img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya| Văn 8 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 17:11 11/04/2024 12,772 Tag Lớp 8

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya, Văn 8 tập 2 Cánh diều không chỉ khái quát được nội dung của tác phẩm mà còn tái hiện được phần nào bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng mà Hồ Chí Minh đã khắc họa.

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya| Văn 8 tập 2 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya: Chuẩn bị 

  • Nội dung chính của tác phẩm để bàn về vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên trong tác phẩm Cảnh khuya.

  • Tác giả Lê Trí Viễn sinh năm 1919 mất năm 2012. Ông là giáo sư, nhà giáo nhân dân và cũng là nhà nghiên cứu tiên phong cho quan điểm Mác-xít trong văn học nước nhà. Ông còn là nhà sáng lập ra trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến.

2. Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya: Đọc hiểu

2.1 Tác giả đã giới thiệu bài thơ bằng cách nào?

Tác giả đã sử dụng cách giới thiệu xuất xứ của bài thơ Cảnh Khuya để giới thiệu bài thơ.

2.2 Yếu tố nghệ thuật nào trong câu thơ đầu được tác giả đặc biệt quan tâm khi phân tích?

Tác giả đã đặc biệt quan tâm khi sử dụng yếu tố nghệ thuật so sánh tiếng suối với tiếng hát trong câu thơ đầu.

2.3 Tác giả cảm nhận vẻ đẹp của câu thơ chủ yếu bằng cách nào?

Tác giả đã cảm  nhận vẻ đẹp của câu thơ chủ yếu bằng cách tưởng tượng. Trí tưởng tượng giúp tác giả nhìn thấy khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ với ánh trăng sáng soi chiếu từng gốc cây cổ thụ, từng khóm hoa,...

2.4 Tác giả đã nhấn mạnh điều gì ở phần (5)?

Ở phần 5, tác giả đã nhấn mạnh được sự hài hòa, nhịp nhàng cùng với một thế cân bằng đến hoàn hảo của bài thơ Cảnh khuya.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 cánh diều 

3. Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya: Trả lời câu hỏi

3.1 Câu 1 trang 86 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” bàn về vấn đề gì? Em dựa vào đâu để nhận ra nhanh nhất điều này?

  • Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” bàn về vẻ đẹp nghệ thuật khi tả cảnh sắc thiên nhiên trong bài thơ Cảnh Khuya.

  • Em đã dựa vào chính nhan đề và nội dung của phần 1 để nhận ra điều này nhanh nhất.

3.2 Câu 2 trang 86 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Bài thơ Cảnh khuya được tác giả Lê Trí Viễn phân tích theo trình tự nào? Nêu tác dụng của việc phân tích theo trình tự đó.

  • Bài thơ Cảnh khuya được tác giả Lê Trí Viễn phân tích theo trình tự câu thơ. Lần lượt là phân tích câu đầu - câu thứ hai và cuối cùng là hai câu cuối bài.

  • Việc phân tích theo trình tự câu thơ giúp cho tác phẩm có chiều sâu hơn và việc phân tích sẽ theo được mạch cảm xúc của tác giả khi sáng tác.

3.3 Câu 3 trang 86 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Đọc kĩ các phần của văn bản và thực hiện những yêu cầu sau:

a. Xác định nội dung chính của mỗi phần. Tính lô gích giữa các phần được thể hiện như thế nào?

  • Có thể chia tác phẩm thành 5 phần. Nội dung chính của mỗi phần là:

  • Phần 1: Giới thiệu khái quát về bài thơ Cảnh khuya

  • Phần 2: Phân tích câu thơ thứ nhất

  • Phần 3: Phân tích câu thơ thứ hai

  • Phần 4: Phân tích hai câu thơ cuối

  • Phần 5: Phân tích sự cân bằng trong bài thơ

  • Tính logic giữa các phần được thể hiện qua:

  • Các luận điểm được sắp xếp theo một thứ tự hợp lý và đều có nội dung gắn bó mật thiết với luận đề giúp cho người đọc dễ hiểu dụng ý của tác giả.

