hội. Dựa theo quan sát và góc nhìn hài hước mà tác giả dân gian đã tái hiện những thói quen tật xấu này, góp phần khiến cho người đọc hiểu được và tránh xa chúng.

3.7 Câu 7 trang 82 SGK Văn 8/1 Chân trời sáng tạo

Viết một đoạn văn (khoảng năm đến bảy câu) trình bày sự khác nhau giữa keo kiệt và tiết kiệm.

Tính tốt tiết kiệm với thói xấu keo kiệt rất gần nhau về cách thể hiện nhưng lại khác hoàn toàn về phần định nghĩa. Keo kiệt là ki bo, ích kỷ chỉ biết giữ bo bo cho mình không nghĩ đến những người xung quanh. Còn tiết kiệm lại là sử dụng của cái đúng lúc đúng chỗ, không tiêu xài hoang phí. Người keo kiệt chỉ biết bản thân mình mà không có suy nghĩ chia sẻ cho bất kỳ ai. Còn người có tính tiết kiệm họ sẽ trân trọng từng thứ mình và người khác làm ra để chia sẻ cho mọi người. Mỗi người cần hiểu rõ sự khác nhau giữa hai tính này để học tập tính tiết kiệm và tránh xa thói keo kiệt.

Hy vọng qua Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày| Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo, các em sẽ thấy được những hệ quả của lối sống bủn xỉn, keo kiệt. Qua đó không chỉ áp dụng vào trong bài học mà còn sử dụng được trong cuộc sống thường ngày.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990