  • Sử dụng hệ thống lý lẽ, dẫn chứng làm tăng tính xác thực của tác phẩm.

b. Chỉ ra một ví dụ thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung chính của một phần với lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong đó

  • Trong câu thơ đầu tiên của tác phẩm Cảnh khuya, tác giả đã tập trung tái hiện và phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời.

  • Lí lẽ:

  • Trong câu đầu xuất hiện hai âm thanh: tiếng hát với tiếng suối.

  • Tiếng suối trong veo như tiếng hát vọng lại từ nơi xa.

  • Bằng chứng:

  • Tác giả đã so sánh tiếng suối trong bài thơ Cảnh khuya với tiếng suối trong các tác phẩm văn học khác như tiếng suối trong thơ Bạch Cư Dị hay tiếng suối trong bài Côn Sơn Ca của đại thi hào Nguyễn Trãi.

c. Nêu một điểm chung về thái độ, quan điểm của tác giả thể hiện ở các phần trong văn bản

  • Xuyên suốt tác phẩm, tác giả luôn giữ thái độ khâm phục, kính trọng trước những nghệ thuật có trong tác phẩm Cảnh Khuya của Bác Hồ.

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, bạn sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi bạn ơi!!!!

3.4 Câu 4 trang 86 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Hãy dẫn ra một đoạn văn cho thấy tác giả đã phân tích các yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật nội dung của bài thơ.

  • Đoạn thơ thứ hai so sánh hai thứ âm thanh trong trẻo “tiếng suối và tiếng hát…..tĩnh mịch, sâu lắng của cảnh khuya”.

  • Tác giả đã phân tích đoạn thơ bằng phương pháp so sánh tiếng chảy của dòng suối với tiếng hát để tạo nên không gian thơ mộng trong văn bản.

3.5 Câu 5 trang 86 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Một trong những cách bình luận thơ là so sánh sự thể hiện của tác giả này với tác giả khác về cùng một vấn đề. Em hãy nêu nhận xét về tác dụng của cách bình luận đó trong phần (2) văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya”.

Tác giả so sánh tiếng suối mà bác Hồ nhắc đến trong bài thơ Cảnh khuya với tiếng suối trong tác phẩm thơ của Bạch Cư Dị hay tiếng suối trong thơ của Nguyễn Trãi. Nếu trong thơ Bạch Cư Dị và Nguyễn Trãi tiếng suối được liên tưởng đến tiếng đàn thì trong thơ của Bác Hồ tiếng suối lại như một giọng hát trong trẻo khiến người nghe chìm vào vùng ký ức của riêng mình.

3.6 Câu 6 trang 86 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Trước và sau khi học văn bản nghị luận này, cảm nhận của em về bài thơ Cảnh khuya có gì khác nhau? Chỉ ra nguyên nhân tạo nên sự khác biệt ấy.

  • Trước khi đọc văn bản nghị luận này em chưa thấy được vẻ đẹp trong cả nội dung lẫn nghệ thuật của tác phẩm bởi có lẽ tác phẩm đã được sáng tác rất lâu trước đó, trong thời kỳ chiến tranh mà em không có kiến thức thực tế.

  • Sau khi đọc văn bản nghị luận em thấy được sâu sắc hơn vẻ đẹp bên trong từng câu thơ, trong từng hình ảnh so sánh. Em đã hiểu hơn về tác phẩm, hiểu nội dung, hiểu từng dụng ý nghệ thuật mà Bác Hồ đã gửi gắm trong từng con chữ

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya, Văn 8 tập 2 Cánh diều mà VUIHOC gửi đến các em hy vọng sẽ giúp các em hiểu thêm về cả nội dung lẫn những dụng ý nghệ thuật của tác giả. VUIHOC sẽ cập nhập rất nhiều nội dung bài học khác nhau, các em hãy cùng theo dõi thường xuyên nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Hotline: 0987810990